Việt Nam là đất nước nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh được tự nhiên ban tặng, với những món ăn ngon làm xao xuyến khách thập phương và những con người lương thiện hiền hòa. Không dừng lại ở đó, Việt Nam còn có những công trình kiến trúc rất đặc sắc tốn biết bao giấy bút của bạn bè thế giới. Cùng tìm hiểu các công trình kiến trúc nổi tiếng ở Việt Nam qua bài viết dưới đây của MeeyLand nhé.
Chùa Một Cột
Nhắc đến các công trình kiến trúc nổi tiếng ở Việt Nam thì không thể bỏ qua chùa Một Cột. Công trình kiến trúc này được đặt cạnh khu di tích Phủ Chủ Tịch nên nếu đi tham quan chùa Một Cột, bạn có thể ghé thăm cả Phủ Chủ Tịch. Địa điểm này nằm ở số 19 đường Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội.
Đôi nét về lịch sử chùa Một Cột
Chùa Một Cột còn có tên gọi khác là chùa Mật, chùa Liên Hoa Đài hoặc chùa Diên Hựu. Theo sử sách từ xưa, chùa được vua Lý Thái Tông xây dựng vào năm 1049, khi ấy là mùa đông. Tương truyền, vua nằm mộng thấy phật bà quan âm tọa thiền tại đài hoa sen, xung quanh tỏa ra hào quang sáng rực. Phật bà đưa tay dắt nhà vua lên đài sen. Khi tỉnh mộng, vua Lý Thái Tông đã cho người xây dựng lên ngôi chùa Một Cột với kiến trúc giống như trong giấc mơ của vua. Ngôi chùa được đặt giữa hồ sen, trên một chiếc cột trụ lớn, nhìn giống như một đóa sen giữa hồ Linh Chiểu của kinh thành Thăng Long.
Khi chùa được xây dựng xong, nhà vua thường xuyên tới đây cầu nguyện cho đất nước, cho dân chúng. Sau đó ít lâu, hoàng hậu sinh hạ cho vua một hoàng tử khôi ngô tuấn tú. Vua Lý Thái Tổ cho rằng đây chính là phước đức phật bà ban cho nên đã tu sửa lại chùa Một Cột thêm kiên cố và xây thêm một ngôi chùa khác cạnh chùa Một Cột để tạ ơn. Cho đến lúc này, quần thể chùa gồm chùa mới xây và chùa Một Cột được đặt tên là Diên Hựu, có nghĩa là “phước bền dài lâu”.
Theo thời gian, qua nhiều triều đại, ngôi chùa được tu sửa nhiều lần theo nét kiến trúc của từng thời kỳ. Cho đến năm 1954, thực dân Pháp đã phá hủy công trình này. Toàn bộ kiến trúc của ngôi chùa trở thành đống lụi tàn, chỉ còn lại trụ cột dưới lòng hồ cùng mấy xà gỗ. Ngay sau đó, chính phủ lâm thời Việt Nam đã phục hồi lại công trình này theo kiến trúc cũ.
Kiến trúc của chùa Một Cột
Không phải tự nhiên mà chùa Một Cột được xếp vào các công trình kiến trúc nổi tiếng ở Việt Nam. Ngôi chùa sở hữu những nét kiến trúc rất ấn tượng. Tổ chức kỷ lục của châu Á cũng đã xếp chùa Một Cột vào mục ngôi chùa có kiểu kiến trúc độc đáo nhất châu Á vào năm 2012. Tại Việt Nam thì kỉ lục Guiness Việt Nam cũng đã ghi nhận ngôi chùa này là ngôi chùa có kiểu kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam. Chùa Một Cột là công trình thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Toàn bộ không gian ngôi chùa đều đặt trên một trụ đá dưới hồ tạo nên sự độc đáo trong kiến trúc. Chùa cũng sử dụng rất nhiều loại gỗ quý. Mái chùa được lợp bằng loại ngói cổ, hình đao cong và đắp hình “lưỡng long chầu nguyệt” cùng những hoa văn tinh xảo. Ngôi chùa không chỉ là hình tượng thể hiện sự thiêng liêng của thần thánh mà còn là giá trị nhân văn được phản ánh qua ước vọng và trí tuệ của người Việt.
Cầu Rồng – Đà Nẵng
Không chỉ là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng ở Việt Nam, Cầu Rồng còn xứng tầm các công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới. Đây là cây cầu thứ 6 được bắc qua sông Hàn, có hình một con rồng uốn lượn nên có tên là Cầu Rồng.
Lịch sử xây dựng Cầu Rồng
- Từ năm 2005, thành phố Đà Nẵng đã triển khai một cuộc thi thiết kế cấu trúc của Cầu Rồng. 8 đơn vị thiết kế đến từ các công ty của Việt Nam, Mỹ, Nhật Bản và Đức đã tham gia cuộc thi này và trình bày 17 phương án thiết kế khác nhau.
- Đến tháng 10 năm 2007, thành phố quyết định chọn phương án thiết kế của liên danh Mỹ – The Louis Ammann & Whitney.
- Ngày 17/12/2008, dự án chính thức được phê duyệt
- Ngày 19/7/2009, Cầu Rồng được khởi công xây dựng bên bờ sông Hàn. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các quan chức cao cấp đã đến dự buổi lễ khánh thành.
- Ngày 26/10/2013, nhịp cầu chính của Cầu Rồng được hoàn thành.
- Ngày 29/3/2013, cầu được đưa vào sử dụng nhân kỷ niệm 38 năm ngày giải phóng Đà Nẵng.
Kiến trúc của Cầu Rồng
Được xếp vào một trong các công trình kiến trúc nổi tiếng ở Việt Nam nên kiến trúc của Cầu Rồng cũng rất ấn tượng, đặc biệt là khả năng phun nước và phun lửa của con rồng trên cầu. Thời gian phun lửa là 2 phút và tiếp theo đó là 3 phút phun nước. Chính lối kiến trúc độc đáo này đã giúp Cầu Rồng trở thành một công trình điểm nhấn đặc biệt ở Đà Nẵng.
Phun lửa
Theo thiết kế thì con rồng trên thân cầu có khả năng phun lửa trong 2 phút. Theo chỉ đạo của thành phố thì việc phun lửa phải ngắt đoạn, tạo ra những quầng lửa có đường kính 2-3 mét và đi xa từ 8-10 mét. Quầng lửa này cũng phải có tính thẩm mỹ cao và hài hòa với cảnh quan môi trường, tuyệt đối không được làm hư hại đến bề mặt cũng như kết cấu của công trình. Ngọn lửa nghiêng từ 15 đến 45 độ, hướng lên trên và đặc biệt là không có tàn lửa hoặc dầu rơi xuống.
Trên thực tế thì trong lần thử nghiệm phun lửa ngày 26/3/2013, Cầu Rồng đã phun được 9 quả cầu lửa đường kính 3-4 mét và xa tới 10-15 mét. Trong tương lai, hệ thống phun lửa của Cầu Rồng sẽ được cải tiến kiểu rồng ngậm ngọc. Cụ thể, khi phun lửa thì nửa phía trước viên ngọc được mở ra để rồng phun lửa. Khi phun xong, viên ngọc sẽ tự động được đóng lại.
Phun nước
Việc phun nước được triển khai thuận lợi hơn so với phun lửa. Chi phí cho một đêm rồng phun nước (trong 3 phút) cũng không quá tốn kém, chỉ từ 200.000 VND đến 250.000 VND theo giá năm 2013. Rồng phun thành luồng nước hơi cực đẹp, thể hiện ước nguyện và khát vọng vươn xa trong tương lai của thành phố Đà Nẵng.
Hoàng Thành Huế
Nói đến các công trình kiến trúc nổi tiếng ở Việt Nam mà bỏ qua Hoàng Thành Huế thì quả là một thiếu sót lớn. Công trình này là vòng thứ hai của kinh thành Huế. Hoàng Thành Huế có chức năng bảo vệ hệ thống cung điện bên trong của nhà Nguyễn và bảo vệ tử cấm thành. Hiện nay, Hoàng Thành Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.
Lịch sử xây dựng Hoàng Thành Huế
Sau khi lật đổ nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã chọn Phú Xuân, Huế là kinh đô của mình. Hoàng Thành Huế được vua cho xây dựng vào năm 1805. Tuy nhiên, phải đến năm 1833, đời vua Minh Mạng thì hệ thống cung điện với hơn 100 công trình ở trong Hoàng Thành Huế mới được hoàn thiện.
Tháng 4 năm 1805, nhà Nguyễn bắt đầu xây dựng kinh thành cho mình. Hơn 3 vạn lính và dân phu được điều động đến đây. Đến năm 1807, thêm 8 vạn lính được đưa thêm vào để xây dựng kinh thành. Năm 1818, công trình được xây gạch ở 2 mặt phía tây và phía nam. Năm 1822, xây gạch ở phía Đông và phía Bắc. Năm 1832, việc thi công xây dựng được hoàn tất và tu sửa nhiều lần sau đó.
Kiến trúc Hoàng Thành Huế
Là một trong các công trình kiến trúc nổi tiếng ở Việt Nam, Hoàng Thành Huế có mặt bằng xây bằng gạch, mỗi bề khoảng 600m, chiều cao 4m và dày đến 1m. Xung quanh công trình có hệ thống hào bảo vệ và có 4 cửa để ra vào. Cửa chính gọi là Ngọ Môn, nằm ở phía Nam, phía Đông là cửa Hiển Nhơn, phía Tây là cửa Chương Đức và phía Bắc là cửa Hòa Bình. Hệ thống hào và hồ xung quanh thành đều được gọi chung một cái tên là Kim Thủy.
Toàn bộ hệ thống cung điện ở bên trong Hoàng Thành Huế đều được thiết kế trên một trục đối xứng. Trục chính giữa chính là công trình dành cho vua. Các công trình cong lại ở hai bên đều được phân bố chặt chẽ theo khu vực với nguyên tắc “tả nam hữu nữ” và “tả văn hữu võ”. Đối với các miếu thờ thì sắp xếp theo nguyên tắc “tả chiêu hữu mục”.
Nhà thờ Con Gà Đà Lạt
Nhà thờ Con Gà là một trong các công trình kiến trúc nổi tiếng ở Việt Nam. Đây là một công trình mang kiến trúc cổ xưa với phong cách châu Âu và gắn liền với lịch sử phát triển của Đà Lạt.
Lịch sử xây dựng nhà thờ Con Gà
Nhà thờ Con Gà là công trình gắn với lịch sử hình thành và phát triển của Đà Lạt. Năm 1893, bác sĩ Alexandre Yersin cùng với linh mục Robert cùng khám phá ra Đà Lạt. Đến năm 1917, Nicolas Couveur – linh mục quản lý MEP tại Viễn Đông tìm đến Đà Lạt với mục đích tìm một nơi nghỉ dưỡng cho những giáo sĩ. Tại đây, ông đã cho xây dựng lên một viện dưỡng giáo đồ, hiện nay là một phần của nhà xứ. Cuối tháng 4 năm 1920, giám mục Quinton đã thành lập lên Giáo phận Đà Lạt.
Ngày 10/5/1920, cha xứ đầu tiên của giáo sở tại Đà Lạt là Frédéric Sidot đã cho xây thánh đường HIC DOMUS EST DEI (nhà của thiên chúa). Thánh đường dài 24m và rộng 7m, cao 5m được gắn liền với cánh tả của viện dưỡng giáo đồ Nicolas cho xây dựng. Nhà thờ Con Gà được khởi công xây dựng vào ngày 19/7/1931. Giám mục Colomban Dreyer chính là người đặt viên đá đầu tiên cho công trình này. Nhà thờ Con Gà xây theo đồ án của Nicolas, cũng chính là cha sở lúc bấy giờ. Phải mất đến 11 năm, công trình này mới được hoàn thành.
Kiến trúc của nhà thờ Con Gà
Kiến trúc của nhà thờ Con Gà rất đặc biệt, xứng đáng xếp vào một trong các công trình kiến trúc nổi tiếng ở Việt Nam. Công trình này được thiết kế theo đúng “kiểu mẫu” của các nhà thờ công giáo ở châu Âu. Kiến trúc của nó tiêu biểu cho trường phái Roman. Mặt bằng của nhà thờ được thiết kế theo hình chữ thập, tương đương với hình của chiếc thánh giá với chiều dài 65m, chiều rộng 14m và có tháp chuông cao 47m. Từ độ cao của tháp chuông, người có có thể nhìn được mọi nơi trong thành phố Đà Lạt. Cửa chính của nhà thờ được hướng về ngọn núi Langbiang.
Nội thất của thánh đường gồm 1 gian lớn ở giữa kết hợp với 2 gian nhỏ ở khu vực hai bên. Mặt cắt của công trình thể hiện hệ cuốn dạng cung nguyên và có dãy cuốn, hệ vòm nôi. Tất cả các cột đều có hệ đầu cột được mô phỏng dạng cổ điển kết hợp tự phát. Mặt bằng và mặt đứng của công trình đều được thiết kế đối xứng một cách nghiêm ngặt theo lối cổ điển.
Nhà thờ Đức Bà – Một trong các công trình kiến trúc nổi tiếng ở Việt Nam
Công trình cuối cùng góp mặt vào danh sách các công trình kiến trúc nổi tiếng ở Việt Nam chính là nhà thờ Đức Bà ở thành phố Hồ Chí Minh. Nhà thờ có nguyên vật liệu xây dựng của Pháp và chiếc đồng hồ trước mái vòm của Thụy Sĩ. Nhà thờ Đức Bà thu hút rất nhiều du khách tham quan trong và ngoài nước.
Lịch sử xây dựng nhà thờ Đức Bà
Nhà thờ Đức Bà trải qua quá trình xây dựng lâu dài, được tu sửa và bổ sung nhiều lần mới làm nên tuyệt tác như ngày nay.
Nhà thờ đầu tiên
Khi vừa chiếm được Sài Gòn, thực dân Pháp đã lập nhà thờ để làm chỗ cử hành thánh lễ cho những người theo Công giáo. Nhà thờ đầu tiên được xây dựng ở đường Số 5 – nay là đường Ngô Đức Kế. Đây vốn là một ngôi chùa nhỏ của người Việt bị bỏ hoang trong chiến tranh. Chính linh mục Lefebvre đã cho tu sửa lại thành nhà thờ. Do diện tích nhà thờ này quá nhỏ nên năm 1863, đô đốc Bonard quyết định cho xây một nhà thờ khác bằng gỗ ở bên bờ “Kinh Lớn”. Năm 1865, nhà thờ này được gọi là nhà thờ Saigon rồi được cải tạo thành trường học cho đến khi nhà thờ lớn được xây dựng xong.
Nhà thờ thứ hai
Tháng 8 năm 1876, Duperré – tổng thống Nam Kỳ tổ chức cuộc thi vẽ đồ án thiết kế cho nhà thờ mới. Đồ án của kiến trúc sư J.Bourard đã được lựa chọn với phong cách kiến trúc Roman pha trộn với Gothic. Sau đó, cũng chính vị kiến trúc sư này là người trúng thầu xây dựng và giám sát trực tiếp cho công trình. Mọi vật liệu xây dựng công trình đều được mang từ Pháp qua. Nhà thờ được xây dựng trong 3 năm. Ngày 11/4/1880, trong lễ phục sinh cũng chính là lễ khánh thành nhà thờ có sự tham gia của tổng thống Nam Kỳ Le Myre de Vilers. Giữa vườn hoa phía trước nhà thờ có bức tượng đồng giám mục Bá Đa Lộc. Tuy nhiên, năm 1945, bức tượng này bị chính quyền Trần Trọng Kim phá bỏ.
Nhà thờ mang danh hiệu Đức Bà
Năm 1958, vị linh mục Giuse Phạm Văn Thiên phụ trách cai quản giáo xứ Sài Gòn đã cho tạc tượng đức mẹ hòa bình bằng đá cẩm thạch trắng Carrara (Ý). Tượng được tạc ở Ý và khi hoàn tất thì vận chuyển qua Việt Nam năm 1959. Linh mục Phạm Văn Thiên đã viết kinh cầu nguyện xin đức mẹ cho Việt Nam Hòa bình. Sau đó, ông đọc cho đông đảo quan khách có mặt lúc đó cùng nghe. Sau sự kiện này, nhà thờ được gọi với các tên là nhà thờ Đức Bà cho đến ngày nay.
Xem thêm: Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính theo thông tư 133 gồm những gì?
Kiến trúc của nhà thờ Đức Bà
Nhà thờ Đức Bà mang đậm lối kiến trúc Roman. Khi vừa nhìn qua, chúng ta đều sẽ thấy nhà thờ này mang phong cách của phương tây. Hầu hết các nguyên vật liệu xây dựng nhà thờ đều được mang từ Pháp sang. Công trình được tính toán tỉ mỉ đến từng chi tiết, chuẩn mực và chính xác đến độ hoàn hảo. Đến nay, công trình vẫn giữ được màu gạch hồng tươi và không hề bị rêu bám vào.
Khu thánh đường gồm có 56 cửa kính màu nhập từ Pháp với chiều dài 133n, rộng 35m. Công trình có thiết kế đối xứng, chiều cao được giảm dần về phía sau, đỉnh tháp chuông trước nhà thờ chính là khu vực cao nhất, tiếp đó lần lượt đến các khu chính diện, hậu cung, nhà nguyện và nhà đọc kinh. Thánh đường của nhà thờ mang không khí trang nghiêm và yên tĩnh cùng với những nét kiến trúc nổi bật, hiệu ứng ánh sáng đã làm nên một không gian tuyệt tác để mọi người khám phá và chiêm ngưỡng. Đây là một công trình kiến trúc có giá trị lịch sử của nước ta.
Trên đây là tổng hợp các công trình kiến trúc nổi tiếng ở Việt Nam. Ngoài các công trình trên, Việt Nam còn rất nhiều công trình khác cũng có kiến trúc rất nổi bật. Những công trình này không chỉ là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam mà còn là điểm đến hấp dẫn của bạn bè quốc tế. Hãy theo dõi thêm nhiều bài viết tin tức của MeeyLand để biết thêm nhiều điều hữu ích nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!