Tổng quan về từ đồng âm trong tiếng Việt lớp 5
Khi các em bắt đầu lên lớp 5, bé sẽ được tiếp xúc với chương trình Ngữ văn trong đó có đầy đủ kiến thức về từ đồng âm lớp 5, từ trái nghĩa,… Nếu con bạn vẫn chưa biết nhận diện và phân biệt được. Bài viết này sẽ giúp bé có một phương pháp nhận biết từ đồng âm một cách đơn giản nhất.
Từ đồng âm là gì?
Được hiểu từ đồng âm là những từ thường có hình thức giống nhau về mặt ngữ âm. Về cách viết và cách đọc sẽ giống nhau nhưng về ý nghĩa thì lại khác biệt hoàn toàn. Chẳng hạn: Cả từ “Chân thật” và “Chân ghế” lại có âm giống nhau nhưng về nghĩa thì một từ chỉ về đức tính con người, từ còn lại thì mang nghĩa của bộ phận chiếc ghế.
Ngôn ngữ Việt được mệnh danh là thứ tiếng giàu đẹp về nghĩa và cả từ. Bên cạnh đó, nếu chúng ta dạy bé phân biệt tốt các từ đồng âm thì giúp tăng sức biểu đạt trong văn nói và văn viết. Trong cuộc sống và văn chương, các em sẽ luôn được làm quen với nhiều từ đồng âm nhưng về nghĩa thì cần phải đặt vào hoàn cảnh chính xác.
Cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
Trước khi đến với cách phân biệt hai thể loại từ trên, chúng ta cần phải hiểu rằng: Thế nào là từ nhiều nghĩa? Vậy từ nhiều nghĩa được khái niệm là các từ có một nghĩa gốc và bao gồm một hay một số nghĩa chuyển của từ nghĩa gốc và bao giờ chúng cũng có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Một ví dụ cụ thể hơn: Với một từ “Ăn” sẽ bao gồm các nghĩa như sau:
-
Ăn cơm: Được xem là nghĩa gốc với nghĩa thực phẩm là cơm vào cơ thể để nuôi sống bản thân.
-
Ăn cưới: Là dịp để mọi người tụ họp để ăn uống dịp cưới hỏi.
-
Ăn ảnh: Một vẻ đẹp ưng ý được tôn lên trong ảnh.
-
Sông ăn ra biển: Là hình thức lan ra và hướng đến biển.
Do vậy, từ “Ăn” thuộc nhóm từ nhiều nghĩa. Với nghĩa đen là nghĩa gốc, mang ý trực tiếp, gần gũi và dễ hiểu, không phụ thuộc quá nhiều vào văn cảnh. Còn nghĩa bóng là nghĩa chuyển được suy ra từ nghĩa đen. Và nghĩa chuyển thường phụ thuộc vào văn cảnh thì nghĩa mới đúng được.
Vì thế, sự phức tạp của từ đồng âm ở lớp 5 và nhiều nghĩa khiến các em dễ bị nhầm lầm. Việc phân biệt tốt các từ trên còn dựa vào từng trường hợp cụ thể. Tuy vậy, bạn vẫn có thể giúp con nhận diện tốt hai loại từ này dựa vào mẹo sau:
-
Đối với từ đồng âm: Thường mang nghĩa gốc và các nghĩa khác sẽ không có mối liên hệ với nhau, không thể thay thế cho nhau ở các ngữ cảnh.
-
Đối với từ nhiều nghĩa: Tuy sẽ khác nhau một chút nhưng chúng vẫn thường có mối liên kết với ngữ nghĩa. Khi ở các nghĩa chuyển, ở một vài các trường hợp thì các từ vẫn có thể được thay thế với nhau bằng một từ khác.
Bạn có thể tham khảo qua ví dụ dưới đây:
Ví dụ 1:
-
Cây cầu vừa được xây dựng đã giúp giải quyết nhu cầu đi lại của người dân bấy lâu nay.
-
Trong một đội bóng của đội tuyển quốc gia, đa số sẽ lựa chọn những cầu thủ giỏi với chuyên môn cao.
Từ hai ví dụ trên, bạn có thể thay từ “Cầu” trong “Cây cầu” và “Cầu thủ” thuộc loại từ đồng âm với sắc thái nghĩa hoàn toàn khác. Một bên là công trình xây dựng bắt ngang sông còn từ cầu thủ lại là người chơi bóng đá.
Ví dụ 2: Câu thơ “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.
Ở ví dụ 2, ta thấy cụm từ “Mặt trời” xuất hiện trong câu đầu sẽ mang nghĩa gốc với ý chỉ mặt trời là một thực thể chiếu sáng. Và “Mặt trời” của câu hai dùng để ẩn dụ về Bác Hồ với nghĩa chuyển và cũng có thể được thay bằng các từ khác như: Người, Bác Hồ,…
Để hỗ trợ giúp con học tốt môn Tiếng Việt trên lớp, ba mẹ đừng quên cho bé học tập với VMonkey – Ứng dụng học tiếng Việt theo chuẩn chương trình GDPT Mới cho trẻ Mầm non và Tiểu học. Có VMonkey đồng hành, các bạn học sinh lớp 5 có thể tích lũy cho mình thêm nhiều vốn từ vựng, tăng khả năng diễn đạt linh hoạt; tăng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh; phát triển trí tuệ cảm xúc… nhờ kho truyện tranh tương tác, sách nói thú vị được thêm mới hàng tuần.
>>> Đăng ký học thử miễn phí VMonkey ngay: TẠI ĐÂY.
Cách phân loại từ đồng âm trong tiếng Việt
Dựa vào khái niệm trên, chúng ta có rất nhiều loại từ đồng âm khác nhau. Ngay sau đây hãy cùng Monkey tham khảo các loại từ đồng âm tiếng việt lớp 5 ngay dưới đây nhé.
Đồng âm từ vựng
Thuộc loại từ đồng âm khác nghĩa trong tiếng Việt – giống nhau về cách phát âm, cách đọc nhưng lại mang nghĩa hoàn toàn khác nhau. Ví dụ từ đồng âm lớp 5 cụ thể: Hôm nay ba tôi đi chợ để mua con ba ba. Trong đó:
-
Từ “Ba” đầu tiên được dùng để chỉ người và vai vế gia đình.
-
Từ “Ba” thứ hai là tên của một loài động vật.
Thông qua đó, ta có thể thấy từ “Ba” trong tình huống này giống nhau về âm thanh, về cách đọc nhưng lại mang nghĩa khác nhau, không liên quan đến nhau.
Đồng âm về từ vựng – ngữ pháp
Được hiểu là các từ cùng giống về âm, cách đọc nhưng khác về từ loại. Ví dụ cụ thể:
-
Chưa được năm phút mà cậu ấy lại câu được quá nhiều cá.
-
Có vẻ câu nói ấy không mang nghĩa tích cực lắm nhỉ?
Đồng âm qua phiên dịch
Hay còn gọi là đồng âm với tiếng nước ngoài, nghĩa là loại từ mà chỉ đồng âm với tiếng nước ngoài nhờ phiên dịch. Và đây cũng là một trường hợp xuất hiện trong cuộc sống rất nhiều. Một ví dụ cụ thể:
-
Dạo gần đây lợi nhuận của tiệm có phần giảm sút so với tháng trước.
-
Tiến Linh là một cầu thủ với chân sút cừ khôi.
Đồng âm giữa từ và tiếng
Thông thường, đối với loại từ đồng âm giữa từ và tiếng thì sẽ có từ giống nhau nhiều hơn. Với việc đề cập đến 1 tiếng nhưng sẽ là 1 từ động từ và từ còn lại thuộc danh từ, tính từ,… Một ví dụ cụ thể:
-
Những người biết thổi sáo sẽ là người cảm nhận âm nhạc rất tốt.
-
Chim sáo có một bộ lông rất đẹp
Dựa vào ví dụ trên, ta thấy rằng dù chung từ “Sáo” tuy giống nhau về ngữ pháp nhưng lại có nghĩa hoàn toàn khác nhau. Với câu đầu, “Sáo” nghĩa là âm thanh của dụng cụ âm nhạc nhưng câu sau thì chỉ một loài chim.
VMonkey – Xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc cho trẻ. Con đọc thông, viết thạo đúng chính tả, nuôi dưỡng tâm hồn trí tuệ cảm xúc và tăng cường vốn hiểu biết về thế giới xung quanh.
Tác dụng của từ đồng âm
Từ đồng âm xuất hiện nhiều nhất ở trong tiếng Hán và tiếng Việt. Vì thế, hiểu được công dụng của loại từ này giúp bé có thể ứng dụng dễ dàng vào cuộc sống vào văn viết.
Người xưa thường dùng từ đồng âm rất nhiều khi chế thơ với mục đích chủ yếu là chơi chữ. Bởi vì dựa vào hiện tượng đồng âm mà chúng ta sẽ tạo ra được các câu nói mang nhiều nghĩa, đem lại sự bất ngờ và thu hút người đọc nhiều hơn. Bên cạnh đó, nó còn được dùng để nhấn mạnh nội dung câu, tạo sự liên tưởng, chế giễu hay châm biếm.
Hướng dẫn cách sử dụng từ đồng âm đúng
Để có thể giúp bé học tiếng Việt lớp 5 từ đồng âm dễ dàng, ba mẹ cần hướng dẫn cho con khi nào và sử dụng như thế nào đối với loại từ này. Trước tiên, cần phải hiểu bản chất từ đồng âm chỉ là cách phát âm giống nhưng về nghĩa thì khác nhau. Do vậy, trong giao tiếp cần lưu ý ngữ cảnh để tránh dùng từ sai và khiến người nghe khó hiểu.
Để biết ứng dụng từ đồng âm vào ngữ cảnh, bạn phải cho con hiểu được nghĩa của các từ đồng âm. Từ đó bé mới có thể suy luận và phân tích dựa trên hoàn cảnh cụ thể, tránh cho con dùng các từ nghĩa nước đôi hay nghĩa đồng âm khi giao tiếp với người lạ.
Ngoài ra, để câu văn thêm dễ hiểu và hay hơn, trẻ cũng có thể dùng các dấu câu trong tiếng Việt để phân biệt, ngắt dòng, xuống dòng với các từ đồng âm trong câu đơn hoặc câu ghép. Khi dùng cần thêm thành phần phụ có tác dụng giải thích câu nhằm giúp người đọc hiểu rõ ý nghĩa hơn.
Xem thêm: Học tiếng Việt lớp 5 lập dàn ý tả cơn mưa: Các bước thực hiện và một số mẫu dàn ý “CHUẨN”
Có rất nhiều ứng dụng từ đồng âm trong cuộc sống. Một số ví dụ sau sẽ giúp bé hiểu rõ hơn về vai trò và công dụng của từ.
Ví dụ 1: Chân trời, chân con voi, chân ghế.
Với cùng một từ và phát âm như nhau nhưng nghĩa của từ “Chân” của các cụm từ trên thì khác nhau. Với “Chân trời” thì chân được hiểu là điểm cuối cùng của bầu trời, từ chân trong “Chân con voi” là chân một loài động vật dùng để nâng đỡ cơ thể voi. Và cuối cùng “Chân ghế” là vật tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.
Ví dụ 2: Lợi thì có lợi nhưng răng thì không còn.
Ở đây, cùng là từ lợi nhưng lợi trong ý thứ nhất mang nghĩa là một bộ phận trên cơ thể con người, giúp bảo vệ và cố định chiếc răng. Tuy nhiên, lợi thứ hai lại là lợi ích, nói về một điều gì đó có lợi cho con người.
Ví dụ 3: Mang cá về kho.
Tuy chỉ một từ kho nhưng bạn có thể hiểu theo 2 trường hợp: Thứ nhất, kho ở đây sẽ là mang về chế biến thành một món ăn – Món cá kho. Thứ hai, bạn có thể đặt trong ngữ cảnh là mang cá về cất vào nhà kho hoặc trong kho để lưu trữ cá.
Ví dụ 4: Đồng xu – Đồng nghĩa
Cùng phát âm giống nhưng đồng trong “Đồng xu” là một loại tiền và đồng trong “Đồng nghĩa” lại là sự giống nhau về từ trong tiếng Việt.
Ví dụ 5: Đường cái – Đường cát
Nghĩa của từ đường trong “Đường cái” chính là nơi đi lại bằng việc di chuyển còn đường cát thì lại là tên một loại đường – Gia vị của món ăn.
Một số bài tập về từ đồng âm tiếng Việt lớp 5 thường gặp
Nếu bé đã hiểu được khái niệm và phân biệt được hai loại từ dễ nhầm lẫn nhất trong tiếng Việt. Ba mẹ có thể đưa ra một số bài tập vận dụng để giúp con nhớ lâu hơn về từ đồng âm nhé.
Bài 1: Hãy phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong tiếng Việt sau:
-
Cánh đồng – Một nghìn đồng – Tượng đồng
Với cánh đồng nghĩa là một khoảng đất rộng và bằng phẳng, cánh đồng dùng để cày cấy và trồng trọt. Tượng đồng thường làm bằng kim loại màu đỏ, dát mỏng và kéo sợi, được ứng dụng trong dây điện và chế hợp kim. Đối với một nghìn đồng thì chính là đơn vị tiền của Việt Nam.
-
Hòn đá – Đá bóng
Cụm từ hòn đá được hiểu là các khoáng vật ở thể đặc, rắn, giòn và kết thành tảng lớn. Thường dùng để xây dựng nhà cửa, kiến trúc,… Với cụm từ đá bóng nghĩa là một hoạt động đưa nhanh chân và hất mạnh vào quả bóng để có thể đưa bóng vào khung thành của đối phương.
-
Ba mẹ – Ba tuổi
Ba mẹ là một cách xưng hô đối với người sinh ra mình. Một số từ khác đồng nghĩa với ba mẹ như: Bố, u, bầm, thầy,… Còn cụm từ ba tuổi là một cách biểu thị số năm sinh của con người.
Bài 2: Hãy đặt câu ứng với các từ: Bàn, cờ, nước để phân biệt từ đồng âm:
Đối với từ cờ:
-
Cờ đỏ sao vàng chính là lá cờ quốc kì của nước Việt Nam.
-
Ba tôi và bạn của ba thường đánh cờ vào buổi chiều sau khi họ đi làm về.
Đối với từ bàn:
-
Vì Hoa học tốt nên em đã được mẹ mua cho một chiếc bàn học thật xinh xắn.
-
Tôi đã bàn bạc với bạn rất kỹ trước khi đưa ra kết quả này.
Đối với từ nước:
-
Nước đi này tôi đã không thể đánh bại bạn.
-
Nước Việt Nam mang một hình dạng chữ S đặc biệt.
-
Mỗi ngày, chúng ta cần uống đủ 2 lít nước để đảm bảo sức khỏe.
Bài 3: Đọc mẩu chuyện dưới đây và cho biết tại sao Nam nghĩ ba mình đã chuyển sang làm việc tại ngân hàng?
Nam: – Bình ơi, cậu có biết không, ba mình đã chuyển sang ngân hàng làm việc rồi đấy.
Bình: – Sao hôm trước cậu lại bảo ba bạn làm bộ đội cơ mà?
Nam: – Ừ thì đúng rồi, thư trước ba mình báo tin rằng: “ Ba đang ở hải đảo”. Tuy nhiên trong thư này ba mình lại bảo là “Ba đang giữ tiền tiêu cho Tổ quốc”.
Bình: – !!!
Gợi ý cách giải:
Trong đoạn hội thoại ngắn trên, ta nên chú ý đến cụm từ “Tiền tiêu”. Theo đúng nghĩa, tiền tiêu được hiểu là một vị trí quan trọng mà nơi để lính canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về quân địch. Trong khi đó, Nam lại hiểu lầm từ “Tiêu” nghĩa là tiền để tiêu và nghĩ ba mình làm ở ngân hàng.
Bài viết trên đây là một số kiến thức giúp bé học tiếng Việt lớp 5 từ đồng âm được tốt hơn, nhận diện và phân biệt các loại từ với nhau. Thông qua đó, ba mẹ có thể giúp con có một phương pháp học tốt bằng việc biết khái niệm, nhận dạng, phân loại và cuối cùng là bài tập để con nhớ lâu hơn. Chúc bạn thành công nhé!
Monkey trọn bộ – Giải pháp giúp con phát triển toàn diện ngôn ngữ, tư duy, trí tuệ và cảm xúc. Lựa chọn của hơn 10 triệu phụ huynh thông thái từ 108 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!