Cây dừa vốn gắn liền với làng quê Việt Nam. Không chỉ tỏa bóng mát trên mỗi con đường làng, dừa còn mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, vật dụng và sức khỏe cho người dân. Đặc biệt là phần trái, với thành phần dinh dưỡng phong phú mà nó mang lại nhiều tác dụng bất ngờ. Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Dừa là gì?
Mô tả
Dừa có tên khoa học là Cocos nucifera L., họ cau Arecaceae.
Cây thân đơn trục, có thể cao tới 30m, thân trụ thẳng đứng.
Lá to, đơn, xẻ thùy lông chim 1 lần, tập trung ở đầu thân. Tán lá dày đặc. Cuống lá và gân chính dài 4-6m. Lá kèm thường chuyền thành bẹ dạng lưới ôm lấy thân cây. Cụm hoa nằm trên các bẹ lá. Trên cùng một bông mo, hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới.
Quả hạch, vỏ ngoài màu lục bóng nhẵn, nổi rõ 3 gờ. Lớp vỏ quả ở giữa là các sợi xơ. Bên trong là lớp vỏ quả trong, còn gọi là sọ dừa hay gáo dừa. Lớp vỏ quả trong hóa gỗ, có 3 lỗ mầm còn gọi là mắt. Bên trong là lớp cùi thịt còn gọi là cùi, màu trắng và là phần ăn được của hạt.
Toàn bộ thành phần của cây đều sử dụng được. Cùi và nước dùng làm thức ăn, nước uống và các chế phẩm bánh kẹo. Xơ dừa được dùng làm vườn để làm chất độn phân bón, dây thừng. Lá làm giỏ đựng, chổi quét nhà. Gỗ thì làm đồ mỹ nghệ, vật dụng gia dụng.
Bộ phận dùng
Quả, rễ.
Công dụng từ cây dừa
Tăng cường miễn dịch
Nước dừa chứa hỗn hợp vitamin B, chiếm trung bình 5%. Làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, ngăn bệnh tê phù do thiếu vitamin B1. Do chứa các vitamin B3, B5 giúp hạ cholesterol và triglycerid, tăng cường hệ thần kinh, chống lại các tác nhân nhiễm trùng. Ngoài ra còn chứa vitamin C, E, giúp tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Mặt khác, dầu dừa nguyên chất được báo cáo tăng bạch cầu, tế bào lympoB, lympho T, giúp điều hòa miễn dịch.
Các khoáng chất mangan chiếm đến 71%, giúp cải thiện mật độ xương, chống oxy hóa, giảm viêm, hạ đường huyết do tăng kích thích insulin. Hàm lượng Kali, Natri chiếm lần lượt 8%, 1% cung cấp chất điện giải cho cơ thể. Các chất khoáng còn lại như sắt 19%, kẽm 12% giúp tạo máu, phát triển xương, cải thiện não bộ và điều hòa chức năng nội tiết.
Tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy do bất kì nguyên nhân nào, hệ quả là mất nước, dẫn đến suy kiệt, ảnh hưởng đa cơ quan. Bổ sung nước là điều bắt buộc. Dừa chứa 46gr nước trong mỗi trái, các chất điện giải như K, Natri, các vi khoáng chất cần thiết. Các thành phần này giúp bổ sung, duy trì lượng nước, ổn định pH máu, là lựa chọn lý tưởng cho cơ thể khi bị mất nước.
Bảo vệ tim mạch
Do hàm lượng phong phú các ion khoáng chất, đặc biệt là kali mà nước dừa ngăn ngừa nhồi máu cơ tim. Theo các báo cáo, nước này còn giảm tổng lượng cholesterol, triglycerid, LDL, VLDL, tăng HDL, tăng hấp thu cholesterol ở ruột, ngăn tình trạng xơ vữa. Chiết xuất polyphenol từ dầu dừa nguyên chất có tác dụng ngăn chặn quá trình oxy hóa LDL trong ống nghiệm.
Kháng khuẩn, kháng virus
Acid lauric chiếm gần 50% hàm lượng chất béo của dừa. Chiết xuất từ chất này tiêu diệt vi khuẩn bằng cách phân hủy màng lipid của nó. Do vậy giảm tình trạng loét dạ dày, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn. Trong đó Monolaurin từ dầu kìm hãm sự phát triển của các khuẩn E.coli, P.aeruginosa, S.aureus, C. albicans.
Chiết xuất giàu polyphenol của loại quả này được báo cáo có tác dụng diệt khuẩn mạnh đối với khuẩn Leishmanic. Nó ức chế vi khuẩn ở dạng promastigote và dạng amstigote và không gây độc tế bào hay dị ứng đối với động vật có vú.
Hoạt động kháng virus của acid lauric mạnh hơn axit caprylic, axit capric, hoặc axit myristic. Cơ chế thông qua hòa tan màng phospholipid của vỏ, phá vỡ màng bọc của virus.
Dừa giúp ngừa sâu răng
Nước sắc thu được từ rễ dừa được dùng làm nước súc miệng. Hợp chất lycolipid, sucrose monolaurate, có trong loại quả này có tác dụng chống sâu răng do giảm đường phân và quá trình oxy hóa sucrose. Do đó ngăn ngừa mảng bám, giảm nhiễm trùng răng miệng.
Hạ đường huyết
Theo báo cáo, hoạt chất từ nước dừa tác động lên enzym chuyết hóa carbohydrat, tuyến tụy, điều hòa tiết insulin. Do đó làm giảm đường huyết. Phần nước có hàm lượng calo thấp, nên có thể sử dụng thêm 240ml mỗi bữa phụ.
Tan sỏi thận, sỏi mật
Các chất béo như acid caproic, acid caprylic, acid capric hay acid lauric được đưa đến gan để đốt và sản sinh năng lượng. Vì thế không gây tích trữ mỡ trong cơ thể. Hoạt chất monoctanoin là một sản phẩm phân hủy của acid caprylic. Hoạt chất này có khả năng làm tan sỏi mật và sỏi thận. Do vậy, dừa có thể giảm tình trạng hình thành sỏi thận hay sỏi mật.
Tác dụng của nước dừa theo Y học cổ truyền
Nước dừa ngọt ấm, không độc, giúp tăng khí lực, nhuận da tóc, giải nhiệt nắng nóng.
Bài thuốc kinh nghiệm từ quả dừa
Khàn tiếng
Nước dừa non 1 ly, rau má 8g. Rau mã đem giã nát, vắt lấy nước cốt pha với nước dừa dùng trong ngày.
Nôn mửa
Dùng 2 chén nước dừa, 1 chén rượu nho, 10 giọt nước gừng, dùng uống trong ngày.
Phù chi
Nước dừa 1 trái, rễ cỏ tranh, rễ cỏ lau mỗi thứ 30g sắc uống trong ngày.
Tẩy giun sán
Dùng 1/2 quả dừa, uống nước và ăn cùi dừa lúc chưa ăn sáng. Sau 3 giờ, ăn thức ăn lỏng bình thường.
Lưu ý khi sử dụng trái dừa
- Phần cùi chứa chất béo bão hòa không tốt, nên hạn chế dùng ở những người đái tháo đường.
- Nước dừa không nên dùng vào buổi tối dễ dây khó tiêu nên hạn chế.
Cây dừa là loại cây quen thuộc của người dân. Các bộ phận của nó đều được sử dụng trong đời sống hàng ngày. Loại quả này có tác dụng kháng khuẩn, bổ sung điện giải, bảo vệ tim mạch, tan sỏi thận, sỏi mật. Tuy nhiên khi dùng nước dừa ở dạng thuốc điều trị, cần tham vấn ý kiến bác sĩ điều trị. Hi vọng bài viết này mang lại kiến thức bổ ích cho bạn đọc.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!