Ruột mực có ăn được không? Cách sơ chế mực đúng cách

Mực là một trong những loại hải sản tươi ngon, bổ dưỡng và chế biến được thành rất nhiều món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên, việc sơ chế mực đúng cách không phải ai cũng biết để giữ được độ tươi và ngọt nhất. Nhiều người còn thắc mắc ruột mực có ăn được không, cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết bên dưới nhé.

Lý giải ruột mực có ăn được không – sơ chế như thế nào?

Thông thường, trên thị trường có 2 loại mực là mực nang và mực ống. Mực nang có phần xương nang bên trong thân, là loài mực lớn. Còn mực ống là loại mực nhỏ hơn và có phần ống mực.

Mực ống tươi có thân mình dài

Dù là loại mực nào thì kết cấu và hương vị cũng mang nét đặc trưng riêng. Do đó, để giữ kết cấu cùng hương vị tự nhiên và ngon lành nhất và loại bỏ phần độc hại, cần thực hiện sơ chế đúng cách.

Ruột mực nang có ăn được không – sơ chế mực nang tươi ngon

Mực nang khi mua mực về, lột bỏ nang. Tách phần đầu mực ra khỏi thân mực.

Tiếp đến làm sạch phần đầu mực, cắt đứt phần ruột ra khỏi đầu, xẻ đôi bỏ mắt, rửa sạch với nước. Sau đó, lột lớp màu đen ra, bỏ phần ruột mực đi.

Phần thân đem lột bỏ lớp da giấy đen quanh thân cho trắng đẹp.

Chế biến mực nang đơn giản

Đồng thời, bạn hãy kéo phần xương sống màu trắng đục ra khỏi thân mực. Như vậy, việc cắt miếng nhỏ chế biến sẽ dễ dàng hơn.

Cuối cùng, tiến hành rửa sạch phần thân và đầu mực bỏ ráo và chế biến thành những món ăn yêu thích.

Ruột mực ống có ăn được không – sơ chế mực ống nhanh chóng

Cũng như mực nang, mực ống mua về làm sạch phần đầu và ruột mực. Tiếp đến kéo rời ruột ra khỏi đầu, rửa sạch với nước. Hoàn thành xong các công đoạn của việc sơ chế làm sạch mực.

Chú ý, khi kéo râu mực đồng thời phần trứng trong mực sẽ bám theo râu mực đi ra luôn. Lúc này, tuyến tiêu hoá và túi mực cũng sẽ ra theo. Cần cẩn thận không được làm vỡ túi mực, bởi mực sẽ bám vào phần thịt cũng như phần trứng của mực làm bị đen, đắng.

Loại bỏ các tuyến độc hại có trong ruột mực

Thường thì phần ruột mực sẽ không sử dụng, nhưng nếu bạn muốn sử dụng thì lấy túi mực, kéo bỏ sợi chỉ đen nằm bên bên trong ruột mực ra là có thể sử dụng ruột mực mà không lo bị đắng.

Về cơ bản, ruột mực có ăn được không, câu trả lời sẽ là có. Thế nhưng, khi ăn ruột mực cần đảm bảo sơ chế đúng cách, loại bỏ sạch túi mực, tuyến tiêu hoá và loại bỏ chất dơ trong mực.

Những điều cần lưu ý trong quá trình sơ chế mực

Đầu tiên, muốn tạo ra những món ăn dinh dưỡng, bạn nên chọn những con mực tươi sống, không có mùi tanh bất thường, màu sắc sáng, râu mực nhìn tươi, phải còn dính chặt với thân. Ruột mực có ăn được không sẽ phụ thuộc vào quá trình sơ chế của bạn.

Sơ chế mực nhanh chóng an toàn

Khi sơ chế, tiến hành loại bỏ phần ruột thừa có trong mực và bóc tách phần da mực cẩn thận, sau đó nên rửa lại nhiều lần với nước. Khi rửa mực hãy kèm với nước gừng hoặc rượu trắng để mực sạch phần nhớt và không còn mùi tanh sót lại.

Bên cạnh đó, khi tách da mực nên dứt khoát khứa dao, đồng thời nhẹ nhàng để mũi dao không chạm ảnh hưởng vào phần thịt trắng bên trong mực.

Bạn có thể tự dùng ngón tay của mình tách nhẹ lớp màng bám ngoài mực để việc kéo râu và ruột mực ra dễ dàng hơn.

Khi kéo phần râu mực nếu vô tình làm phần túi mực bị vỡ thì hãy rửa sạch dưới vòi nước chảy.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có câu trả lời ruột mực có ăn được không và biết cách sơ chế mực đúng cách, nhanh chóng. Cần mua các loại mực tươi sống, liên hệ Hải Sản Đảo Mắt để được cung cấp mực chất lượng với giá thành tốt nhất.

Thông tin liên hệ:

Hotline trực tuyến: 0857927917

Email: [email protected]

Địa chỉ: Tại số 421/8/5 đường 48, Phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức