Bộ tam sên (có nhiều nơi còn gọi là bộ tam sanh) là lễ vật không thể thiếu khi cúng Thần Tài? Vậy bộ tâm sên là gì? Bộ tam sên gồm những gì? Cúng bộ tam sên có ăn được không? Để giải đáp những thắc mắc trên mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây
Thần Tài là một trong những vị thần linh có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Từ hàng ngàn đời và cho đến hiện nay nếu chúng ta muốn trở nên giàu có, rủng rỉnh tiền bạc. Gặp nhiều may mắn, thuận lợi thì không thể nào thiếu đi. Sự phù trợ của Thần Tài – vị thần cai quản tiền bạc trên thiên đình và cả dưới hạ giới.
Bộ tam sên cúng thần tài thổ địa
Thần Tài ở nước ta thường được đi chung với Ông Địa và cùng đặt chung trên một bàn thờ. Nên khi cúng lễ Thần Tài là chúng ta cũng cúng lễ Ông Địa. Bởi vậy mà rất nhiều người cảm thấy băn khoăn. Không biết nên phải chọn lễ vật cúng nào cho phù hợp với cả hai vị thần linh? Thực ra điều này bạn không phải quá lo lắng hay băn khoăn bởi Thần Tài và Ông Địa. Từ xưa đã nổi tiếng là những vị thần linh dễ gần, luôn vui vẻ, sảng khoái và thân thiện. Với con người nên các đồ vật cúng lễ có thể không cần phải quá cầu kỳ.
Nhưng có một điều bạn cần phải lưu ý khi cúng lễ Thần Tài. Vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch (ngày vía Thần Tài hàng năm). Hoặc vào các ngày lễ tết, mùng 1 và 15 thì có một lễ vật bạn. Không thể thiếu được trong mâm cúng Thần Tài đó chính là bộ tam sên.
Đôi nét về bộ tam sên cúng thần tài
Tại sao bộ tam sên lại được xem là lễ vật không thể thiếu khi cúng Thần Tài? Có rất nhiều điều liên quan đến bộ tam sên mà mọi người vẫn chưa biết đến. Trong đó vấn đề cúng bộ tam sên có ăn được không là điều nhận được sự quan tâm nhiều nhất? Ngay dưới đây sẽ là câu trả lời cho những điều thắc mắc, băn khoăn của bạn về vấn đề này.
Mặc dù Thần Tài là vị thần linh nổi tiếng không chỉ ở nước ta. Mà còn ở nhiều quốc gia khác trong khu vực Châu Á. Nhưng khi ở Việt Nam thì phong tục thờ cúng Thần Tài có nhiều sự khác biệt so với các nước khác. Điều khác biệt rõ nét nhất đó chính là việc có thêm sự xuất hiện của bộ tam sên trong mâm cúng Thần Tài. Vào những dịp quan trọng trong năm.
Việc cúng lễ Thần Tài không phải là điều gì xa lạ với mỗi người chúng ta. Vì nhà nhà, các cửa hàng, quán ăn…đều có mặt bàn thờ Thần Tài. Và nếu muốn nhận được sự phù hộ của ngài. Thì có nơi còn phải thắp hương đều đặn hàng ngày. Chứ không chỉ riêng vào ngày mùng 1, rằm hay ngày vía Thần Tài. Dù quen thuộc như vậy nhưng thực tế là có nhiều người. Vẫn không hiểu rõ lắm về việc phải cúng bộ tam sên.
Bộ cúng tam sên gồm những gì?
Theo những tài liệu được ghi chép lại cũng như ý kiến từ các chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa và tâm linh. Thì bộ tam sên (có nhiều nơi còn gọi là bộ tam sanh) là một lễ vật cúng mang tính tượng trưng rất cao. Bộ tam sên gồm:
- Có 1 miếng thịt lợn luộc (đòi hỏi thịt lợn phải có cả phần bì, có nạc, có mỡ).
- Cùng 1 quả trứng luộc (có thể là trứng gà hoặc trứng vịt).
- 1 con tôm luộc (hoặc một con cua luộc).
Cùng tìm hiểu về ý nghĩa của bộ tam sên
3 món đồ nằm trong bộ tam sên mang trong mình sự tượng trưng. Cho 3 yếu tố là Thổ – Thiên và Thủy (nếu được hiểu nôm na ra là Đất – Trời và Nước). Có thể nói đây là 3 yếu tố cực kỳ quan trọng, không thể thiếu được trong cuộc sống của một con người. Và khi chúng ta dâng cúng Thần Tài 3 yếu tố quan trọng này. Thì sẽ thể hiện được tấm lòng biết ơn, thành kính một cách rõ nét nhất. Những mong ngài sẽ nhận lễ vật và phù hộ cho.
Trong số các lễ vật của bộ tam sên thì miếng thịt luộc mang ý tượng trưng cho Thổ, trứng luộc tượng trưng cho Thiên và tôm luộc (hoặc cua luộc) tượng trưng cho Thủy. Đây là ý nghĩa tượng trưng rất rõ ràng và dù là ở tỉnh thành nào trên cả nước ta thì bộ tam sên luôn xuất hiện trên mâm cúng Thần Tài.
Ngoài mang ý nghĩa tượng trưng cho Thổ – Thiên và Thủy ra thì bộ tam sên còn mang một ý nghĩa khác nữa. Theo kinh Lăng Nghiêm thì Đức Phật đã phân chia chúng sinh ra thành 4 loài là Thai sinh, Thấp sinh, Noãn sinh và Hóa sinh. Bộ tam sên được xem là biểu tượng cho Thai sinh, Noãn sinh và Hóa sinh khi quả trứng “noãn” là loài được sinh ra từ trứng, “thai” là loài được sinh ra từ nguyên con (thịt lợn) và “thấp” là loài được sinh ra từ môi trường thiên nhiên (tôm, cua).
Bên cạnh hai ý nghĩa tượng trưng trên thì bộ tam sên còn được ghi nhận với rất nhiều ý nghĩa mang tính nổi bật như:
- Thể hiện nét văn hóa phong tục truyền thống đặc sắc riêng của dân gian Việt Nam đã được truyền lại từ nhiều đời nay
- Biểu hiện sâu sắc sự thành tâm của gia chủ đối với Thần Tài
- Thể hiện sự cầu mong của người cúng là được Thần Tài ban cho sự may mắn, tiền bạc, luôn gặp nhiều hanh thông, may mắn
- Tạo ra được một tinh thần lạc quan, thoải mái cho gia chủ sau khi làm lễ cúng xong và bắt đầu tiến hành công việc
Có một điều đặc biệt về mặt ý nghĩa của bộ tam sên có liên quan đến những điều dân gian truyền miệng về sở thích của Thần Tài. Tương truyền là xưa kia khi trong một lần say rượu Thần Tài đã bị rơi xuống trần gian khiến ông mất trí nhớ và quên mất mình là ai. Ông đã sống dưới trần gian một thời gian dài và trong quãng thời gian này ông rất thích ăn chuối chín, thịt lợn, uống rượu, ăn tôm, cua biển. Xuất phát từ điều này mà nhiều người tin rằng việc cúng bộ tam sên là điều phù hợp với cả quan niệm của Trời Đất, Phật giáo lẫn sở thích riêng của Thần Tài.
Bộ tam sên được dùng trong lễ cúng nào của người Việt?
Chính bởi những ý nghĩa quan trọng kể trên mà bộ tam sên được xem là lễ vật không thể thiếu được khi bạn phải chuẩn bị mâm cúng Thần Tài vào các dịp trong năm. Ngoài ra, bộ tam sên còn được dùng trong một số lễ cúng quan trọng khác của người Việt như:
- Cúng lễ khai trương cửa hàng, quán ăn, shop bán hàng, công ty, xưởng sản xuất….
- Cúng lễ giải hạn hoặc tam tai
- Cúng lễ đầy tháng, thôi nôi
- Cúng lễ động thổ làm nhà, lễ nhập trạch…
- Cúng lễ khi khách hàng muốn mở buôn bán kinh doanh (dù là hình thức trực tiếp hay online)
Bên cạnh những lễ cúng này thì có nhiều gia đình, công ty, cửa hàng còn chuẩn bị cả bộ tam sên khi cúng vào ngày mùng 1, ngày rằm để cầu mong được Thần Tài phù hộ cho gặp nhiều may mắn, buôn bán hanh thông, thuận lợi, tiền vào ào ào như nước.
Mâm cúng thần tài thổ địa đơn giản
Nếu muốn nhận được sự phù hộ của Thần Tài thì ngoài việc chuẩn bị bộ tam sên ra bạn còn cần phải sắm sửa các lễ vật sau trong mâm cúng:
- Nhang (hương) 1 bó
- 1 đôi nến (có thể thay bằng đèn dầu)
- 3 hũ đựng gạo, muối và nước (thường thì 3 hũ này được đặt trên bàn thờ từ ngày vía Thần Tài cho đến hết năm mới thay cái mới)
- 1 đĩa đựng muối sạch và gạo trắng
- 3 chén nước trắng
- 3 chén rượu
- Bộ tiền vàng truyền thống
- Bình hoa tươi với số bông hoa là lẻ và nên chọn loại hoa có màu sắc sặc sỡ, tươi sáng như hoa hồng, hoa ly, hoa đồng tiền…
- Tiền lẻ với các mệnh giá
- Đĩa đựng trầu cau (có thể là 1 lá trầu và 1 quả cau hoặc là bộ trầu cau đã được têm thành hình cánh phượng)
- 1 đĩa xôi
- 1 bát chè
- 1 gói chè
- 1 bao thuốc lá
- Đĩa hoa quả với 5 loại quả
- Đĩa đựng bánh kẹo (có thể chọn bánh kẹo hiện đại hay bánh kẹo truyền thống đặc sản của mỗi vùng)
- Bộ y phục dành cho thần linh
- Phẩm oản
Tùy thuộc vào điều kiện về tài chính mà bạn có thể sắm sửa thêm một số lễ vật khác. Trong mâm cúng Thần Tài như nước ngọt, bia, cá lóc nướng, bánh hỏi, cháo trắng…Bạn nên lưu ý là dù chọn lễ vật như thế nào. Thì cũng cần phải đảm bảo được độ tươi ngon về mặt hình thức và độ đảm bảo về mặt chất lượng. Bên cạnh đó thì còn lưu ý tới việc bày các lễ vật lên trên mâm cúng thần tài sao cho hài hòa, bắt mắt.
Cúng bộ tam sên có ăn được không?
Để có được bộ cúng tam sên hoàn hảo với hình thức bên ngoài đẹp mắt và chất lượng bên trong. Đảm bảo ngon thì bạn cần phải dành ra nhiều thời gian, công sức. Từ việc chọn mua nguyên liệu cho đến việc về chế biến và bày biện lên trên mâm cúng. Tuy mất công sức và thời gian như vậy nhưng khi đặt bộ tam sên lên mâm cúng. Bạn mới thấy được giá trị của món đồ lễ này.
Thông thường thì khi cúng Thần Tài xong bạn sẽ tiến hành việc hóa vàng mã. Và hạ lộc xuống để cho mọi người thụ lộc. Nhưng có nhiều người băn khoăn không biết là bộ tam sên. Có hạ xuống để thụ lộc được không? Câu trả lời là hoàn toàn “Có”.
Bộ tam sên cũng giống như những lễ vật khác trong mâm cúng sau khi đã hoàn thành xong. Việc cúng lễ thì bạn có thể hạ xuống để cho tất cả mọi người cùng thụ lộc. Điều này vừa giúp cho bạn nhận được nhiều lộc từ Thần Tài hơn lại vừa không lãng phí lương thực.
Tag: Bộ tam sên cúng thôi nôi | Bộ tam sên cúng sửa nhà | Bộ tam sên cúng xây nhà | Bộ tam sên cúng đầy tháng | Bộ tam sên cúng mụ | Bộ tam sên cúng sửa nhà | Bộ tam sên cúng thôi nôi | Bộ tam sên cúng thôi nôi gồm những gì | Cúng tam sên xong có ăn được không | Bộ tam sên gồm những gì?
Đồ Cúng Việt Nam – Cung cấp mâm cúng trọn gói
Và nếu bạn không có nhiều thời gian để chuẩn bị bộ tam sên cùng các lễ vật khác. Trong mâm cúng Thần Tài vào những dịp lễ quan trọng trong năm hay ngày mùng 1, ngày rằm. Thì hãy liên hệ với Đồ Cúng Việt Nam – đơn vị chuyên cung cấp mâm cúng trọn gói.
Với cam kết đảm bảo hình thức đẹp, chất lượng tốt chắc chắn sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng. Đặc biệt mức giá thành mà Đồ Cúng Việt Nam đưa ra được đánh giá là cực kỳ phải chăng. Giúp bạn có thể tiết kiệm chi phí một cách tối ưu nhất so với việc tự đi mua đồ lễ. Đó là chưa kể tới việc bạn sẽ tiết kiệm được cả công sức và thời gian nữa.
Qua bài viết bạn đã biết được câu trả lời cho điều băn khoăn. Liên quan đến việc cúng bộ tam sên có ăn được không? Mong là điều này sẽ giúp ích cho bạn.
Tag: bộ tam sên | cúng tam sên | tam sên | bộ tam sên cúng thần tài | tam sên cúng thần tài | bộ tam sên cúng khai trương | bộ tam sên cúng sửa nhà | bộ tam sên cúng thần tài thổ địa | bộ tam sên cúng ông địa | dĩa tam sên cúng thần tài | bộ tam sên gồm những gì? Cúng tam sên xong có ăn được không
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!