Quy trình thi công đổ bê tông cọc khoan nhồi

Đổ bê tông cọc khoan nhồi là một trong những giải pháp xây dựng được áp dụng phổ biến trong xây dựng hiện nay. Và quy trình khoan nhồi diễn ra như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Trạm bê tông tươi để hiểu rõ thêm nhé!

Đổ bê tông cọc khoan nhồi

Trước khi tìm hiểu về quá trình đổ bê tông cọc khoan nhồi ta cần hiểu được cọc khoan nhồi là gì và ứng dụng của chúng trong xây dựng.

Quá trình đổ bê tông cọc khoan nhồi
Quá trình đổ bê tông cọc khoan nhồi

Thế nào là cọc bê tông khoan nhồi?

Cọc bê tông khoan nhồi hiện đang là một trong số những giải pháp xây dựng phổ biến được áp dụng tại nhiều công trình xây dựng nhà cao tầng. Đổ bê tông cọc khoan nhồi có tác dụng làm tăng độ bền vững theo thời gian và đảm bảo độ an toàn cho quá trình sử dụng.

Quy trình thi công đổ bê tông cọc khoan nhồi có yêu cầu rất cao về mặt kỹ thuật. Chính vì thế khi thi công đổ bê tông cọc khoan nhồi đòi hỏi chủ đầu tư phải lựa chọn đơn vị thi công uy tín, có kinh nghiệm.

Ưu điểm của cọc bê tông khoan nhồi

Đối với cọc khoan nhồi có thể sử dụng cả hai biện pháp là khoan tự hành hoặc khoan thủ công bằng giàn khoan. Việc này giúp cho việc thi công cọc khoan nhồi có thể dễ dàng thi công trên mọi địa hình phức tạp. Đồng thời khi thi công cũng không gây trồi đất hay sụt lún ảnh hưởng các công trình ở xung quanh.

Ngoài ra, việc bố trí cọc sẽ dễ dàng hơn do số lượng cọc bên trong đài cọc ít hơn. Nhìn chung, cọc khoan nhồi có độ an toàn cao hơn cũng như là thời gian và chi phí thi công tiết kiệm hơn rất nhiều so với các loại cọc bê tông khác.

Bên cạnh đó, mũi cọc khoan nhồi có độ sâu và tiết diện cọc lớn hơn nên khả năng chịu tải cũng được tăng lên. Loại cọc này được đánh giá là có khả năng chịu lực cao hơn khoảng 1,2 lần so với các biện pháp thi công khác nên có thể dễ dàng thi công tại các công tình lớn có tải trọng nặng, địa hình phức tạp.

Cọc khoan nhồi có nhiều ưu điểm nên được ưu tiếnwr dụng trong các công trình xây dựng
Cọc khoan nhồi có nhiều ưu điểm nên được ưu tiên sử dụng trong các công trình xây dựng

Tuy nhiên, cọc khoan nhồi vẫn còn tồn tại một số nhược điểm chưa thể khắc phục được như:

+ Chi phí thi công còn cao

+ Đòi hỏi các yêu cầu kỹ thuật khắt khe trong quá trình thi công

+ Khâu kiểm tra chất lượng của cọc còn bị hạn chế

+ Thời gian thi công kéo dài và bị hạn chế khi thi công trong môi trường sình lầy.

Ứng dụng của việc đổ bê tông cọc khoan nhồi

Cọc khoan nhồi khi được đổ bê tông sẽ có kết cấu vững chắc và có độ an toàn cao nên được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng như:

Cọc khoan nhồi được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng
Cọc khoan nhồi được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng

+ Các công trình dân dụng: nhà ở, nhà cấp 4, nhà phố, nhà cao tầng,…

+ Các công trình có kết cấu tải trọng lớn: kháhc sạn, trung tâm thương mại, nhà hàng, chung cư,…

+ Cùng một số công trình cầu, cảng vượt sông, bến tàu, cảng biển,…

Xem thêm:

  • Báo giá con kê bê tông cập nhật mới nhất 2022

Các bước thi công cọc khoan nhồi

Quá trình thi công cọc khoan nhồi được diễn ra theo thứ tự các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị, định vị vị trí tim cọc và đài cọc

Quá trình định vị vị trí của cọc là bước vô cùng quan trọng nhằm xác định một cách chính xác vị trí của các trục, tim, các điểm giao nhau và xác định được vị trí của từng tim cốt khác nhau trên mỗi cọc để từ đó lên phương án thiết kế.

+ Giác móng: cần định vị được vị trí các trục trung gian để đưa trục ra khỏi phạm vi thi công móng đồng thời dùng các cột bê tông chôn sâu dưới đất để cố định các mốc lại.

+ Xác định vị trí tim cọc bằng cách đóng các cọc tiêu thép đường kính 14cm, dài 1,5m sao cho vuông góc với nhau.

Quá trình thi công cọc khoan nhồi
Quá trình thi công cọc khoan nhồi

Bước 2: Tiến hành rung hạ ống vách và khoan tạo lỗ cho cọc

+ Ống vách được dùng để định vị, dẫn hướng đi cho máy khoan, ổn định bề mặt hố khoan đồng thời chống sập hố, bảo vệ hố khoan khỏi đất đá hay các thiết bị có thể rơi xuống. Ống vách cũng giống như sàn đỡ tạm để lắp dựng cốt thép.

+ Hạ ống vách: Để hạ ống vách ta cần chuẩn bị máy rung sau đó lắp máy vào ống vách và bắt đầu rung hạ ống vách với tâm móng có sai số lớn hơn 30mm.

Sau khi hạ xong ống vách, để kiểm tra độ thẳng đứng ta sử dụng thước nivo áp vào thành trong ống vách để kiểm tra.

+ Khoan tạo lỗ: Đợi đến khi mũi khoan chạm đến đáy hố mới bắt đầu tiến hành quay với tốc độ chậm sau đó nhanh dần. Lưu ý:

  • Trong quá trình khoan có thể nâng lên hạ xuống 1-2 lần để làm giảm ma sát ở thành đống thời lấy đầy đất vào gầu.
  • Nên quay ở tốc độ thấp để tăng mô men quay.

Bước 3: Vét đáy hố khoan

Cần xác định được chiều sâu của lớp mùn khoan cần nạo vét là bao nhiêu để có phương án nạo vét lớp mùn này do nó ảnh hưởng đến khả năng làm việc của cọc có đạt hiệu quả hay không. Có thể dùng gầu hình trục khi nạo vét lớp mùn.

Sau khi hố khoan đạt đến độ sâu như trong thiết kế thì có thể tiếp tục tiến hành thi công cọc nhồi.

Bước 4: Thổi rửa đáy hố khoan

Có thể thổi rửa đáy hố khoan bằng cách dùng cẩu thả ống và các ống này được nối với nhau bằng ren, đường kính là F90. Phía trên ống sẽ có hai cửa: 1 cửa nối với ống dẫn để thu hồi dung dịch bentonite và cát còn 1 cửa dẫn khí F45.

Bơm khí với áp suất 7atm và duy trì trong suốt thời gian thổi rửa sau đó kiểm tra các dụng dịch ở đáy và giữa hố khoan lên kiểm tra. Nếu các dung dịch đó đã đạt yêu cầu thì có thể dừng lại để tiếp tục chuẩn bị cho công tác lắp dựng cốt thép.

Quá trình thi công cọc khoan nhồi
Quá trình thi công cọc khoan nhồi

Bước 5: Tiến hành đổ bê tông vào lỗ khoan

Sau khi vét lỗ khoan ít nhất 3 giờ thì có thể tiến hành đổ bê tông. Trong trường hợp quá trình thi công quá dài cần kiểm tra mẫu dung dịch ở đáy hố. Nếu mẫu dung dịch không đạt thì phải lưu chuyển dung dịch đến khi đạt yêu cầu mới tiếp tục.

Đối với mẻ bê tông đầu tiên, cần dùng nút bằng bao tải chứ vữa xi măng nhão để đảm bảo bê tông không tiếp xúc với nước hay dung dịch khoan. Lưu ý khi tiến hành đổ bê tông cần loại bỏ khoảng chân không.

Bước 6: Lấp đầu cọc nhồi bằng đá

Sau khi đã đổ bê tông xong xuôi tiến hành tháo dỡ toàn bộ các giá đỡ ống ở phần trên đồng thời cắt các thanh thép treo ở trên lồng thép.

Tiếp đến dùng đá 1×2 và đá 4×6 để lấp vào vị trí đầu cọc và lấp bằng bề mặt đất.

Bước 7: Rút ống vách

Bước này đòi hỏi người thực hiện phải có tay nghề cao bởi phải sử dụng đến máy rung đằm xuống và rút ống một cách từ từ.

Cọc bê tông khoan nhồi và cọc ép bê tông cái nào tốt hơn?

Cả cọc khoan nhồi và cọc ép đều là những yếu tố để tạo nên cọc bê tông cốt thép có khả năng chịu lực lớn để nâng đỡ tải trọng của các công trình. Mỗi loại sẽ có những ưu – nhược điểm riêng phù hợp với từng loại công trình. Cụ thể như trong bảng sau:

LOẠI CỌC ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM CỌC KHOAN NHỒI

  • Có đường kính và chiều sâu cọc lớn nên độ chịu tải có thể lên đến hàng nghìn tấn.
  • Không gây ảnh hưởng đến các công trình bên cạnh khi thi công
  • Dễ dàng thi công qua các địa hình cứng, có lớp cát dày
  • Tiết kiệm chi phí do chỉ phải bố trí lượng thép ít hơn ở.
  • Quá trình kiểm tra chất lượng cọc phức tạp, gây tốn kém chi phí.
  • Quá trình khoan tạo lỗ làm giảm đáng kể ma sát của thành cọc với mặt đất.
  • Quá trình xử lý khi xảy ra lỗi cũng khó khăn, có khi phải phá bỏ gây tốn kém thời gian và chi phí.
  • Yêu cầu kỹ thuật cao khi thi công.
  • Giá thành khá cao.

CỌC ÉP

  • Khi thi công không phát ra tiếng ồn quá lớn và không gây ảnh hưởng các công trình xung quanh.
  • Dễ dàng kiểm soát chất lượng cọc do có thể ép thử từng đoạn cọc nhỏ trước để từ đó xác định được khả năng chịu tải của cọc ra sao trong lượt ép cuối cùng.
  • Không thi công được với những cọc có sức chịu tải lớn và không thể xuyên qua các địa hình có lớp đất dày.
  • Tốn thời gian chuẩn bị và dọn dẹp mặt bằng.
  • Cần phải vận chuyển bê tông đến công trình trước 1-2 ngày.
  • Chiều sâu của cọc khi thi công chỉ đạt mức trung bình.
  • Cần trải qua nhiều khâu kiểm định chất lượng cọc ép.

Bảng giá thi công đổ bê tông cọc khoan nhồi

Giá thi công cọc khoan nhồi đã bao gồm cả chi phí vật tư lẫn chi phí nhân công trong đó. Tùy thuộc vào điều kiện, quy mô của mỗi công trình sẽ có một giá khác nhau. Bảng báo giá dưới đây của Trạm bê tông tươi nhằm cung cấp thông tin cho quý kháhc tham khảo để có thể dự trù chi phí hợp lý cho công trình của mình:

STT

Đường kính cọc nhồi

(mm)

Giá nhân công

(VNĐ)

Giá vật tư

(VNĐ)

1

D300

180.000

260.000

2

D400

220.000

340.000

3

D500

260.000

450.000

4

D600

300.000

650.000

5

D800

700.000

950.00

6

D1000

950.000

1.200.000

Ngoài ra quý khách hàng có thể tham khảo thêm giá bê tông tươi của chúng tôi để có thể lựa chọn được loại mác bê tông nào với công trình của mình

Trạm bê tông tươi – Đơn vị cung cấp cọc nhồi bê tông uy tín tại Hà Nội

Trạm bê tông tươi là đơn vị đi đầu trong cung cấp dịch vụ khoan cọc nhồi, ép cọc bê tông,… uy tín nhất hiện nay. Đến với Trạm bê tông tươi xin cam kết với quý khách hàng:

+ Các trang thiết bị, máy móc hiện đại kết hợp với dây chuyền tiên tiến được cập nhật mỗi ngày để bắt kịp các bước tiến mới trong ngành đảm bảo luôn mang đến cho khách hàng các sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.

+ Khi làm việc chúng tôi luôn đặt chữ “tâm” lên hàng đầu, ưu tiên sự hài lòng của khách hàng lên vị trí số 1 và lấy đó làm mục tiêu hoạt động và phát triển.

+ Đội ngũ kỹ sư, giám sát, công nhân thi công chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm thực tế, luôn đặt trọn tâm huyết trong mỗi dự án xây dựng dù lớn hay nhỏ.

+ Cung cấp sản phẩm với mức giá cạnh tranh cùng các dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình.

+ Đảm bảo thời gian hoàn thiện theo đúng thời gian cam kết trong hợp đồng.

Liên hệ ngay với Trạm bê tông tươi để nhận được tư vấn, giải đáp thắc mắc ngay hôm nay qua địa chỉ:

Website: Trambetongtuoi.com

Hotline: 0923.575.999

Gmail: [email protected]