Trong cờ Tướng có rất nhiều chiến thuật, binh pháp. Có những phương thức tấn công phức tạp khó nhìn thấy nhưng cũng có lắm đòn rất đơn giản dễ nhận ra ngay. Người chơi cờ giỏi là người am hiểu tất cả những cách sử dụng chiến thuật.
Trong từng tình huống thi đấu cụ thể, họ biết bí quyết chọn chiến thuật chơi có lợi nhất, đồng thời họ đi cờ không sơ hở để bị đối phương đánh vào điểm yếu. Trong thuật ngữ Cờ Tướng, người ta ít dùng “đòn chiến thuật” mà hay dùng “thủ pháp” hoặc “binh pháp” cũng là một khái niệm để chỉ những cú đánh khéo léo gây tổn thương, bất lợi cho đối phương.
Trong bài này chúng ta sẽ bước đầu tập làm quen với những thủ pháp tấn công, phòng thủ, do thám thông dụng, đơn giản nhưng đây là những cơ bản trong chơi cờ tướng mà bạn cần biết để chơi giỏi hơn.
Nước tiên và nước hậu
Khi hai đấu thủ tạo nên một thế cờ mà một bên chủ động tấn công còn một bên bị động đối phó nhưng không yếu kém về quân số hoặc về thế bao nhiêu, thì người ta gọi đó là một bên được tiên, hay tiên thủ, hay chủ động, còn một bên mất tiên, hay hậu thủ, hay bị động. Cũng có khi nói ngắn gọn là một bên nước tiên, một bên nước hậu.
Thuật ngữ này thường dùng để đánh giá một thế cờ mà hai bên không hơn kém nhau bao nhiêu và tình trạng này dễ thay đổi qua lại. Vì ta thường thấy một bên chơi các nước chiếu Tướng, hăm bí, bắt quân, buộc bên kia phải bị động đối phó.
Như thế cờ trên Đỏ đi:
- P1.4 T3.5
Đỏ dùng Pháo ăn Tốt hăm bí lại bắt Mã khiến Đen phải bị động lên Tượng đối phó. Ta nói Đỏ tiên thủ, còn Đen hậu thủ.
Nước chiếu Tướng
Một bên đi cờ uy hiếp Tướng đối phương, chuẩn bị nước sau ăn Tướng thì nước đi đó được gọi là “nước Tướng” hay “chiếu Tướng” và bắt buộc đối phương phải chống đỡ.
Vì sao lại chơi nước cờ này? Vì chiếu Tướng có thể giành thắng lợi nếu đối phương không đỡ được. Nhưng cũng có khi chiếu Tướng để quân Tướng của đối phương phải di chuyển đến một vị trí xấu mà sau này ta có điều kiện bắt bí Tướng dễ dàng hơn.
Hình dưới là các nước chiếu đối phương nếu là lượt đi. Bên Trắng có ba cách chiếu đối phương và bên Đen cũng có ba cách.
Nước đỡ chiếu
Luật cờ đã quy định: khi Tướng bị chiếu thì bắt buộc phải đỡ nước chiếu đó. Không đỡ được thì bị xử thua.Bên Đen trong hình dưới đang bị chiếu Tướng và nó có tổng cộng năm nước để đỡ chiếu.
Bạn tham khảo những nước đỡ chiếu cực dẻo của quân đỏ phải gọi là “xuất thần nhập hóa”.
Nước “chiếu bí”
Đây là một thuật ngữ hoàn toàn do làng cờ Việt Nam đặt ra trên cơ sở tham khảo thuật ngữ của Trung Quốc. Thuật ngữ “chiếu bí” dùng chỉ tình trạng khi một bên “chiếu Tướng” còn một bên “bị chiếu” mà Tướng không có chỗ nào ẩn nấp, cũng không có quân nào cứu viện. Đó là Tướng bị “chiếu bí”. Người Trung Quốc thì gọi là “Tướng bị sát hại” hay ngắn gọn hơn là “Tướng chết”.
Hai bên liên tục chiếu bí nhằm dọa bắt cục, tuy nhiên đen vẫn cao tay hơn và dành lợi thế.
Nước vây bắt quân
Một bên điều quân đến uy hiếp một quân của đối phương, chuẩn bị nước sau sẽ ăn quân bị uy hiếp đó. Nước điều quân trên được gọi là “nước bắt”. Nước bắt thường dùng tấn công để ăn hơn quân, giành ưu thế hoặc giành tiên thủ.
Bạn để ý tại Nước cờ 18: Khi Đen thoái Mã bỏ tượng , Đỏ không nên tham ăn ( X4-3 ) ??? Chưa tính hết hậu quả ! Nên đổi thành Xe 9 bình 6. Sau đó Xanh P3-7 thì M5.3 X4.8 Tg5-6 P7.3 P8-3 P7.4 T5.3 hai bên bằng thế.
Nước chiếu rút và bắt quân
Nước chiếu rút là lợi dụng việc chiếu rút quân cờ ra tạo nên tình trạng chiếu Tướng để rồi ăn quân đối phương. Xe, Pháo thường phối hợp nhau chơi thủ đoạn này, hoặc cũng có thể dùng Xe, Mã phối hợp chơi chiếu rút được.
Riêng quân Mã có nươc đánh chĩa đôi rất lợi hại. Khi nó nhẩy chiếu cũng có thể bắt quân đối phương. Những đòn tấn công này vừa lời quân vừa giành ưu thế rất dễ.
Hình vẽ cho thấy nếu Đen đi có thể thực hiện nước chiếu rút, kéo Xe về bắt Mã Trắng trong khi Pháo đang hăm chiếu Tướng. Trắng buộc phải lo nước chiếu này thì sẽ bị ăn mất Mã. Nếu Trắng đi thì có thể dùng Mã đánh chĩa rất độc, nhảy chiếu buộc đối phương chạy Tướng rồi ăn Xe.
Nước chiếu mở
Đây cũng là dạng khác của “chiếu rút” nhưng nó ít nguy hiểm hơn chiếu rút. Đó là do sau khi một quân trung gian chạy đi, để cho quân phía sau hăm chiếu Tướng thì quân trung gian này có thể lợi dụng đối phương phải đối phó sẽ tiếp tục di chuyển đến một chỗ khác có lợi hơn.
Trên hình vẽ, nếu không có nước “chiếu mở” thì quân Pháo Trắng khó lòng chạy thoát. Nhờ nước chiếu mở này nó mới chạy được và lui về phòng thủ vững chắc.
Đối với bên Đen, cũng nhờ nước chiếu mở mà Đen có thể đi Tốt ngang sang cánh trái mà không sợ đi ngay vào chân Tượng giày và đứng ngay trước mũi giáo Tốt 3 của đối phương mà không hề hấn gì do Trắng phải lo né Tướng. Nước tiếp theo Đen sẽ đi Tốt này tiếp sang cánh phải uy hiếp Mã Trắng, buộc Mã Trắng phải lui về chứ không thể qua sông tấn công được.
Nước đổi quân
Nước “đổi quân” là một bên để cho đối phương ăn mất một quân, rồi sau đó ăn lại một quân khác của đối phương mà giá trị của quân này cũng tương đương với quân bị mất. Như vậy hai bên đã trao đổi quân cùng giá trị với nhau. Nếu đối phương chưa thực hiện nước ăn quân thì coi như nước đó mới chỉ là “đề nghị đổi quân” hay khiêu khích đổi quân.
Thông thường nếu chủ động đổi được quân sẽ dẫn đến có lợi hoặc cải thiện tình hình. Còn nếu bị động buộc phải đổi quân thì có khi phải chịu lỗ chất hoặc kém phân. Nước đổi quân thường nhằm làm giảm áp lực đối phương, hoặc làm suy yếu thế phòng thủ, hoặc có khi chỉ cốt làm đơn giản hoá thế cờ cho dễ tính toán.
Nước đeo bám
Nước đeo bán sử dụng một quân đeo bám theo một quân khác của đối phương. Thông thường quân bị đeo bám này được bảo vệ nên không thể gọi là nó bị bắt. Tuy nhiên do quân đối phương bị đeo bám mãi kiến nó không hoạt động được và cả quân bảo vệ nó cũng không bỏ đi đâu được nên rất khó chịu. Thủ đoạn “đeo bám” là một dạng khống chế khiến đối phương rất khó chơi.
Trên hình vẽ, nếu Trắng đi sẽ dùng Xe đeo bám Tốt cột 8 của Đen khiến quân Xe bảo vệ Tốt này không thể lui về được và do đó không thể đưa Tốt Đen áp lại gần cung Tướng Trắng.
Nếu Đen đi thì cũng có thể dùng Xe đeo bám Pháo Trắng cột 9 để quân Pháo này không thể kéo về đe doạ đuổi Xe ăn Tốt của Đen được.
Nước cản
Nước cản là một bên dùng quân để ngăn cản một quân khác của đối phương, chủ yếu không cho quân đối phương tấn công. Nước cản là một thủ pháp dùng để phòng thủ đôi khi rất hiệu quả.
Hình vẽ, nếu Trắng đi có thể dùng Tốt cản không cho Xe thọc xuống chiếu hết. Nếu Đen đi có thể dùng Pháo cản không cho Xe Trắng thọc xuống chiếu.
Nước thí quân
Một bên muốn thực hiện một âm mưu nào đó, cần phải hi sinh một quân để lôi kéo quân đối phương đi chỗ khác. Khi đối phương chấp nhận ăn quân thí bỏ này sẽ bị uy hiếp. Như vậy nước thí quân là mất quân do chủ động đút cho đối phương ăn, chứ không phải là do “ngớ ngẩn” hay “mắt quáng gà” đút cho đối phương ăn mà chẳng thu được lợi lộc gì.
Thí quân là một thủ đoạn thường chơi để tấn công và phòng thủ.
Trên hình khi kéo Pháo về cạnh Xe là tự đút Pháo này cho Xe Đen ăn. Nếu Đen chấp nhận ăn thì bình Pháo kia ra để uy hiếp đối phương mạnh.
Nước phong toả
Nước phong toả là một bên dùng quân để phong toả hoặc hạn chế tầm hoạt động của đối phương. Mục đích của việc phong toả còn nhằm phát huy sức mạnh của các quân ta, kiểm soát được vùng không gian rộng lớn, dễ dàng cho các cuộc tấn công.
Hình vẽ, nếu Trắng đi thì chỉ một nước bình Xe sẽ ngăn cản Xe Đen không hoạt động được. Còn nếu Đen đi thì nhờ nước tiến Pháo sẽ phong toả Xe Trắng, làm nó ngột ngạt, muốn tiến lên mà không đi được.
Nước yếm hay nước đè
Cũng tương tự như nước phong toả, nhưng còn tệ hại hơn do quân của đối phương bị yếm hay đè ngột ngạt, khó bề xoay trở hơn nhiều. Quân bị đè muốn thoát lên phải mất nhiều thời gian, tức là phải mất nhiều nước đi để mở đường cho nó.
Hình vẽ, nước đi của Xe Trắng khiến Mã Đen bị đè không nhảy lên được để phối hợp tấn công.
Còn nếu Đen đi có thể sang Pháo đè Mã Trắng, khiến Trắng muốn đi Mã này phải di chuyển hai con Tượng rất vất vả mới tạo được chỗ cho Mã nhảy lên.
Nước đổi quân
Nước “đổi quân” là một bên để cho đối phương ăn mất một quân, rồi sau đó ăn lại một quân khác của đối phương mà giá trị của quân này cũng tương đương với quân bị mất. Như vậy hai bên đã trao đổi quân cùng giá trị với nhau. Nếu đối phương chưa thực hiện nước ăn quân thì coi như nước đó mới chỉ là “đề nghị đổi quân” hay khiêu khích đổi quân.
Thông thường nếu chủ động đổi được quân sẽ dẫn đến có lợi hoặc cải thiện tình hình. Còn nếu bị động buộc phải đổi quân thì có khi phải chịu lỗ chất hoặc kém phân. Nước đổi quân thường nhằm làm giảm áp lực đối phương, hoặc làm suy yếu thế phòng thủ, hoặc có khi chỉ cốt làm đơn giản hoá thế cờ cho dễ tính toán.
Nước ghim quân
Trường hợp sử dụng quân Pháo để khống chế Xe, Mã hoặc Xe, Pháo của đối phương thì được gọi là gim quân. Thủ đoạn này trước hết cũng hạn chế các quân đối phương hoạt động, tiếp đó sẽ ăn lời quân.
Hình vẽ là cách dùng Pháo ghim quân đối phương, khiến Xe đối phương không thể đi được vì sợ mất quân.
Nước hi sinh
Một bên chủ động sử dụng một quân có giá trị cao hơn đổi lấy một quân của đối phương có giá trị thấp hơn, tức là đổi lỗ chất, thì gọi đó là “nước hi sinh”. Nước này khác với nước thí quân nêu ở phần trên ở chỗ một đằng đổi lỗ chất còn một đằng bỏ cho ăn không, nhưng mục đích thì giống nhau. Vì sau khi hi sinh nó sẽ tấn công quyết liệt để giành thắng lợi hoặc giành ưu thế.
Trong thế cờ này, nếu ở nước 2 mà nó ăn quân Mã của bên Đen thì đó chỉ là một nước đổi quân. Nhưng khi dùng quân Mã Trắng ăn Tượng Đen, tức là đem một quân cờ có giá trị cao đổi lấy một quân có giá trị thấp. Những nước đi tiếp theo cho đến nước thứ 5 thì bên Trắng đã hi sinh cả hai Mã để mở đợt tấn công quyết liệt. Nước tiếp theo thứ 6 Trắng sẽ chuyển Xe sanh cánh phải và ăn Mã Đen. Đến đây Đen khó chống đỡ.
Nước cắt quân
Một bên dùng quân để ngăn chặn sự liên lạc bảo vệ giữa hai quân của đối phương, nhằm giúp cho một quân khác của phe nó uy hiếp một trong hai quân bị ngăn chặn. Đó là nươc đánh ngăn cắt, hay nước cắt quân. Nước này thường dùng để ngăn cắt cặp Tượng hoặc cặp Mã đứng liên hoàn.
Hình dưới, bên Trắng có thể dùng Xe để làm tắc “Tượng nhãn”, giúp Pháo 7 hăm đánh bí. Bên Đen cũng có thể tiến Mã ngăn chặn Tượng giúp Xe Đen uy hiếp Pháo đầu của Trắng.
Nước bao vây
Đây là nước nhằm ngăn cắt đường rút lui của quân đối phương, nhất là đối với quân Mã. Bao vây hay là nhốt quân để chúng không còn tự do hoạt động, sau đó sẽ tìm cách tiêu diệt chúng.
Thế cờ dưới quân Mã đã qua sông của bên Trắng lọt vào tử địa. Bên Đen sẽ dùng Pháo chặn đường về của Mã và dùng Tượng chặn tiếp không cho Mã Trắng này hoạt động.
Nước đợi chờ
Trong cờ có những lúc cần đi một nước không thuộc tấn công cũng không thuộc phòng thủ, nhưng không phải là không có mục đích. Những nước này được gọi là “nước đợi chờ” thuộc loại thủ pháp cao cường mà những người trình độ kém khó thực hiện.
Hình dưới là một trường hợp đơn giản, dễ hiểu nước đợi chờ.
Bên Trắng đang tìm cách di chuyển quân Pháo sang cánh trái và bị Xe Đen ngăn cản. Thế nhưng chỉ cần đi ngang một ô là một nước đợi chờ nhường cho Đen quyền đi quân thì Xe Đen buộc phải mở đường cho Phao bình sang trái và chiếu Tướng thắng cờ (nếu bên Đen chống đỡ bằng nước ăn Xe vào Pháo thì bên Trắng có một Pháo, một Sĩ vẫn đủ sức thắng bên Đen còn hai Sĩ).
Những nước cờ này tương đối đơn giản để nhận diện, tuy nhiên khi vào các trận đấu đỉnh cao và phức tạp thì những nước cờ này trở nên hữu dụng và hiệu quả khi biết cách sử dụng chúng. Những nước cờ còn lại các bạn có thể bổ xung thêm vào tuyển tập nước cờ hay và độc đáo cho bài viết.
Rất mong được sự góp ý và bổ xung từ các bạn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!