PR là gì? Top 7 loại hình PR cơ bản bạn cần biết

Public Relations là một phần quan trọng trong các chiến lược Marketing của bất kỳ tổ chức, công ty nào. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ số bùng nổ hiện nay thì việc triển khai các hoạt động PR cần gắn liền với chiến lược Marketing Online phù hợp.

PR là gì?

PR (Viết tắt của cụm từ Public Relations – Quan hệ công chúng) là bao gồm các việc quản lý các quan hệ giao tiếp cộng đồng tạo dựng và giữ gìn hình ảnh, danh tiếng của công ty. PR đóng góp lớn vào sự thành công của tổ chức khi thu hút sự chú ý của công chúng về thương hiệu, có giá trị trong việc thay đổi hành vi khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi, góp phần tăng thị phần và doanh thu cho công ty. Ngoài ra, PR còn tăng độ nhận diện thương hiệu, tạo hiệu ứng nhận diện lâu dài cho truyền thông tiếp thị,…

Theo Frank Jefkins (Tác giả cuốn P.R – Frameworks):

“PR bao gồm tất cả các hình thức truyền thông được lên kế hoạch, cả bên trong và bên ngoài tổ chức, giữa một tổ chức và công chúng của nó nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể liên quan đến sự hiểu biết lẫn nhau”

Vai trò của PR trong tổ chức

Vai trò của PR trong tổ chức

Theo Abraham Lincoln – Vị tổng thống thứ 16 của Hoa kỳ từng khẳng định “Cảm tình của công chúng là tất cả. Có được cảm tình này, chúng ta không thể nào thất bại; không có cảm tình này, chúng ta không thể nào thành công”. Public Relations với những nỗ lực hướng đến công chúng khi đóng góp những vai trò to lớn sau đây:

  1. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với công chúng về hình ảnh, văn hóa bản sắc của thương hiệu nhờ PR marketing
  2. Thiết lập tình cảm, duy trì mối quan hệ tích cực với các bên liên quan
  3. PR tác động và ảnh hưởng tích cực đến quan điểm, cách nhìn thiện cảm, củng cố niềm tin của công chúng mục tiêu về công ty, tổ chức

Có bao nhiêu loại hình PR trong marketing?

Tìm hiểu về PR không chỉ dừng lại ở khái niệm, ý nghĩa và vai trò của chúng. Hãy khám phá kiến thức sâu hơn về 7 loại hình Public Realtions (PR) khá phổ biến được các thương hiệu danh tiếng áp dụng và thành công vượt trội.

1. Quan hệ truyền thông

PR loại hình này chuyên về xây dựng mối quan hệ với các nhà báo chủ chốt, các hãng tin tức truyền thông, khuyến khích họ đưa tin tích cực về doanh nghiệp của bạn. PR hình ảnh thương hiệu xuất hiện trên tạp chí, ấn phẩm, báo mạng, website,… đảm bảo độ phủ sóng giúp thương hiệu nổi tiếng, đạt hiệu quả quảng cáo hoặc giới thiệu sản phẩm

Một vài cách thức PR theo loại hình này là gửi các thông cáo báo chí, tổ chức họp báo, các cuộc phỏng vấn, thu hút bởi các câu chuyện tin tức đủ hấp dẫn hoặc lời bình luận của nhà báo. Việc đưa tin lên các phương tiện truyền thông mang tầm cỡ quốc gia sẽ là một thử thách khó, bạn có thể thu hẹp sự cạnh tranh khi hợp tác PR với những kênh truyền thông địa phương.

Ví dụ: Ngày 28/08/2021 Acecook phát hành thông cáo báo chí phản hồi chính thức liên quan đến việc hai sản phẩm mì Hảo Hảo và miến Good bị cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland thu hồi.

Mẹo nhỏ cho bạn: Đối với các công ty nhỏ có thể thuê bên Agency để thực hiện các hoạt động PR quan hệ truyền thông, ví dụ như: Dịch vụ PR Booking báo chí uy tín tại LPTech

2. Tổ chức sự kiện

Doanh nghiệp, công ty triển khai PR theo tổ chức các chương trình sự kiện sẽ truyền tải các thông điệp truyền thông, tạo cơ hội cho những người tiêu dùng gặp gỡ khách hàng tiềm năng, tăng cơ hội quảng cáo và giới thiệu sản phẩm0

Loại hình PR này không chỉ giới hạn ở việc tổ chức sự kiện cho riêng thương hiệu của bạn mà còn có thể đóng góp tham gia vào các sự kiện của thương hiệu khác trong cộng đồng tổ chức. Ngoài các sự kiện PR trực tiếp thì Sự kiện ảo (Virtual Event) là xu thế đang bùng nổ trên toàn thế giới.

Ví dụ: Hai ví dụ về hoạt động PR marketing bằng sự kiện của OPPO thành công

  1. Heartbeat: Liveshow đánh dấu chặng đường 10 năm của Mỹ Tâm, OPPO đã cùng ban tổ chức trao vé cho Fan hâm mộ của nữ ca sĩ
  2. Sự kiện thể thao Color Me Run vô cùng nổi tiếng của OPPO được các bạn trẻ hào hứng tham gia và rinh về những phần quà thú vị

3. Quan hệ cộng đồng

Loại hình PR này là việc xây dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng của doanh nghiệp, bao gồm các thành viên trong cộng đồng địa phương: khán giả, khách hàng, nhà cung cấp, giới công quyền, giới tài chính, nhà đầu tư và cổ đông,… PR nhằm tranh thủ tình cảm của công chúng, xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt đẹp, tăng mức độ ảnh hưởng.

Ví dụ: Hoạt động PR marketing của Honda gồm tổ chức nhiều cuộc thi cho thế hệ trẻ như “Sân chơi ý tưởng trẻ thơ”, Motosport,… Bên cạnh đó, Honda cũng tổ chức đào tạo cho học sinh, sinh viên các trường học,…

4. Truyền thông nội bộ

Truyền thông nội bộ thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhóm thành viên nội bộ để hoàn thành các mục tiêu chung của công ty. Đây là loại hình PR cực kỳ quan trọng, quyết định sự thành bại trong hoạt động của các bất kỳ công ty, doanh nghiệp

Ví dụ: Các công ty có thể thực hiện PR nội bộ bằng các bản tin nội bộ, tổ chức tiệc liên hoan cho nhân viên, các sự kiện nội bộ, tặng quà hoặc thưởng cho nhân viên nhân dịp sinh nhật,…

5. Xử lý khủng hoảng truyền thông

Khủng hoảng truyền thông là những sự việc ngoài ý muốn đến từ nhiều vấn đề như lỗi sản phẩm, bị cáo buộc, vi phạm lòng tin, ô nhiễm môi trường,… gây ảnh hưởng tiêu cực thậm chí phá vỡ hình ảnh của doanh nghiệp.

Loại hình PR quản lý khủng hoảng truyền thông giúp doanh nghiệp có sự chuẩn bị và xử lý kịp thời, đảo ngược tình huống, hạn chế các ảnh hưởng xấu về danh tiếng, doanh thu, chi phí,… Một số cách xử lý PR khủng hoảng truyền thông gồm tạo chính sách truyền thông xã hội, nắm bắt sớm vấn đề, thừa nhận nhưng không tranh luận,…

Ví dụ: Năm 2017, Adidas dính sự cố tiêu đề email nhạy cảm. Ngay lập tức, Maria Culp – Người phát ngôn đã lên tiếng gửi lời xin lỗi kịp thời đến công chúng.

6. Trách nhiệm xã hội

CSR (Trách nhiệm xã hội) là một trong những loại hình phổ biến của PR, trách nhiệm xã hội liên xoay quanh các vấn đề về bảo vệ môi trường, đóng góp cho xã hội, trách nhiệm với người lao động và các bên liên quan,…

Các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm với xã hội sẽ giúp tăng lợi thế cạnh tranh và độ nhận diện thương hiệu, gia tăng độ thiện cảm của công chúng, khẳng định bản sắc văn hóa của công ty.

Ví dụ: McDonald’s và Coca-Cola tài trợ hàng tỷ đô la cho quỹ từ thiện Ronald McDonald hoạt động với mục đích cung cấp nơi nghỉ ngơi gần bệnh viện cho những gia đình có trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo.

Top 7 loại hình PR bạn cơ bản cần biết

7. Truyền thông trực tuyến và mạng xã hội

Các kênh mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Youtube, Twitter,….được xem là những công cụ đắc lực thực hiện các hoạt động PR với độ phủ rộng rãi, tăng khả năng hiển thị, kênh tiếp thị hiệu quả, kiểm soát kịp thời các tình huống phát sinh.

Với PR theo cách truyền thông mạng xã hội, bạn hoàn toàn có thể tiếp cận khách hàng hiệu quả, tận dụng tài khoản để chăm sóc khách hàng và giải quyết khiếu nại, giới thiệu sản phẩm,… hoặc theo dõi những gì mà người dùng đang nói về thương hiệu của bạn và điều hướng dư luận với nghệ thuật Seeding,…

Ví dụ: Dove đã kết vớ Girlgaze, Getty Images giới thiệu dự án #ShowUS, chiến dịch #RealBeauty tuyệt vời này tạo thành cơn sốt trên Instagram với hơn 650.00 lượt sử dụng hashtag khi tạo ra thư viện khổng lồ hơn 5000 ảnh phá vỡ những định kiến về sắc đẹp của nữ giới.

Kết luận

PR có sức ảnh hưởng lớn hơn quảng cáo, chi phí đầu tư ít hơn và mức độ ảnh hưởng lâu dài hơn. Quan hệ công chúng là một phần của Marketing không thể thiếu trong các doanh nghiệp. Bài viết hữu ích mà LPTech đã chia sẻ trên đây hy vọng có thể cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về PR.