Thỏ là một trong những động vật dễ thương bậc nhất được nhiều người yêu thích và nuôi làm thú cưng. Những chú thỏ với bộ lông mềm mại, xinh đẹp khiến ai cũng yêu thích. Lúc bình thường, thỏ vô cùng hoạt bát, khỏe mạnh, đáng yêu, ít ai biết chúng là loài rất kỵ nước, rất dễ sinh bệnh nếu bị sốc nước. Vậy khi nuôi thỏ thì có nên tắm cho thỏ không? Cùng Chợ Tốt thú cưng tìm hiểu để có cách chăm sóc thỏ tốt nhất nhé!
Nuôi thỏ như thú cưng, nhiều bạn trẻ thắc mắc về quá trình chăm sóc và vệ sinh cho thỏ
Đặc tính của loài thỏ
Thỏ kiểng ưa sạch sẽ, tự bản thân chúng đã khá sạch. Thỏ rất kỵ nước bởi chúng dễ bị hạ thân nhiệt, dẫn tới ốm, chết do sốc nhiệt. Những chú thỏ nuôi trong nhà khi dính nước vào mắt, mũi, mồm rất có thể sẽ bị hoảng loạn, nhất là khi chúng ta tắm và thả chúng vào trong chậu nước.
Da và lông của thỏ cũng rất nhạy cảm, chúng không hợp với các loại sữa tắm không chuyên dụng cho thỏ, da của thỏ dễ bị kích ứng, lông dễ xơ, xù. Vì thế không thể dùng sữa tắm lung tung để tắm được.
Vậy, chúng ta có nên tắm cho thỏ không khi chúng kỵ nước như vậy? Trên thực tế, chúng ta có nhiều cách để vệ sinh cho thỏ sạch sẽ mà không cần nhất thiết phải tắm bằng nước. Nếu tắm bằng nước, bạn chỉ nên rất hạn chế tắm, và phải thật khéo léo khi tắm cho chúng. Bạn muốn chú thỏ của mình luôn sạch sẽ, xinh xắn thì hãy tham khảo một số cách vệ sinh cho chúng dưới đây nhé!
Thỏ khá kỵ nước, do đó, tắm cho chúng không phải là điều dễ dàng
Các bé thỏ kiểng siêu đáng yêu, giá tốt đang được rao bán trên Chợ Tốt!
Các cách tắm và vệ sinh cho thỏ an toàn
Tắm khô
Bạn mua các sản phẩm cát tắm, sữa tắm khô dành cho thỏ trên thị trường về, tắm cho thỏ theo hướng dẫn trên nhãn mác. Dòng cát tắm, sữa tắm khô này được thiết kế dùng riêng cho thỏ, rất an toàn, phù hợp với da và lông thỏ. Tắm khô thỏ sẽ được bảo vệ an toàn, lấy lại bộ lông sạch sẽ, thơm tho, đồng thời bạn cũng không cần phải vất vả như cách tắm bằng nước. Việc có nên tắm cho thỏ không còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố độ tuổi, tính cách của thỏ. Vì thế, bạn nên tìm hiểu cả về độ tuổi và tính cách của chúng nữa.
Chải lông, gỡ rối
Sử dụng loại lược dùng riêng cho lông thỏ tại các tiệm bán đồ thú cưng có bán để chải lông. Giữ thỏ nằm yên một chỗ và chải đều, thật nhẹ nhàng. Nếu thấy chúng có biểu hiện sợ hãi, lo lắng thì bạn nên dừng lại, trấn an chúng rồi mới chải tiếp. Thông thường thì thỏ rất thích được chải lông, chỉ một số trường hợp chúng chưa quen với bạn thì mới bị sợ hãi.
Nếu giống thỏ lông dài, bạn sẽ cần tới biện pháp tỉa bớt lông để lông đỡ rối, giữ lông ở khoảng 3cm là phù hợp. Hoặc bạn có thể sử dụng cách gỡ rối cho chúng. Với dụng cụ gỡ rối lông chuyên dụng, bạn sẽ nhẹ nhàng gỡ được các cục lông rối mà không khiến chúng bị tổn thương, hoảng sợ.
Bạn có thể tham khảo nhiều cách vệ sinh khác thay vì phải tắm
Vệ sinh cục bộ
Những chú thỏ nghịch ngợm có thể lăn dính nước, mắc vào bụi bẩn. Bạn hãy chọn cách vệ sinh cục bộ tại khu vực dính bẩn. Bạn chuẩn bị một chiếc khăn ẩm, ấm, lau đi lau lại vùng lông đó cho tới khi sạch. Hoặc bạn có thể sử dụng bột ngô trong căn bếp, rắc lên vùng lông bẩn, xoa đi xoa lại cho bột hút ẩm, hút bẩn, sau đó sử dụng lược và chải cho tới khi rụng hết bột, lông khô ráo.
Vệ sinh hậu môn và tuyến mùi
Nếu những chú thỏ vẫn còn bộ lông sạch sẽ, bạn chỉ cần vệ sinh phần hậu môn và tuyến mùi hương cho thỏ. Sử dụng tăm bông hoặc bông gòn, nhúng vào nước ấm lau những thứ còn sót lại ở khu vực hậu môn. Tuyến mùi nằm ở dưới cằm thỏ bạn cũng làm tương tự như vậy. Khi vệ sinh bạn hãy vuốt ve thỏ nhẹ nhàng, bởi chúng có thể sẽ giật mình khi vệ sinh các khu vực này.
Tắm cho thỏ bằng nước
Như đã đề cập ở trên, bạn nên rất hạn chế tắm cho thỏ, không nên tắm thường xuyên bằng nước. Khi tắm chuẩn bị một chậu nước ấm. Không đặt thỏ vào thẳng trong chậu nước mà vẩy nước nhẹ nhàng lên lông thỏ trước, cho chúng thích nghi với nhiệt độ mới. Không để cho nước rơi vào tai, mắt thỏ.
Pha một lượng sữa tắm dành riêng cho thỏ vào chậu nước, pha loãng, té nước nhẹ lên lông thỏ và kỳ cọ khoảng 5 phút. Xoa lại bằng nước sạch để làm sạch hết sữa tắm. Sau khi tắm sạch sữa tắm, bạn dùng khăn khô lau sạch, dùng máy sấy sấy ấm nhẹ nhàng.
Lưu ý: Khi tắm xong phải sấy khô lông ngay và cho thỏ vào khu vực ấm áp. Thỏ dưới 6 tháng tuổi không cho tắm bằng nước. Thỏ đang bị ốm, bệnh tuyệt đối không tắm nước. Thỏ mới đem về nuôi, hoặc những con quá nhát cũng không nên sử dụng cách tắm này.
Vệ sinh cho thỏ có nhiều khách, nên hạn chế tắm bằng nước vì dễ khiến thỏ sợ hãi
Trên đây là toàn bộ những thông tin về cách làm vệ sinh cho thỏ cảnh. Chắc chắn là bạn đã có thể giải đáp được băn khoăn có nên tắm cho thỏ không. Hãy chọn cách vệ sinh, tắm cho thỏ phù hợp nhất với chú thỏ của mình, đồng thời hãy vệ sinh cho chúng thật nhẹ nhàng, khéo léo để chúng luôn cảm thấy an toàn, thư giãn nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!