Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?
Một vài xét nghiệm mới được tiến hành thêm trong kiểm tra sức khỏe của tháng này, đặc biệt là tuần thai thứ 26, cùng với các tiêu chuẩn cũ. Khi ở ba tháng cuối cùng của thai kỳ, mẹ có thể mong đợi bác sĩ kiểm tra một số điều như sau, mặc dù có thể có sự khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của mẹ và phong cách khám của bác sĩ:
- Kiểm tra cân nặng và huyết áp
- Xét nghiệm nước tiểu để đo lượng đường và đạm
- Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
- Đo kích thước của tử cung bằng cách sờ nắn bên ngoài (cảm nhận từ bên ngoài) để xem nó tương quan như thế nào đến ngày sinh nở
- Chiều cao của đáy vị (đỉnh của tử cung)
- Giãn tĩnh mạch chân, sưng bàn tay và bàn chân
- Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống
- Xét nghiệm máu cho bệnh thiếu máu
- Vắc-xin chống bệnh bạch hầu
- Các triệu chứng mẹ đã trải qua, đặc biệt là những triệu chứng bất thường
- Lập danh sách sẵn sàng các câu hỏi hoặc vấn đề mẹ muốn thảo luận với bác sĩ.
Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 26
Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?
1. Sưng phù
Bụng của mẹ không phải là bộ phận duy nhất to hơn trong những ngày này. Mắt cá chân và bàn chân của mẹ sẽ bị sưng lên, đặc biệt là vào cuối ngày. Mặc dù những vết sưng này không quá nghiêm trọng nhưng chúng khiến mẹ cảm thấy bất tiện trong việc mang giày, đeo nữ trang. Tình trạng sưng nhẹ mắt cá chân, bàn chân và bàn tay là hoàn toàn bình thường và chúng liên quan đến sự gia tăng chất lỏng cần thiết trong trong thời kỳ mang thai. Trên thực tế, 75% phụ nữ bị sưng phù ở vài thời điểm trong thai kỳ, thường là khoảng tuần 26 này. Mẹ có thể nhận thấy sự sưng phồng rõ rệt hơn vào cuối ngày, trong thời tiết ấm áp hoặc sau khi mẹ dành quá nhiều thời gian để ngồi hoặc đứng. Trong thực tế, nhiều vết sưng sẽ tự biến mất qua một đêm hoặc sau vài giờ nghỉ ngơi và đây cũng là một lý do tốt để mẹ thư giãn vài giờ.
2. Xăm mình
Có không ít mẹ bầu muốn xăm mình khi mang thai nhưng hãy biết rằng đây không phải là thời điểm thích hợp để làm điều đó. Dưới đây là một số điều cần cân nhắc:
- Viêm gan B và HIV/AIDS là hai trong số nhiều bệnh có thể được truyền qua chất dịch của cơ thể. Điều này có nghĩa là mẹ có thể bị nhiễm những bệnh này nếu được xăm bằng kim có nhiễm bệnh. Các bệnh này có thể lây truyền bệnh qua bé trong khi mẹ đang mang thai hay trong quá trình sinh nở.
- Các nhà khoa học vẫn chưa biết thuốc nhuộm và mực xăm sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của bé. Một lượng nhỏ các hóa chất có thể vô hại với người lớn nhưng lại có thể có tác động lớn lên thai nhi.
- Nếu khi sinh, bạn chọn đẻ không đau, các bác sĩ có thể từ chối gây tê ngoài mãng cứng nếu hình xăm của bạn mới làm gần đây và vẫn còn mới.
- Do thay đổi ở da khi mang thai nên hình xăm mà mẹ thực hiện trong khi đang mang thai có thể nhìn khác đi sau khi mẹ sinh em bé.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!