Các loại tụ điện thông dụng

Tụ điện là một loại linh kiện điện tử khá quen thuộc, chúng ta có thể bắt gặp tụ điện trong hầu hết các loại mạch điện tử hiện nay. Chúng được sử dụng và ứng dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp sản xuất và chế tạo thiết bị điện tử. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về loại linh kiện này, bao gồm tụ điện là gì? Cấu tạo của tụ điện? Có những loại tụ điện thông dụng nào?

1. Tụ điện là gì?

tu-dien

Tụ điện

Tụ điện có tên tiếng anh là Capacitor, là một loại linh kiện điện tử thụ động được tạo bởi hai bề mặt dẫn điện được ngăn cách bởi điện môi. Khi có sự chênh lệch điện thế tại hai bề mặt, các bề mặt này sẽ xuất hiện điện tích cùng điện lượng nhưng trái dấu nhau.

Sự tích tụ của điện tích trên hai bề mặt tạo ra khả năng tích trữ năng lượng điện trường của tụ điện. khi chênh lệch điện thế trên hai bề mặt là điện thế xoay chiều, sự tích lũy điện tích bị chậm pha so với điện áp, tạo nên trở kháng của tụ điện trong mạch điện xoay chiều.

Tụ điện là 1 loại linh kiện quan trọng trong số 5 linh kiện của thiết bị điện tử. Nó là linh kiện không thể thiếu được trong các mạch lọc, mạch dao động và mạch truyền dẫn tín hiệu xoay chiều.

Để đảm bảo các loại dây dẫn điện nối với tụ điện được hoạt động hiệu quả và ổn định, không gây mất mỹ quan, khi thi công hệ thống cơ điện người ta thường sử dụng máng cáp 200×100, máng cáp điện phân, thang cáp 300×100 và phụ kiện thang máng cáp.

Tham khảo thêm về bảng giá máng cáp Thịnh Phát tại Hà Nội: https://thinhphatict.com/bao-gia-mang-cap-va-phu-kien-mang-cap-moi-nhat

2. Cấu tạo của tụ điện

cau-tao-cua-tu-dien

Cấu tạo của tụ điện

Cấu tạo của một tụ điện thông thường như sau: Bao gồm tối thiểu hai dây dẫn điện thường ở dạng tấm kim loại. Hai bề mặt này được đặt song song với nhau và được ngăn cách bởi một lớp điện môi.

Các chất được sử dụng để làm điện môi cho tụ điện là các chất không dẫn điện gồm: thủy tinh, giấy tẩm hóa chất, giấy, mica, màng nhựa hoặc không khí. Các chất này không có khả năng dẫn điện với mục đích làm tăng khả năng tích trữ năng lượng điện của tụ điện.

Tụ điện sẽ có tên gọi phù hợp tùy thuộc vào chất liệu cách điện ở giữa bản cực. Ví dụ: lớp cách điện là không khí thì gọi là tụ không khí, là giấy thì gọi là tụ giấy, hay gốm thì có tụ gốm.

Các loại dây dẫn nối với tụ điện sẽ được đặt trong máng cáp mạ kẽm điện phân để bảo vệ hệ thống điện, mang lại sự an toàn; tiết kiệm không gian, tăng tính thẩm mỹ; dễ dàng lắp đặt và sửa chữa.

Xem thêm: Tính ưu việt khi sử dụng máng cáp

3. Nguyên lý hoạt động của tụ điện

Nguyên lý phóng nạp của tụ điện là khả năng tích trữ năng lượng điện như một ắc quy nhỏ dưới dạng năng lượng điện trường. Nó lưu trữ hiệu quả các electron và phóng ra các điện tích này để tạo ra dòng điện. Tuy nhiên, nó không có khả năng sinh ra các điện tích electron. Đây cũng được coi là điểm khác nhau lớn nhất của tụ điện với ắc quy.

Nguyên lý nạp xả của tụ điện là là tính chất đặc trưng và cũng là điều cơ bản trong nguyên lý làm việc của thiết bị này. Dựa vào tính chất đó mà tụ điện có khả năng dẫn dòng điện xoay chiều.

Trường hợp điện áp của hai bản mạch hoạt động bình thường, không thay đổi đột ngột mà biến thiên theo thời gian, khi ta cắm nạp hoặc xả tụ rất có khả năng gây ra hiện tượng nổ có tia lửa điện do dòng điện tăng vọt. Đây được coi là nguyên lý phổ biến của tụ điện.

4. Các loại tụ điện thông dụng

4.1. Tụ hóa (Tụ điện phân cực)

tu-hoa

Tụ hóa

Đây là một loại tụ điện có phân cực vì thế khi sử dụng cần phải cắm đúng chân của tụ điện với điện áp cung cấp. Thông thường, trên các tụ hóa sẽ chỉ dẫn cho người dùng bằng các kí hiệu (+) hoặc (-) tương ứng với chân tụ.

Tụ hóa có hai dạng là:

– Tụ hóa có chân tại hai đầu trụ tròn của tụ

– Tụ hóa có hai chân nối ra cùng một đầu trụ tròn

Trên thân tụ thường sẽ được ghi kèm giá trị điện áp cực đại mà tụ có thể chịu được. Nếu mức điện áp lớn hơn so với giá trị điện áp trên tụ thì tụ khả năng cao sẽ bị phồng hoặc nổ. Trị số của tụ hóa được ghi trực tiếp trên thân, ví dụ 10µF, 100µF,…

Tụ hóa thường được sử dụng như thiết bị lọc trong các nguồn cung cấp năng lượng để giảm nhiễu điện áp. Ngoài ra, tụ hóa cũng được sử dụng để làm mịn tín hiệu đầu vào và đầu ra, sử dụng như một bộ lọc thông thấp nếu tín hiệu là tín hiệu một chiều.

Khi lắp đặt, tụ hóa sẽ được nối dây điện để đến được nơi cần sử dụng, để hệ thống dây điện hoạt động hiệu quả tốt nhất, cần sử dụng thang máng cáp sơn tĩnh điện. Hệ thống này sẽ giúp treo đỡ, dẫn hướng cho toàn bộ dây dẫn điện.

4.2. Tụ điện không phân cực (Tụ giấy, tụ gốm, tụ mica)

Đây là loại tụ điện không quy định cực tính âm hay dương, là loại tụ nhỏ, có hình dẹt và thông thường có điện dung nhỏ từ 0,47µF trở xuống.

Tụ điện không phân cực có thể được thay thế bởi tụ điện phân cực và có thể thoải mái lắp tụ mà không cần quan tâm đến cực của tụ điện.

Loại tụ điện này được sử dụng trong mạch tần số làm việc cao, làm mạch lọc nhiễu và trong các thiết bị dân dụng như tụ máy bơm, tụ motor, tụ bù pha lưới điện,…

4.3. Tụ xoay (Tụ điện biến đổi)

Đây là loại tụ điện có thể xoay để biến đổi giá trị điện dung. Tụ này thông thường sẽ được lắp đặt trong radio để thay đổi tần số cộng hưởng khi thực hiện việc dò đài.

Tụ xoay có giá trị rất nhỏ, chỉ từ 100pF đến 500pF.

4.4. Siêu tụ điện

sieu-tu-dien

Siêu tụ điện

Siêu tụ điện là các tụ có mật độ năng lượng siêu cao (supercapacitor) như tụ điện Li ion (hay còn gọi là tụ LIC). Loại tụ điện này có khả năng tích trữ điện năng cho vài tháng, cung cấp nguồn thay cho các pin lưu dữ liệu trong các máy điện tử. Chúng có khả năng phóng nạp nhanh và chứa rất nhiều năng lượng, được ứng dụng trong giao thông để khai thác lại năng lượng hãm phanh (thắng), cung cấp năng lượng đỉnh đột xuất cho ô tô điện, tàu điện, tàu hỏa nhanh,…

5. Ứng dụng của tụ điện

– Ứng dụng đầu tiên phải kể đến của tụ điện là khả năng lưu trữ năng lượng điện, lưu trữ điện tích hiệu quả. Tụ điện có công dụng lưu trữ không khác gì ắc quy, nhưng ư điểm của nó là lưu trữ mà không tiêu hao năng lượng điện.

– Tụ điện cho phép điện áp xoay chiều đi qua, giúp tụ điện có khả năng dẫn điện như một điện trở đa năng.

– Vì có nguyên lí hoạt động là khả năng nạp xả thông minh, ngăn điện áp 1 chiều, tụ điện có thể cho điện áp xoay chiều lưu thông giúp truyền tín hiệu giữa các tầng khuếch đại có chênh lệch điện thế.

– Tụ điện có thể lọc điện áp xoay chiều thành điện áp 1 chiều bằng phẳng bằng cách loại bỏ pha âm.

Trên đây là các thông tin về các loại tụ điện thông dụng nhất do Thịnh Phát cung cấp, hy vọng sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích để ứng dụng trong đời sống.

Để đi dây dẫn điện trong các tòa nhà, các công trình, hãy sử dụng thang máng cáp Thịnh Phát – một sản phẩm đảm bảo chất lượng cùng giá thành tốt nhất thị trường.

Quý khách hàng có nhu cầu báo giá máng cáp, thang cáp, khay cáp và phụ kiện tại Hà Nội, vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT

15 năm kinh nghiệm trong sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện

VPGD: Tầng 3, số 152 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (024)22 403 396 – (024)62 927 761

Mobile: 0904 511 158

Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội.

Nhà máy 2: Yên Bình, Ý Yên, Nam Định.

Email: [email protected]

Web: https://thinhphatict.com/