Would you like được sử dụng rất nhiều trong anh văn giao tiếp. Cụm từ would you like có nghĩa là mong muốn, mời mọc, đề nghị ai đó một tham gia một việc gì hoặc dùng một thứ gì đó.. Nó có cách dùng giống với động từ Want, tuy nhiên Would you like mang tính lịch sự hơn.
Hãy tham khảo bài học sau, chúng tôi sẽ giúp bạn củng cố thêm kiến thức về would you like chắc chắn sẽ giúp bạn học tiếng anh tốt hơn.
1. Would you like dùng với What
Would you like được sử dụng với từ What để hỏi về ước muốn của ai đó một cách lịch sự:
Công thức chung: What + would + you + like?
Lưu ý: Chúng ta có thể thay thế You bằng các đại từ như: I, They, We, It, She, He hoặc các danh từ tên riêng như Nam, Jack,…
( What would you like được dùng nhiều trong phục vụ nhà hàng)
Ví dụ:
- – What would you like?
- – Em muốn gì?
Lưu ý: So sánh Would you like với Do you Want:
Would you like và do you want đều có nghĩa mời mọc, đề nghị ai đó. Nhưng would you like được dùng với ý nghĩa lịch sự hơn.
Ví dụ:
- – What do you want? (Không lịch sự băng would like)
- – Em muốn gì?
- – What would he like?
- – Anh ta muốn gì thế?
Cách trả lời cho câu hỏi này như sau:
S + would like + N / to-infinitive
Sau “would like” sẽ là một danh từ hay động từ nguyên mẫu có to.
Bạn có thể rút gọn Would like thành: ’d like.
Ví dụ:
- – I’d like a cup of coffe.
- Tôi muốn một tách cà phê.
- – She’d like to go to the cinema tonight.
- Tối nay cô ấy ấy muốn đi xe phim.
Cách dùng này của would you like thường được thấy sử dụng để gọi món trong nhà hàng.
Ví dụ:
- – We’d like a beefsteak with salad.
- Chúng tôi muốn ăn bít tết với rau trộn.
2. Cấu trúc và cách sử dụng would you like
Would you like thường được sử dụng để đề nghị hoặc mời ai đó một cách lịch sự:
Cấu trúc: Would you like + N / to infinitive…?
Ví dụ:
– Would you like a sandwich?
Chúng ta dùng cụm từ hoặc cụm danh từ đi liền sau would you like.
Dịch nghĩa: Bạn có muốn ăn bánh mì xăng uých không?
– Để đáp lại lời mời “Would you like”, chúng ta dùng câu trả lời:
+ Nếu đồng ý: Yes, I would.
- Yes, I’d love to.
+ Trong trường hợp từ chối:
- I’m sorry. I can’t.
- I would love to but…
Đây là câu trả lời thường được dùng trong các bài thi, vì vậy bạn nên chú ý học thuộc nhé.
Lưu ý: Khi từ chối lời mời của người khác, để giữ lịch sự, bạn không nên nói “No”, bạn có thể thay thế bằng cách xin lỗi (hoặc cho biết rằng bạn cũng muốn lắm nhưng bạn không thể) và đi kèm với một lý do hợp lý.
Ví dụ:
– Would you like to have dinner with me tonight?
Theo sau Would like là một cụm động từ nguyên mẫu có To.
Dịch nghĩa: Tối nay, bạn có muốn dùng cơm tối với tôi không?
- => I would love to but I have to go to the movies with my friend.
- => Tôi muốn lắm nhưng tôi phải đi xem phim với bạn tôi rồi.
Lưu ý: Cấu trúc Would you like…? giống với Do you want…?
Cả 2 đều được dùng để đề nghị cái gì đó:
- Would you like some milk? – No, thank you.
- (Bạn có muốn uống sữa không? -Không, cảm ơn).
- Would you like a chocolate? – Yes, please.
- Bạn có muốn ăn sôcôla không? – Vâng.
+ Mời ai đó làm gì:
- – Would you like to go for a party?
- (Bạn có muốn đi tới bữa tiệc không?).
- – Would you like to have lunch with us on saturday?
- (Bạn có muốn ăn trưa với chúng tôi vào thứ 7 không?).
3. Phân biệt sự khác nhau giữa Would you like…? và Do you like…?
( Do you like và would you like được dùng với ý nghĩa khác nhau)
- Would you like…? – I’d like…:
- Là cấu trúc thường được dùng như lời mời, lời đề nghị.
- Do you like…? – I like…: thường được dùng để hỏi ý kiến.
- Would you like some milk? = Do you want some milk?
- (Bạn có muốn uống sữa không?).
- Do you like milk? = Do you think tea is milk?
- (Bạn có thích sữa không?).
Lê Quyên
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!