Mục đích sống là gì?
Khái niệm mục đích sống (life purpose) được định nghĩa là việc đặt ra một hệ thống mục tiêu và định hướng cho cuộc đời. Những mục tiêu đó đóng vai trò động lực chính thúc đẩy ta thức dậy mỗi buổi sáng – là “kim chỉ nam” hướng dẫn ta trong từng quyết định và hành vi, từ đó mang lại ý nghĩa cho cuộc sống.
Chúng ta thường có xu hướng định nghĩa cuộc sống lý tưởng là khi bản thân thành công trong sự nghiệp, có gia đình yêu thương và một mạng lưới quan hệ xã hội rộng rãi. Thế nhưng, ngay cả khi hội tủ đầy đủ các yếu tố trên, nhiều người vẫn cảm thấy “thiếu vắng” một thứ gì đó – hay nói cách khác, họ chưa tìm thấy và thỏa mãn mục tiêu sống của mình.
Vì sao cần phải tìm kiếm mục đích sống?
Mục đích sống là yêu cầu tối quan trọng để đạt được trạng thái mãn nguyện và hạnh phúc. Qua đó, ta ý thức rõ lý do đằng sau mỗi hành động – rằng bản thân đang đóng góp cho xã hội theo một cách thức quan trọng nào đó. Ý thức này mang lại cho bạn cảm giác hài lòng và gắn kết với mọi người xung quanh, khiến cuộc sống trở nên hạnh phúc và ý nghĩa hơn.
Một nghiên cứu công bố năm 2010 trên tạp chí Applied Psychology cho thấy những ai sống có mục đích và nhận thức về ý nghĩa của những gì mình làm nhìn chung có tuổi thọ cao hơn. Các nghiên cứu liên quan cũng nhận thấy mối tương quan mật thiết giữa việc tìm thấy mục đích của cuộc sống và sức khỏe như: giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm tỷ lệ mất trí nhớ và khuyết tật.
Năm 2016, tạp chí Journal of Research and Personality công bố kết quả nghiên cứu về việc những ai tìm thấy mục đích trong công việc nhìn chung kiếm được thu nhập cao hơn so với những cá nhân cảm thấy công việc của họ thiếu ý nghĩa.
Mục đích sống là riêng biệt với từng người
Mỗi cá nhân mang trong mình những mục đích sống riêng. Đối với một số người, mục tiêu của họ gắn liền với một công việc có ý nghĩa và khiến họ thỏa mãn. Đối với những người khác, trách nhiệm với gia đình hoặc bạn bè là ưu tiên hàng đầu. Một số lại tìm thấy ý nghĩa cuộc sống ở phương diện tâm linh hoặc niềm tin tôn giáo.
Mục đích cuộc sống của mỗi người là không giống nhau. Ngay cả khi bạn đã xác định mong muốn của mình là gì, mục tiêu đó hoàn toàn có thể thay đổi – và sẽ thay đổi suốt cuộc đời, tùy theo những ưu tiên mới cũng như chuyển biến trong nhận thức cá nhân.
Nghiên cứu của Hill và các cộng sự (2010) phân loại mục đích sống của con người thành 4 nhóm chính:
- Hoạt động xã hội (Prosocial), được định nghĩa là mong muốn giúp đỡ người khác và tác động đến cấu trúc xã hội.
- Sáng tạo (Creative), bao hàm các mục tiêu về nghệ thuật và khao khát những điều mới lạ.
- Tài chính (Financial), chỉ các mục tiêu về tài chính và thành công trong quản trị.
- Công nhận cá nhân (Personal recognition), chỉ mong muốn được những người xung quanh công nhận và tôn trọng.
Khi nào cần suy nghĩ về mục đích sống?
Câu hỏi về mục đích sống có thể nảy sinh bất cứ lúc nào trong cuộc sống – đặc biệt trong các thời kỳ “chuyển giao” hoặc khủng hoảng như: thay đổi nghề nghiệp, học vấn, mất mát cá nhân, v.v…
Cuộc sống con người có thể hình dung như một “ngôi nhà” có nhiều phòng. Mỗi khi ta bước sang một giai đoạn khác của cuộc đời, “căn phòng” cũ sẽ trở nên chật chội và tù túng. Mỗi người sẽ bắt đầu tự hỏi bản thân có thể làm gì để mở rộng không gian sống của mình.
Việc di chuyển sang những “căn phòng” mới cũng đồng thời mở đường cho những cơ hội mới – mục đích cuộc đời cũng sẽ từ đó thay đổi theo. Mặt khác, quá trình này cũng có thể thúc đẩy sự chuyển đổi về thể chất, tinh thần, cảm xúc và tâm linh – thậm chí đôi khi dẫn tới một giai đoạn “hỗn loạn”, khi ta tự đặt ra những câu hỏi mới cho bản thân.
Đây chính là bí quyết để có một cuộc sống trọn vẹn: không ngừng đặt những câu hỏi về cuộc sống của chúng ta.
Với từng giai đoạn khác nhau của cuộc đời, mỗi chúng ta sẽ tìm thấy những câu hỏi riêng biệt – cũng như những cơ hội khác nhau.
Tìm kiếm mục đích sống – “Nói dễ hơn làm”
Mục đích sống của bạn là gì?
Để trả lời câu hỏi này, bạn phải suy nghĩ sâu sắc về những gì bạn THỰC SỰ mong muốn. Trong phần lớn trường hợp, câu trả lời thông thường sẽ là:
- Thành công
- Cảm giác được yêu thương
- Tạo tác động tích cực đến cuộc sống của người khác
- Hạnh phúc
- Tiền tài
- v.v…
Nói đến đây, hẳn một số trong chúng ta sẽ nghĩ: “Tôi muốn tất cả những điều trên!”. Và không cần suy nghĩ nhiều hơn, bạn ngay lập tức lập kế hoạch trở thành một người thành công và giàu có, có tầm ảnh hưởng lớn với thế giới.
Đó là một mục tiêu thực sự tốt đẹp, phải không?
Vậy hãy thử hình dung – 10 năm sau, bạn có tất cả: thành công, giàu có, được mọi người biết đến. Bạn là chủ một tập đoàn đa quốc gia tiếng tăm. Mọi người trên khắp thế giới ngưỡng mộ bạn – một mẫu gương điển hình của người thành công.
Bạn đã đạt được tất cả những mục tiêu đã vạch ra 10 năm trước đây. Thế nhưng, liệu bạn có thấy hạnh phúc không?
Có thể bạn sẽ giật mình khi nhận ra – trong suốt quá trình đó, bạn đã phải hy sinh rất nhiều điều như:
- Mất đi cơ hội hẹn hò và tìm được người mình yêu thương.
- Không có thời gian dành cho gia đình.
- Mất cơ hội giao lưu với bạn bè.
- Không có gia đình hạnh phúc.
- v.v…
Tuy mục tiêu bạn đặt ra không xấu, nhưng vấn đề nằm ở chỗ: đó không phải là mục đích sống THỰC SỰ của bạn. Đến lúc đó, có thể bạn sẽ giật mình nhận ra – mục tiêu cuộc sống của bạn chỉ đơn giản là có một gia đình yêu thương và hạnh phúc.
Bạn thấy đấy – đó chính là lý do vì sao ta cần phải nhanh chóng đi tìm mục đích của cuộc đời, ngay từ hôm nay!
Đọc thêm: 12 bí quyết thành công giúp bạn thay đổi cuộc đời ngay hôm nay
Đâu là mục đích sống thực sự của mình?
Mục đích cuối cùng của cuộc sống là nhận ra những “món quà” bạn được ban tặng (ngoại hình, tư duy, khả năng suy luận, giao tiếp…) và sử dụng chúng để đóng góp cho thế giới – cho dù những điều đó có được mọi người công nhận không, miễn là hành động của bạn mang lại nhiều niềm vui hơn cho cuộc sống của những người xung quanh.
Công thức sống có mục đích là G + P + V = P (Gifts + Passions + Values = Purpose)
(dịch nghĩa: Tài năng + Đam mê + Giá trị = Mục tiêu)
Richard Leider – chuyên gia coaching và khai vấn
Điều gì đang ngăn cản bạn tìm kiếm mục đích sống?
Có rất nhiều yếu tố ngăn cản ta tìm thấy mục đích thực sự của đời mình. Chúng ta có xu hướng cảm thấy thoải mái với thực trạng hiện tại và không muốn thay đổi.
Một số người có tất cả – tiền bạc, gia đình, nhà cửa, anh vọng – và đang tự đánh lừa bản thân rằng mình đã đạt được mục tiêu của đời mình. Hoặc đơn giản là họ không có thời gian.
Tựu chung lại, có hai nhân tố quan trọng nhất đang “kìm hãm” nhiều người trong chúng ta theo đuổi lý tưởng:
1. Sự chắc chắn
Nhu cầu về sự ổn định là một trong những nhu cầu sâu sắc nhất của con người. Các thói quen hằng ngày giúp chúng ta bảo tồn năng lượng tinh thần – việc ở trong vùng thoải mái (comfort zone) giúp ta không cảm thấy lo lắng và bị tổn thương, cả về phương diện thể chất và tinh thần.
Thế nhưng, cái giá của sự chắc chắn là việc đánh mất cơ hội phát triển. Mong muốn an toàn khiến ta tự “giam hãm” bản thân trong những công việc không như ý và những mối quan hệ không lành mạnh – ngăn cản ta tìm thấy mục đích sống của bản thân.
2. Định kiến
Những niềm tin định kiến – rằng ta không đủ giỏi, không xứng đáng được hạnh phúc – dẫn đến thái độ sợ thất bại và những hành vi tự hủy hoại bản thân. Chỉ khi thực sự tin vào những tiềm năng không giới hạn của cuộc sống, chúng ta mới có được niềm tin vào chính mình để tìm kiếm mục tiêu cho cuộc sống.
Mỗi người trong chúng ta đều có khả năng thay đổi cuộc sống và hiện thực hóa lý tưởng bản thân. Hãy tin tưởng vào điều đó – và mục đích sống sẽ đến với bạn.
Tony Robbins
7 câu hỏi giúp bạn tìm kiếm đam mê và mục đích sống
Đặt câu hỏi là một trong những cách tìm mục đích sống hữu hiệu nhất. Dù bạn đang tìm kiếm công việc mơ ước, suy nghĩ về việc thay đổi hướng đi của sự nghiệp – hay đơn giản là bạn không muốn dành cả đời để tự trách “điều gì sẽ xảy ra nếu…”, 7 câu hỏi sau đây sẽ là cơ sở giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về bản thân và mục tiêu của cuộc sống.
1. Mình sẽ sẵn sàng đánh đổi điều gì?
Không có bữa ăn nào là miễn phí.
Mọi thứ trong cuộc sống đều đòi hỏi ta phải bỏ ra một “chí phí” nhất định. Không có gì là thú vị hoặc vui vẻ mọi lúc. Câu hỏi đặt ra là: bạn sẽ sẵn sàng chấp nhận hoặc đánh đổi vì điều gì?
Về cơ bản, yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng gắn bó lâu dài với mục tiêu ta quan tâm – đó là khả năng xử lý và vượt qua những khó khăn trong quá trình theo đuổi mục đích đó.
Nếu bạn ấp ủ giấc mơ khởi nghiệp – nhưng không dám đối mặt với thất bại, bạn chắc chắn sẽ không thể tiến xa được.
Nếu bạn muốn trở thành một nghệ sĩ chuyên nghiệp – nhưng không sẵn lòng thấy tác phẩm của mình bị từ chối hàng trăm lần, bạn đã thất bại ngay từ trước khi bắt đầu.
Nếu bạn mong muốn trở thành một luật sư giỏi – nhưng không thể chịu được 80 giờ làm việc mỗi tuần, thì những gì bạn ao ước chỉ là viển vông.
Tìm kiếm mục đích sống đòi hỏi những sự hy sinh nhất định. Bạn có thể đối mặt với những trải nghiệm khó chịu nào? Bạn có thể thức cả đêm để viết mã code không? Bạn có thể tạm dừng việc lập gia đình trong 10 năm không? Bạn có thể chịu đựng mọi người cười nhạo bạn hết lần này đến lần khác – cho đến khi lý tưởng của bạn thành hiện thực không?
Bí mật của người thành công nằm ở chỗ họ sẵn sàng chấp nhận thử thách. Bất cứ điều gì bạn yêu thích và sẵn sàng làm – trong khi những người khác từ chối, sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh của chính bạn.
Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ cho bạn biết:
- Bạn sẵn sàng đánh đổi cái gì để đạt được điều bạn muốn
- Bạn có thể giỏi hơn những người khác ở điểm nào
2. Mình đã từng mơ ước những gì?
Áp lực xã hội và sự nghiệp thời tuổi trẻ là nhân tố làm “lụi tàn” lửa đam mê. Phần lớn chúng ta được dạy rằng – hãy chỉ làm điều gì nếu ta được hưởng lợi từ nó. Tư duy thương mại này là nguyên nhân gây ra cảm giác lạc lõng và bế tắc, ngăn cản ta xác định mục đích sống.
Khi còn trẻ, một số người trong chúng tôi từng có sở thích viết truyện. Họ sẵn sàng ngồi hàng giờ một mình trong phòng, viết về những người ngoài hành tinh, về các siêu anh hùng, về bạn bè và gia đình… Không phải vì họ muốn ai đó đọc những gì họ viết. Không phải vì muốn gây ấn tượng với ba mẹ hay thầy cô – nhưng đơn giản chỉ vì họ cảm thấy vui khi làm như vậy.
Và về sau, vì nhiều lý do, họ không tiếp tục sở thích đó nữa – mà không ý thức được nguyên nhân vì sao.
Tất cả chúng ta đều có xu hướng “đứt gánh” với những gì bản thân từng yêu thích khi còn nhỏ. Áp lực xã hội và nghề nghiệp “bóp chết” ngọn lửa đam mê trong chúng ta.
Chúng ta được dạy rằng – hãy chỉ làm điều gì đó nếu ta được hưởng lợi từ nó. Lối tư duy “giao dịch” này khiến nhiều người cảm thấy lạc lõng và bế tắc trong cuộc sống.
Hãy thử hình dung nếu ngay bây giờ, bạn đang đối thoại với phiên bản thời tiểu học của mình.
“Tại sao bạn không còn viết nữa?”
“Bởi vì tôi không có tài năng. Chẳng ai thèm đọc những gì tôi viết hết – và việc viết lách chẳng giúp tôi kiếm được tiền”.
Khi còn là một đứa bé, liệu ta có bao giờ quan tâm đến những điều đó không?
Liệu ta có quan tâm đến việc bài viết của mình có bao nhiêu lượt truy cập, xem và like/share, hay được công chúng tán thưởng như thế nào?
Chắc chắn là không. Khi đó, mối quan tâm duy nhất của ta – chỉ là niềm vui khi được “trải lòng” những ý tưởng của chính mình lên trang giấy. Chỉ vậy thôi.
Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ cho bạn biết:
- Niềm đam mê thời thơ ấu nào mà bạn đã đánh mất khi trưởng thành
- Bạn nên làm sống lại ngọn lửa đam mê nào
3. Điều gì có thể khiến mình quan tâm đến mức quên ăn quên ngủ?
Hãy thử hồi tưởng lại: bạn đã từng “thức đêm thức hôm” để làm việc gì? Điều quan trọng nhất, hãy chú ý đến những “quy luật” nhận thức đằng sau những hoạt động mà bạn say mê đó.
Hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng có ít nhất một lần bị “cuốn” vào hoạt động gì đó, đến mức quên hẳn ý niệm về thời gian.
Khi còn trẻ, Isaac Newton từng nhiều lần phải nhờ đến mẹ nhắc nhở không bỏ bữa – nếu không, ông có thể dành cả ngày để mải mê với công việc.
Một số người trong chúng ta có những niềm đam mê không được lành mạnh lắm. Trò chơi điện tử (video game) là một ví dụ điển hình. Nhiều bạn trẻ có thể dành cả ngày chơi game – thay vì làm những việc quan trọng hơn như học tập, vệ sinh, giao tiếp với mọi người xung quanh.
Sự thực thì, trò chơi điện tử đó có thể không hẳn là mục đích sống thực sự của bạn (dù rằng bạn rất thích chơi game). Niềm đam mê của bạn có thể là mong muốn giỏi một thứ gì đó, cố gắng để trở nên tốt hơn mỗi ngày. Những yếu tố trong trò chơi – đồ họa, câu chuyện – tuy rất tuyệt, nhưng không phải là yếu tố quan trọng. Đúng hơn, chính sự cạnh tranh với những người chơi khác, khao khát cải thiện kỹ năng cá nhân hằng ngày mới là động lực khiến bạn nỗ lực mỗi ngày.
Nếu có thể đem niềm đam mê và tinh thần cầu tiến đó áp dụng vào phát triển bản thân và công việc kinh doanh, chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ đi sang một trang mới.
Câu chuyện cuộc đời của bạn có thể không giống như trên. Có thể động lực chính thúc đẩy hành động của bạn là niềm đam mê với khoa học giả tưởng, công việc giảng dạy hoặc xử lý các vấn đề kỹ thuật.
Dù đó là gì, đừng chỉ đơn thuần nhìn vào những hoạt động khiến bạn “mất ăn mất ngủ” – mà hãy xem xét những nguyên tắc nhận thức đằng sau đó, để có thể áp dụng vào những lĩnh vực khác của cuộc sống.
Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ cho bạn biết:
- Bạn thực sự thích làm gì
- Bạn còn có thể thích những công việc nào khác
4. Nguyên nhân gì khiến mình không theo đuổi mục tiêu hằng mong ước?
Đừng sợ hãi phải xấu hổ. Cảm thấy bản thân ngu ngốc là một phần của hành trình tìm kiếm mục đích sống. Một quyết định quan trọng trong cuộc đời càng khiến bạn sợ hãi bao nhiêu, thì bạn càng cần phải cố gắng thực hiện nó bấy nhiêu.
Tất cả tài năng đều xuất phát điểm từ con số không. Không ai ngay từ ban đầu đã giỏi về một lĩnh vực nào. Nếu bạn tránh làm điều gì có thể làm tổn hại đến cái tôi tự trọng cá nhân – chắc chắn, bạn sẽ chẳng bao giờ làm được điều gì quan trọng.
Hãy tự hỏi bản thân: ngay thời điểm hiện tại, có điều gì đó bạn muốn làm, hằng mơ ước về nó – nhưng lại chưa thực hiện? Chắc chắn có nguyên nhân đằng sao đó. Vậy đó là nguyên nhân gì?
Nếu câu trả lời là vì sợ hãi những gì người khác có thể nghĩ về bạn – thì xin thưa, bạn đang tự “làm khổ” chính mình một cách không chính đáng.
Nếu lý do của bạn là “Tôi không thể đầu tư kinh doanh vì cần dành thời gian cho con tôi – điều đó quan trọng hơn” hoặc “Chơi game cả ngày có thể ảnh hưởng đến sở thích âm nhạc của tôi”, thì không có gì để nói cả.
Nhưng nếu lý do của bạn là “Ba mẹ tôi ghét điều đó” hoặc “Bạn bè sẽ chế giễu tôi” hoặc “Nếu thất bại, tôi sẽ trông giống như một thằng ngốc”, thì rất có thể, bạn đang thực sự né tránh mục đích sống thực sự của mình.
Chính vì quan tâm đến điều đó là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy sợ hãi -không phải vì những gì mẹ nghĩ hay bạn bè sẽ đàm tiếu.
Những điều tuyệt vời, về bản chất, là duy nhất và khác thường. Vì vậy, để đạt được chúng, chúng ta phải đi ngược lại với tâm lý bầy đàn. Và điều đó thực sự rất đáng sợ.
Đừng sợ phải xấu hổ. Cảm thấy bản thân ngu ngốc là một phần của hành trình tìm kiếm mục đích sống. Một quyết định quan trọng trong cuộc đời càng khiến bạn sợ hãi bao nhiêu, thì bạn càng cần phải cố gắng thực hiện nó bấy nhiêu.
Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ cho bạn biết:
- Điều gì khiến bạn cảm thấy sợ hãi … vì lý do chính đáng
- Rằng bạn nên ngừng đưa ra những lời bào chữa và bắt đầu hành động ngay từ bây giờ
5. Mình có thể làm gì để thế giới trở nên tốt đẹp hơn?
Bạn sẽ không thể tự mình giải quyết những vấn đề của thế giới. Nhưng bạn có thể đóng góp và mang lại sự khác biệt. Chính cảm giác bản thân tạo ra sự khác biệt mới điều quan trọng nhất mang lại hạnh phúc và sự viên mãn.
Để sống một cuộc sống hạnh phúc và lành mạnh, chúng ta phải gắn liền với những giá trị lớn hơn niềm vui hoặc sự hài lòng của bản thân.
Thế giới hiện tại đang đối mặt với rất nhiều vấn đề: hệ thống giáo dục yếu kém, kinh tế kém phát triển, bạo lực gia đình, nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần, tham nhũng, tệ nạn xã hội, v.v… Hãy chọn lấy một vấn đề bạn quan tâm, và làm tất cả những gì có thể để khắc phục.
Bản thân bạn sẽ thể tự mình giải quyết các vấn đề của thế giới. Nhưng bạn có thể đóng góp và mang lại sự khác biệt. Và chính cảm giác đó mới là yếu tố quan trọng nhất mang lại hạnh phúc và viên mãn.
Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ cho bạn biết:
- Bạn quan tâm đến vấn đề nào trong xã hội
- Bạn có thể làm gì để tạo ra sự khác biệt
6. Nếu phải đi khỏi nhà trong một ngày, mình sẽ đi đâu, và sẽ làm gì?
Tìm kiếm đam mê và mục đích sống là một quá trình thử nghiệm. Không ai trong chúng ta biết chính xác cảm giác của mình về một hoạt động sẽ như thế nào – cho đến khi chính chúng ta thực sự thực hiện hoạt động đó.
Sự trì hoãn là “kẻ thù” lớn nhất trong hành trình tìm kiếm mục tiêu cuộc sống. Chúng ta chỉ muốn làm những công việc hằng ngày và tự đánh lạc hướng chính mình. Và không có gì mới xảy ra cả.
Điều mà hầu hết mọi người không nhận ra là: niềm đam mê là kết quả của hành động, không phải là nguyên nhân dẫn tới nó.
Tìm mục đích sống là một quá trình thử nghiệm. Không ai trong chúng ta biết chính xác cảm giác của mình về một hoạt động sẽ như thế nào – cho đến khi chính chúng ta thực sự thực hiện hoạt động đó.
Hãy thử hình dung – nếu ai đó dí súng vào đầu bạn và buộc bạn phải đi khỏi nhà mỗi ngày trừ lúc ngủ, bạn sẽ chọn làm gì
Chắc hẳn, bạn không thể chỉ đơn thuần ngồi lướt Facebook ở một quán cà phê. Bạn đã làm điều đó hằng ngày rồi.
Giả sử như thế giới này không có web, không có trò chơi điện tử, không có TV. Quay trở lại những năm 90 – khi Facebook, Instagram, tất cả mọi phương tiện truyền thông xã hội mà hầu hết chúng ta dành cả nửa đời người vẫn chưa được phát minh.
Bạn phải ở ngoài nhà cả ngày và làm việc gì đó cho đến khi đi ngủ – vậy bạn sẽ đi đâu và làm gì?
Đăng ký một lớp học khiêu vũ? Tham gia một câu lạc bộ sách? Đi học lấy bằng? Phát minh ra một hệ thống tưới tiêu mới có thể cứu sống hàng ngàn trẻ em ở vùng nông thôn?
Bạn sẽ làm gì với tất cả thời gian trên? Bạn sẽ chọn công việc nào trên tất cả những hoạt động khác?
Tất cả chúng ta chỉ có 24 giờ mỗi ngày – và vì vậy, chúng ta quay lại với một câu hỏi cực kỳ quan trọng:
“Điều quan trọng nào ta có thể làm được với thời gian hiện có?”
Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ cho bạn biết:
- Từ trước đến giờ bạn đam mê điều gì
- Bạn nên sử dụng thời gian của mình như thế nào
7. Nếu chỉ còn một năm để sống, mình sẽ làm những gì?
Cái chết là điều duy nhất khiến ta nhận thức về giá trị cuộc sống. Chỉ bằng cách suy nghĩ về cái chết, bạn mới có thể hiểu được điều gì là quan trọng nhất đối với sự tồn tại của mình.
Hầu hết chúng ta đều không thích nói về cái chết. Nhưng chính khi nghĩ về nó, ta mới nhận thấy tầm quan trọng phải tập trung vào những gì thực sự quan trọng trong cuộc sống – cũng như bỏ qua những gì chỉ là phù phiếm và không đáng dành thời gian.
Khi suy nghĩ về cái chết, đó là lúc ta nhận thấy tầm quan trọng của những việc làm hằng ngày:
- Di sản bạn để lại sẽ là gì?
- Mọi người sẽ nói gì về bạn khi bạn không còn nữa?
- Bạn muốn trên bia mộ của mình sẽ ghi những nội dung gì?
- Bạn có thể hành động như thế nào để hướng tới điều đó ngay hôm nay?
- v.v…
Đừng chỉ tưởng tượng ra những nội dung “sáo rỗng” để gây ấn tượng với người khác. Khi một người cảm thấy mất phương hướng và không có mục đích sống – đó là bởi vì họ không biết điều gì là quan trọng đối với mình, họ không biết giá trị của mình nằm ở đâu.
Nếu bạn không biết giá trị của mình là gì, thì về cơ bản, bạn đang tiếp nhận giá trị của người khác và sống theo ưu tiên của họ – thay vì của riêng bạn. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến những mối quan hệ không lành mạnh và đau khổ trong cuộc sống.
Khám phá mục đích sống – về cơ bản – là tìm ra một điều lớn hơn bản thân bạn và lớn hơn những thứ xung quanh bạn, những giá trị sẽ định hướng ưu tiên và hành động của bạn. Đó không phải là về một bảng danh sách thành tích – mà chỉ đơn thuần là tìm ra cách sử dụng quỹ thời gian một cách khôn ngoan.
Để làm được điều đó, bạn phải ngưng trì hoãn và hành động ngay lập tức. Hãy dành thời gian để nghĩ xa hơn chính mình, nghĩ lớn hơn chính mình, cũng như tưởng tượng ra một thế giới không có chính mình sẽ như thế nào.
Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ cho bạn biết:
- Điều gì là quan trọng nhất đối với bạn
- Những giá trị nào sẽ là “kim chỉ nam” cho hành động của bạn
Đọc thêm: Vision board – 6 bước lập bảng tầm nhìn chi tiết
Tìm kiếm mục đích sống là đi tìm chính bạn
Làm thế nào để tìm ra mục tiêu của cuộc đời? Không phải bằng cách ngồi tưởng tượng bên cửa sổ – nhưng thông qua việc làm và nỗ lực mỗi ngày.
Điều quan trọng ở đây là không ngừng thử nghiệm những điều mới. Nếu bạn vẫn chưa xác định được mục đích sống của bản thân, thì bạn sẽ không thể tìm thấy nó bằng cách thử đi thử lại những điều vẫn làm hằng ngày.
Cũng cần lưu ý, mục tiêu cuộc sống và công việc không nhất thiết phải đồng nhất với nhau. Có quá nhiều người tìm kiếm một công việc có thể đáp ứng mục tiêu cuộc sống của họ. Thế nhưng thực tế, chỉ một sốt rất ít tìm thấy mục đích thực sự trong công việc họ làm.
Đi tìm mục đích sống cũng giống như khám phá bản ngã của chính mình. Bạn biết được mình là ai, bạn phải làm gì, và không gì có thể ngăn cản bạn làm điều đó.
Bạn có thể đột nhiên không quan tâm người khác nghĩ gì về mình – bởi vì bạn đang làm một việc quan trọng đối với bạn, mà không ai có thể thuyết phục bạn cách này hay cách khác.
Sống có mục tiêu cũng giống như khi bạn đi trên một con đường chỉ có mình bạn. Đôi khi, bạn có thể phải bước ra khỏi con đường đang đi. Bạn có thể cần tìm ra con đường đặc biệt của riêng mình về phía trước. Đó là lý do tại sao hành trình theo đuổi mục đích sống có thể rất đáng sợ. Mọi người có thể nghi ngờ bạn; bạn thậm chí có thể nghi ngờ chính mình. Nhưng đâu đó sâu thẳm bên trong, bạn biết rõ điều gì là đúng hay không.
Kho báu không phải là đích đến, kho báu là cả cuộc hành trình
Paulo Coelho
Bạn đã sẵn sàng tìm kiếm mục đích sống của mình?
Các khóa học coaching của ITD được thiết kế nhằm giúp người tham gia hình thành nhận thức sâu sắc về bản thân, mục đích sống và các mối tương quan với mọi người xung quanh. Khi tham gia chương trình, học viên sẽ được trang bị nền tảng kiến thức và kỹ thuật tiên tiến – nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, sự tự tin, năng lực quản lý cảm xúc, xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch hành động cho thành công đột phá.
- Certified Coaching & Mentoring Professional (CCMP) – thích hợp cho người mới tìm hiểu về coaching
- Certified Chief Master Coach (CCMC) – dành cho đối tượng quản lý cấp cao đã hiểu biết về coaching và mong muốn được chứng nhận năng lực quốc tế
- Certified High Performance Team Coach (CHPTC) – phát triển năng lực huấn luyện đội nhóm (team coaching) cho cấp lãnh đạo quản lý, giúp tăng cường nhận thức và sự gắn kết trong đội ngũ nhân viên
- Executive coaching & mentoring – giải pháp coaching tinh chỉnh theo nhu cầu cá nhân lãnh đạo doanh nghiệp
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!