Định nghĩa về đất nước trong bài Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm – HocDot.com

Gợi lại cội nguồn dân tộc, là một trong những nét đặc thù của văn hoá Việt Nam không bao giờ bị ngoại lai, dù phải trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc.

Đất nước cũng hình thành từ lối sống giàu tình nặng nghĩa:

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặng

gợi nhớ từ câu ca dao:

Tay nâng đĩa muối chấm gừng

Gừng cay muối mặn, xin đừng quên nhau.

– Theo tiến trình phát triển, dân tộc ta tiến lên nền văn minh nông nghiệp, từ việc xây dựng mái nhà che mưa trú nắng:

Cái kèo, cái cột thành tên cuộc sống lao động nông nghiệp vất vả để lo cái ăn:

Hạt gạo phải một nắng hai sương, xay, giã, giần, sàng,

Đất Nước có từ ngày đó…

d) Ý thơ chợt quay về hiện thực đời thường thật cụ thể, gần gũi, gấn bó với mỗi người chúng ta:

Đất là nơi anh đến trường,

Nước là nơi em tấm,

Đó cũng là nơi khắc ghi những kỉ niệm riêng tư thơ mộng tuyệt vời:

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm .

Đất nước còn là giang sơn yêu quý qua làn điệu dân ca trữ tình:

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biền khơi”

2. Đất nước là cội nguồn của dân tộc

a) Cùng với thời gian đằng đãng, hình ảnh đất nước còn trải rộng trong không gian mênh mông, nơi phát sinh và phát triển của cộng đồng dân Việt từ sơ khai qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên:

Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng Đất là nơi Chim về…

Nước là nơi Rồng ở.

Của giống dòng Lạc Việt.

b) Cho nên đất nước luôn tiềm tàng mối quan hệ máu thịt giữa các thế hệ quá khứ, hiện tại và tương lai.

Những ai đã khuất

Những ai bây giờ

Và con cháu mai sau. Tất cả đều ý thức sâu sắc về nguồn gốc tổ tiên, không bao giờ được quên cội nguồn dân tộc:

Hàng năm ăn đâu nằm đâu.

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày dỗ Tổ

để đoàn kết thành một khối, cùng vun đắp và phái triển cho Đất Nước vẹn tròn to lớn.

III. KẾT BÀI

Nguyễn Khoa Điềm đã nêu những định nghĩa đa dạng, phong phú về đất nước, từ chiều sâu của văn hoá dân tộc, xuyên suốt chiều dài cùa thời gian lịch sử đến chiều rộng của không gian đất nước.

Nhà thơ cũng vận dụng rộng rãi các chất liệu văn hoá dân gian, từ ca dao dân ca đến các truyền thuyết lịch sử, từ phong tục, tập quán đến sinh hoạt, lao động cùa dân tộc ta qua những hình ảnh, ngôn ngữ nghệ thuật đậm đà tính dân tộc và giàu trí tuệ.