Nootropil 800mg trị chóng mặt, giật rung cơ (3 vỉ x 15 viên)

Cách dùng – Liều dùng

Piracetam có thể uống cùng hoặc không cùng với thức ăn. Nên uống viên bao phim với chất lỏng.

Đường dùng

Dùng đường uống.

Người lớn

Điều trị triệu chứng của hội chứng tâm thần – thực thể: khoảng liều dùng hàng ngày được khuyến cáo là từ 2.4g đến 4.8g, chia làm 2 – 3 lần.

Điều trị rung giật cơ có nguồn gốc từ vỏ não: bắt đầu liều hàng ngày là 7.2g, sau đó tăng thêm 4.8g mỗi 3 – 4 ngày có thể đạt liều tối đa trong ngày là 20g, chia làm 2 – 3 lần. Điều trị với các thuốc trị rung giật cơ khác nên được duy trì ở cùng liều lượng. Tuỳ theo lợi ích lâm sàng đạt được, nên giảm liều của những thuốc này, nếu có thể. Phải xác định liều cho từng bệnh nhân bằng cách thử điều trị. Một khi đã bắt đầu, nên tiếp tục điều trị bằng Piracetam chừng nào bệnh não căn nguyên vẫn còn tồn tại. Ở những bệnh nhân có một cơn cấp tính, bệnh có thể tiến triển tốt tình cờ sau một khoảng thời gian và vì vậy cứ mỗi 6 tháng nên thử giảm liều hoặc ngưng điều trị. Nên giảm 1.2g Piracetam mỗi 2 ngày (mỗi 3 hoặc 4 ngày trong trường hợp có hội chứng Lance – Adams nhằm phòng ngừa khả năng tái phát đột ngột hoặc co giật do ngưng thuốc đột ngột).

Điều trị chóng mặt: liều dùng hàng ngày được khuyến cáo trong khoảng từ 2.4g đến 4.8g chia làm 2 – 3 lần.

Phòng ngừa và làm giảm các đợt cấp nghẽn mạch trong bệnh hồng cầu hình liềm: liều dùng hàng ngày được khuyến cáo để phòng ngừa các đợt cấp là 160mg/kg, dùng đường uống, chia làm 4 lần. Liều dùng hàng ngày được khuyến cáo để làm giảm các đợt cấp là 300mg/kg dùng đường tĩnh mạch, chia làm 4 lần. Cần phải duy trì vĩnh viễn liều phòng ngừa cho bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. Khi dùng liều dưới 160mg/kg/ngày hoặc dùng thuốc không đều, có thể dẫn đến tái phát các cơn cấp tính.

Trẻ em

Điều trị chứng khó đọc: liều khuyến cáo cho trẻ trong độ tuổi đến trường (từ 8 tuổi) và thanh thiếu niên là 3.2g/ngày, tương đương 2 viên nén 800mg vào buổi sáng và buổi tối, thường xuyên trong suốt năm học.

Phòng ngừa và làm giảm các đợt cấp nghẽn mạch trong bệnh hồng cầu hình liềm: ở trẻ em từ 3 tuổi trở lên, liều phòng ngừa các đợt cấp là 160mg/kg/ngày, chia làm 4 lần. Trong trường hợp đợt cấp, liều dùng là 300mg/kg/ngày dùng đường tĩnh mạch, chia làm 4 lần. Cần phải duy trì vĩnh viễn liều phòng ngừa cho bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. Khi dùng liều dưới 160mg/kg/ngày hoặc dùng thuốc không đều có thể dẫn đến tái phát bệnh. Có thể dùng Piracetam cho trẻ em bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm theo liều dùng hàng ngày được khuyến cáo (mg/kg – xem ở trên). Piracetam chỉ được dùng ở một số ít trẻ em trong độ tuổi 1 – 3 tuổi.

Người cao tuổi

Nên chỉnh liều ở người cao tuổi có tổn thương chức năng thận (xem Cảnh báo và Thận trọng, Bệnh nhân suy thận bên dưới).

Khi điều trị dài hạn ở người cao tuổi, cần đánh giá thường xuyên hệ số thanh thải creatinine để chỉnh liều phù hợp khi cần thiết.

Bệnh nhân suy thận

Chống chỉ định dùng Piracetam trên bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinine thận dưới 20ml/phút) (xem phần: Chống chỉ định, Cảnh báo và Thận trọng).

Liều thuốc hàng ngày được tính cho từng bệnh nhân theo chức năng thận. Xin tham khảo bảng dưới đây và chỉnh liều theo chỉ dẫn. Để dùng bảng phân liều này, cần ước lượng hệ số thanh thải creatinine của bệnh nhân (Clcr) tính theo ml/phút. Có thể ước lượng hệ số thanh thải creatinine (ml/phút) từ nồng độ creatinine huyết thanh (mg/dl) qua công thức sau:

Clcr = [140 – tuổi (năm) x thể trọng (kg)]/[72 x creatinine huyết thanh (mg/dl) (x 0.85 ở phụ nữ).

Nhóm

Hệ số thanh thải creatinine (ml/phút)

Liều và số lần dùng

Bình thường

> 80

Liều thuờng dùng hàng ngày, chia 2 – 4 lần

Nhẹ

50 – 79

2/3 liều thuờng dùng hàng ngày, chia 2 – 3 lần

Trung bình

30 – 49

1/3 liều thuờng dùng hàng ngày, chia 2 lần

Nặng

< 30

1/6 liều thuờng dùng hàng ngày, dùng 1 lần

Bệnh thận giai đoạn cuối

_

Chống chỉ định

Bệnh nhân suy gan

Không cần chỉnh liều ở bệnh nhân chỉ có suy gan. Nên chỉnh liều thuốc khi dùng cho bệnh nhân vừa suy gan và suy thận (xem chỉnh liều cho Bệnh nhân suy thận ở trên).