Gợi ý Top cách vệ sinh đệm tai nghe [Hot Nhất 2023]

Vệ sinh tai nghe là một bước quan trọng nhằm giữ gìn tai nghe luôn sạch sẽ, nâng cao tuổi thọ và hiệu suất hoạt động của thiết bị. Nếu như bạn chưa biết cách vệ sinh tai nghe thì đừng chần chờ gì mà không tham khảo ngay bài viết dưới đây để được hướng dẫn vệ sinh tai nghe đúng cách nhé!

1 Khi nào cần vệ sinh tai nghe?

1.1. Vì sao cần vệ sinh tai nghe?

Tai nghe sau một thời gian sử dụng thường bị bám bẩn bởi nhiều thứ: bụi bẩn, dầu mỡ, ráy tai trong các khe hở của tai nghe. Điều này sẽ khiến cho tai nghe bị giảm hiệu suất hoạt động, lâu ngày còn có thể gây hư hỏng tai nghe.

Chưa kể, sử dụng tai nghe không được vệ sinh sạch sẽ còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, gây nhiễm trùng tai và nếu dùng chung tai nghe thì sẽ làm tăng khả năng lan truyền vi khuẩn từ tai người này đến tai người khác

Tai nghe bẩn có khả năng gây nhiễm trùng tai

1.2. Khi nào cần vệ sinh tai nghe?

Thông thường, tần suất vệ sinh tai nghe sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tần suất sử dụng tai nghe, cách sử dụng và môi trường xung quanh tai nghe.

Ví dụ: Nếu như bạn có thói quen tập thể dục mỗi ngày thì hãy vệ sinh tai nghe sau mỗi lần sử dụng bởi vì lúc này tai nghe bị dính mồ hôi của bạn sau khi tập luyện.

Tốt nhất, khi thấy tai nghe có dấu hiệu bám bụi (ráy tay, bụi bẩn, mồ hôi) thì hãy làm sạch ngay lập tức bởi vì nếu để chất bẩn tích tụ lâu ngày thì việc làm sạch tai nghe sẽ trở nên khó khăn hơn.

Khi nào cần vệ sinh tai nghe

2 Cách vệ sinh tai nghe đúng cách và chi tiết

2.1. Cách vệ sinh tai nghe chụp tai

Đối với dòng tai nghe chụp tai, bạn nên tập trung vệ sinh hai bộ phận chính là phần vành tai và phần đệm mút. Các bước cụ thể như sau

Vệ sinh bên ngoài tai nghe chụp tai

Bước 1: Đầu tiên, tháo phần đệm tai nghe ra trước.

Bước 2: Sau đó dùng khăn mềm nhúng nước ấm, sau đó vắt khô và tiến hành lau nhẹ nhàng phần thân ngoài tai nghe.

Bước 3: Lau khô tai nghe chụp tai bằng khăn giấy mềm và để ngoài trời nắng nhẹ để chúng khô hoàn toàn.

Vệ sinh vành tai nghe chụp tai

Vành tai nghe là bộ phận dễ bị bụi bẩn và bị bong lớp da bên ngoài sau khi sử dụng cho nên để làm sạch vành tai nghe chụp tai thì hãy làm theo các bước như sau.

Bước 1: Dùng khăn vải mềm nhúng nước ấm, vắt nhẹ sau đó lau sạch vành tai nghe và lớp da bọc bên ngoài

Bước 2: Lau khô lại bằng khăn giấy mềm.

Bước 3: Dùng một ít cồn 70 độ phủ lên bề mặt vành tai nghe và lớp bọc bên ngoài, hãy thao tác nhẹ nhàng để tránh làm hư phần chất liệu bọc bên ngoài tai nghe nhé!

Bước 4: Cuối cùng, để vành tai nghe khô tự nhiên hoặc lau khô lại một lần nữa bằng khăn giấy mềm.

Vệ sinh phần đệm tai

Bước 1: Thấm dung dịch cồn vào khăn vải mềm.

Bước 2: Tháo rời phần đệm mút ra một cách nhẹ nhàng.

Bước 3: Sử dụng tăm bông hoặc khăn vải mềm đã thấm cồn để vệ sinh phần khe hoặc phần gấp chỗ đệm mút.

Bước 4: Phủ thêm một ít cồn trên phần đệm mút và xoa nhẹ nhàng cả 2 mặt của đệm mút để loại bỏ vi khuẩn có trong chất bẩn bám trên đệm mút.

Bước 5: Cuối cùng, lau phần đệm mút bằng khăn giấy mềm để khô hoàn toàn. Sau đó gắn lại phần đệm mút vào củ tai nghe và tiếp tục sử dụng.

Cách vệ sinh tai nghe chụp tai

2.1. Cách vệ sinh tai nghe nhét tai, earbuds

Các bước vệ sinh tai nghe

Bước 1: Làm sạch hai đầu tai nghe bằng bàn chải sạch và khô (có thể tận dụng bàn chải cũ nhưng không quá bẩn).

Chải nhẹ hai đầu tai nghe

Bước 2: Lấy một cây tăm bông thấm vào dung dịch cồn 70 độ sau đó lau những góc kẹt ở hai đầu tai nghe để lấy sạch hoàn toàn bụi bẩn.

Lau nhẹ nhàng khe hở trên tai nghe

Bước 3: Dùng khăn giấy thấm cồn để lau phần dây nghe. Hãy lau thật nhẹ nhàng để dây nghe không bị đứt.

Lau dây tai nghe bằng khăn giấy thấm cồn

Bước 4: Đối với loại tai nghe nhét tai thì bạn cần phải làm sạch phần nút này bằng cách tháo ra, ngâm trong nước ấm khoảng 15 phút sau đó rửa lại bằng nước thường. Tiếp đến lau khô rồi lắp lại vị trí cũ.

Lưu ý khi vệ sinh tai nghe nhét tai

3 Mẹo giữ vệ sinh tai nghe luôn sạch sẽ

3.1. Vệ sinh jack cắm

Khi sử dụng tai nghe lâu ngày sẽ khó tránh khỏi trường hợp jack cắm bị bám bụi, làm cho âm thanh phát ra sẽ bị giảm hiệu suất, không còn trong trẻo, to rõ như trước.

Hãy dùng tăm bông ngoáy nhẹ vào phần jack cắm để lấy đi lớp bụi đóng lâu ngày. Để ngăn ngừa tình trạng bám bụi, bạn có thể sử dụng các loại ốp che phần jack cắm.

Vệ sinh jack cắm

3.2. Giữ tai nghe khô ráo, tránh ẩm

Một cách khác để giữ tai nghe luôn sạch sẽ là chú ý đến vị trí đặt tai nghe. Hãy đặt tai nghe ở những vị trí khô thoáng, sạch sẽ, tránh những nơi ẩm thấp, có nước.

Nếu tai nghe bị dính nước thì hãy sử dụng gói hút ẩm để chúng hút phần nước đã dính vào tai nghe bằng cách đặt tai nghe trên các gói hút ẩm.

Giữ tai nghe khô ráo, tránh ẩm

3.3. Thường xuyên vệ sinh tai sạch sẽ

Tai của chúng ta cũng là một nơi thường xuyên dễ xuất hiện bụi bẩn, ráy tai vì thế hãy vệ sinh tai thường xuyên để tai luôn sạch sẽ, khi đeo tai nghe cũng hạn chế được tình trạng tai nghe bị bám bụi bẩn từ tai của mình.

Thường xuyên vệ sinh tai sạch sẽ

4 Lưu ý khi vệ sinh tai nghe

4.1. Không ngâm tai nghe dưới nước

Khi vệ sinh tai nghe, bạn nên lưu ý rằng không nên ngâm tai nghe dưới nước bởi vì hệ thống dây điện trong tai nghe sẽ bị hư hại nếu như có nước tràn vào. Vì lí do trên, bạn cũng tuyệt đối không nên xả nước trực tiếp vào tai nghe.

Không ngâm tai nghe dưới nước

4.2. Rút tai nghe khỏi thiết bị khác

Một điều vô cùng quan trọng khi vệ sinh tai nghe chính là rút tai nghe ra khỏi thiết bị đang chạy để tránh những rủi ro phát sinh đến các thiết bị, đặc biệt là những dòng điện thoại như iPhone – rất nhạy cảm với những tác động bên ngoài như gió, bụi, nước,…

Rút tai nghe khỏi thiết bị khác

Tai nghe là một sản phẩm không thể thiếu đối với cuộc sống hiện nay. Vì vậy, nếu bạn biết cách bảo quản và thường xuyên vệ sinh tai nghe theo các cách trên sẽ giúp tai nghe của bạn sạch như mới và hoạt động hiệu quả. Chúc các bạn thành công!