Câu mở rộng thành phần – Lý thuyết và các dạng bài tập

Trong cấu trúc câu, ngoài những thành phần quan trọng như: Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ các em học sinh còn được tiếp xúc với các câu mở rộng thành phần. Vậy câu mở rộng thành phần là gì? Cách nhận diện câu mở rộng thành như thế nào? Hãy cùng HOCMAI tìm hiểu.

Câu mở rộng thành phần là gì?

Câu mở rộng thành phần có thành phần chính như chủ ngữ hoặc vị ngữ được mở rộng. Chủ ngữ (hay bộ phần vị ngữ) của câu có thể là 1 cụm danh từ, một cụm động từ hoặc một cụm tính từ. Trong đó thành phần phụ mở rộng có thể có cấu trúc giống như một câu đơn được gọi là cụm chủ – vị (C-V).

Các cách để mở rộng thành phần câu

1. Thêm thành phần trạng ngữ

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu có tác dụng bổ sung thêm ý nghĩa và thông tin cho người đọc về các thành phần chính của câu như: thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích hay phương tiện,….

Trong câu mở rộng, trạng ngữ được sử dụng để bổ sung trực tiếp ý nghĩa cho chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu một số phương thức bổ sung trạng ngữ để tạo câu mở rộng thành phần có thể kể đến:

  • Bổ sung trạng ngữ cho chủ ngữ:

Các em thêm trực tiếp trạng ngữ vào thành phần chủ ngữ của câu để bổ sung thêm ý nghĩa hoặc cung cấp thêm thông tin về chủ thể muốn nói tới.

Ví dụ: Cậu bé sáng nay là bạn thân của Lan.

Trạng ngữ “sáng nay” được bổ sung để bổ trợ cho chủ ngữ “cậu bé”

  • Bổ sung trạng ngữ cho vị ngữ:

Bổ sung trực tiếp trạng ngữ vào thành phần vị ngữ của câu để bổ sung thêm ý nghĩa hoặc cung cấp thêm thông tin về hành động, tính chất muốn nói tới.

Ví dụ: Anh ấy lại xe rất cẩn thận

Trạng ngữ “rất cẩn thận” được bổ sung để bổ trợ cho vị ngữ “lái xe”

  • Tách trạng ngữ thành câu riêng

Trong một số trường hợp nhất định, trạng ngữ được thánh thành một thành phần hay một câu riêng có ý nghĩa nhấn mạnh hay thể hiện cảm xúc của người nói về sự việc. Thông thường, trong trường hợp này, trạng ngữ đứng cuối câu sẽ được tách riêng thành một câu riêng.

Ví dụ: “Hắn không còn kinh rượu nhưng cố gắng uống cho thật ít. Để cho khỏi tốn tiền” (Nam Cao)

Lúc này trạng ngữ “để khỏi tốn tiền” được tách riêng ra 1 câu với mục đích nhấn mạnh lý do tại sao hắn uống ít rượu.

2. Sử dụng cụm chủ vị để mở rộng câu

Trong một câu hoàn chỉnh, các thành phần như chủ ngữ, vị ngữ hay các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo từ các cụm chủ vị.

  • Câu có chủ ngữ là cụm chủ – vị (C-V):

Một số ví dụ câu có chủ ngữ là 1 cụm C-V là:

+ Những chú bướm đầy màu sắc bay đi bay lại hút nhụy hoa.

Chủ ngữ: Những chú bướm đầy màu sắc là một cụm chủ vị

+ Bà đi lễ ở đình về chia quà cho các cháu.

Chủ ngữ: Bà đi lễ ở đình là một cụm chủ vị

+ Cái xe anh ấy mới mua là một chiếc xe đắt tiền.

Chủ ngữ: Cái xe anh ấy mới mua là một cụm chủ vị

+ Dì Năm đến khiến bố mẹ anh ấy rất vui

Chủ ngữ: Bác Hai đến là một cụm chủ vị

  • Câu có thành phần vị ngữ là cụm C – V:

+ Người phụ nữ ấy làm việc không lúc nào ngơi.

Vị ngữ: làm việc không lúc nào ngơi là một cụm chủ vị

+ Quyển sách này được làm hình ảnh rất đẹp

Vị ngữ: làm hình ảnh rất đẹp là một cụm chủ vị

+ Ông lão có mái tóc đã bạc phơ.

Vị ngữ: mái tóc đã bạc phơ là một cụm chủ vị

+ Đại đội trưởng Quang có khuôn mặt nghiêm khắc

Vị ngữ: khuôn mặt nghiêm khắc là một cụm chủ vị

+ Cái ghế có chỗ để tay bị hỏng

Vị ngữ: chỗ để tay bị hỏng là một cụm chủ vị

  • Câu có thành phần phụ ngữ là cụm C -V:

+ Cả lớp đã làm xong bài tập thầy giáo vừa ra.

Thành phần phụ ngữ: thầy giáo vừa ra

+ Hương lúa nếp đang trổ trên cánh đồng đã in sâu vào tâm trí của tôi.

Thành phần phụ ngữ: đã in sâu vào tâm trí của tôi

+ Chúng tôi cũng không nhớ anh ấy ăn hết bao nhiêu bát cháo

Thành phần phụ ngữ: anh ấy ăn hết bao nhiêu bát cháo

+ Bác mong các cháu mai sau lớn lên thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước

Thành phần phụ ngữ: các cháu mai sau lớn lên thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước

Bài tập về mở rộng thành phần câu

Bài tập 1: Tìm các cụm chủ-vị làm thành phần câu trong các câu dưới đây và các em hãy cho biết, cụm chủ vị này mở rộng thành phần nào?

1. Cách mạng tháng Tám thành công đã đem lại độc lập tự do cho người dân Việt Nam 2. Thắng học giỏi khiến cha mẹ rất vui và hài lòng. 3. Nhà này có cái cổng rất lớn 4. Quyển sách bạn tặng mình đọc rất hay 5. Chúng tôi hi vọng đội bóng của lớp sẽ vào được trận chung kết 6. Chúng tôi đoán rằng bạn Minh sẽ đoạt giải nhất trong kỳ hội thao sắp tới 7. Những lúc ngồi với nhau, chúng tôi thường được Hoàng kể về quãng thời gian vất vả của anh ấy tại Hà Nội 8. Ông lão cứ ngỡ rằng mình đang nằm mơ 9. Thầy giáo khen bài kiểm tra của Tùng kỳ này rất tốt 10. Cuốn truyện tôi mua có nội dung rất hay mà hình ảnh cũng rất đẹp 11. Cái áo treo trên gian trưng bày kia rất đắt đỏ 12. Ông ấy khen cậu bé kia rất kiên cường, dù cơ hội mong manh nhưng vẫn quyết tâm đạt được.

Bài tập 2: Hãy mở rộng những danh từ, cụm danh từ làm chủ ngữ trong câu sau trời thành một cụm chủ – vị làm chủ ngữ. Sau đó phân tích thành phần vừa thêm vào câu.

1. Người thanh niên ấy làm những người xung quanh cảm thấy khó chịu. (VD: Người thanh niên / đang hút thuốc ấy // làm mọi người rất khó chịu) 2. Thành làm cho các bạn và thầy cô tự hào 3. Bão đã làm rất nhiều cây đổ

Bài tập 3: Các em hãy thêm cụm chủ – vị vào chỗ trống để làm phụ ngữ cho danh từ. Sau đó các em hãy phân tích thành phần mới thêm vào của câu

1. Chúng tôi đã bàn bạc với nhau rào lại khoảng đất trống…………… 2. Chúng tôi chép lại bài văn……………………… 3. Những vấn đề…………………………………………… vẫn chưa được cách giải quyết thỏa đáng.

Bài tập 4: Bổ sung cụm chủ – vị làm phụ ngữ cho cụm động từ trong các câu dưới đây. Sau đó phân tích những thành phân vừa thêm vào

1. Mọi người đều đang lắng nghe…………………………………… 2. Tôi đã trông thấy……………………………… 3. Chúng tôi tin rằng…………………………….