Không đủ sữa nuôi con là một vấn đề khiến các mẹ buồn phiền, thậm chí stress, trầm cảm sau sinh. Nhằm giúp các mẹ giải quyết vấn đề này, tự tin, vui vẻ và có nhiều sữa cho con các chuyên gia về sữa mẹ tại Kids Plaza đã phân tích, hướng dẫn các mẹ cách vắt sữa, kích sữa bằng tay hiệu quả nhất, nếu làm được đủ những bước sau, chắc chắn mẹ sẽ nhiều sữa cho con, có mẹ sau khi thực hiện đầy đủ theo lời khuyên còn thừa sữa để dự trữ trong tủ lạnh hoặc đem cho.
Vắt sữa bằng tay là việc cần phải làm của mỗi bà mẹ, dù ít hay nhiều, ít nhất các mẹ từng nuôi con đều đã từng phải vắt sữa hoặc hút sữa bằng máy. Tuy nhiên, tác dụng của nó thì lại tùy vào cách các mẹ thực hiện, nếu thực hiện đúng mẹ vừa không bị đau lại vừa thu được hiệu quả tốt nhất còn nếu thực hiện không đúng thì mẹ vừa bị đau lại không có hiệu quả tốt thậm chí có thể khiến mẹ mất sữa và có thể có những tổn thương các mô ngực.
Mẹ cần vắt sữa trong những trường hợp sau: khi bị căng sữa, nhiều sữa quá thì các mẹ cần dùng tay vắt sữa để không bị khó chịu thậm chí tắc sữa do sữa trong bầu ngực bị đông kết trong các ống dẫn sữa gây tắc sữa có thể dẫn tới áp xe vú. Khi ít sữa, không có sữa cho con ăn thì mẹ cũng cần vắt sữa để kích thích phản xạ xuống sữa, để tạo thói quen chơ cơ thể tiết sữa đều đặn hơn để con có đủ sữa bú.
Hướng dẫn cách vắt và kích sữa bằng tay
Dụng cụ cần chuẩn bị: Bình sữa hoặc cốc, túi hoặc bình trữ sữa, thìa nhỏ (dùng bón sữa cho bé sơ sinh nếu không dùng bình sữa) tất cả phải được vệ sinh và tiệt trùng sạch và khô
Các bước thực hiện:
Bước 1: Trước tiên, rửa sạch và khử trùng tay mẹ, dùng khăn mềm sạch nhúng qua nước ấm rồi chườm lên ngực, tiếp theo lau sạch bầu ngực mẹ. Tìm chỗ ngồi và tư thế ngồi thoải mái nhất, hứng bình sữa hoặc cốc ở gần ngực nhất có thể
Bước 2: Nên massage ngực nhẹ nhàng trước khi vắt sữa chú ý không được dùng sức ấn mạnh, các bước massage phải thật nhẹ nhàng nhằm mục đích kích thích phản xạ xuống sữa xảy ra nhanh hơn. Đặt cả bàn tay bên phải xuống phía dưới bầu ngực, bàn tay bên trái phía trên bầu ngực làm động tác di chuyển tới lui hai bàn tay khoảng chục lần.
Bước 3: dùng 2 ngón tay trỏ và ngón giữa xoay tròn nhẹ từ trên xuống dần phía đầu ti, làm như vậy cho đến khi hết bầu ngực, có thể dùng cả hai tay làm đồng thời cả hai bên.
Bước 4: nắm bàn tay lại, dùng nắm tay vuốt nhẹ từ trên xuống dưới phía đầu ti, làm liên tục như vậy cho đến khi hết khắp bầu ngực
Bước 5: Dùng các đầu ngón tay xoay nhẹ xung quanh đầu ti nhằm kích thích các dây thần kinh truyền tín hiệu để tạo hoocmon thúc đẩy quá trình xuống sữa.
Bước 6: Sau khi đã massage khoảng 5 đến 10 phút cảm thấy bắt đầu có phản xạ xuống sữa (cảm giác râm ran, châm chích hơi nhói nhói ở bầu ngực) thì mẹ bắt đầu vắt sữa, đặt ngón tay cái phía trên bầu ngực gần quầng thâm còn ngón trỏ đặt đối diện với ngón cái ấn nhẹ vào bầu ngực rồi vuốt xuôi xuống sau đó nới lỏng cho sữa về và lặp lại thao tác trên, các mẹ chú ý di chuyển tay xung quanh bầu ngực để đảm báo tiếp cận được hết các nang sữa đảm bảo vắt hết sữa trong bầu ngực. Khi thấy sữa chảy ra ít hơn hoặc hết thì các mẹ chuyển sang bên kia và quay lại sau khi sữa đã về thêm.
Trường hợp quầng vú của mẹ rộng thì có thể để tay lùi vào quầng vú 1 chút cũng được, mỗi mẹ có đặc trưng cơ thể khác nhau nên các mẹ có thể chọn vị trí đặt tay phù hợp nhất với cơ thể mình, qua kinh nghiệm của những lần vắt trước đó chắc chắn các mẹ sẽ đánh giá được vị trí đặt tay vắt sữa tốt nhất.
Lưu ý: các mẹ không nên vuốt mạnh tay, ấn mạnh quá để tránh làm đau và tổn thương các mô ngực, bản chất của phản xạ xuống sữa là do kích thích của hệ thần kinh tạo ra hooc môn chứ không phải bóp mạnh tay là sẽ có nhiều sữa. Khi không có sữa về mẹ cũng vẫn nên vắt sữa thường xuyên và đủ khoảng 20 đến 30 phút, vắt ít hơn sẽ tạo cho cơ thể thói quen cho sữa về ít hơn.
Nên tạo thói quen cho con ăn khoảng 3 giờ 1 lần, mỗi lần 30 phút, nếu con ăn không hết thì mẹ cần vắt hết số sữa còn lại trong bầu ngực hoặc buổi đêm con ngủ không chịu dậy ăn đúng cữ thì hãy vắt sữa bằng tay để tạo phản xạ xuống sữa có điều kiện đều đặn và đúng giờ. Đây chính là đặc điểm cần chú ý của việc kích sữa cho con, cứ đều đặn như vậy dù mẹ có ít sữa đến đâu cũng sẽ gọi được sữa về “ầm ầm”.
>>> Có thể bạn quan tâm: [Tư vấn ]Mua máy hút sữa bằng tay loại nào tốt nhất?
Ưu nhược điểm của cách hút sữa mẹ bằng tay
- Ưu điểm: cách kích sữa bằng tay giúp kích thích được phản xạ xuống sữa tốt hơn vắt sữa bằng máy, tiết kiệm được khoản chi phí mua máy hút sữa, không phải cọ rửa, khử trùng máy hút sữa.
- Nhược điểm: cách vắt sữa mẹ bằng tay tốn thời gian, mỏi tay, mẹ mất sức hơn vì khi dùng máy hút sữa bằng điện mẹ chỉ cần lắp vào và để máy tự chạy, mẹ vẫn có thể rảnh tay làm việc nhà, làm công việc văn phòng… chăm sóc con. Có thể sẽ làm mẹ đau vì lực vắt từ tay không được tính toán trước, không đều…
Có một số mẹ không vắt và kích sữa bằng máy hút tay hoặc bằng tay thì có thể sử dụng các loại máy hút sữa bằng điện. Nhưng mẹ nên xem 5 sai lầm hay gặp phải khi dùng máy hút sữa để tránh cho việc ảnh hưởng tới lượng sữa và bầu ngực của mẹ nhé.
>>> Tham khảo các sản phẩm máy hút sữa bán chạy tại KidsPlaza:
Có thể mẹ quan tâm:
- Nên lựa chọn máy hút sữa bằng tay hay bằng điện? – Kids Plaza
- Mách bạn mẹo sử dụng máy hút sữa hiệu quả
- Shop bán máy hút sữa ở Hà Nội
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!