Viêm tai ngoài là vấn đề sức khỏe hay gặp và ít nghiêm trọng hơn so với viêm tai giữa. Nguyên nhân chính là do không lau sạch tai sau khi tắm/bơi tạo môi trường ẩm ướt cho nấm phát triển và gây viêm tai ngoài. Để ngăn tình trạng này không nặng hơn sẽ phụ thuộc vào cách chăm sóc, điều trị rất nhiều, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Vì vậy, khi bị viêm tai ngoài kiêng ăn gì và chăm sóc thế nào để nhanh khỏi, hãy xem ngay bài viết dưới đây.
1. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến viêm tai ngoài như nào?
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi của bệnh viêm tai ngoài. Nếu để ý và xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học thì sẽ làm tăng hiệu quả điều trị hơn. Hơn nữa, bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe giúp tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng.
Nhiều người nghĩ viêm tai ngoài không liên quan gì đến việc phải chú ý trong ăn uống. Nhưng đây là suy nghĩ sai lầm. Thực tế, có những loại thực phẩm, đồ ăn có thể gây kích thích phản ứng viêm sưng, gây đau nhức và khiến bệnh càng tồi tệ hơn. Tuy nhiên, cũng có những loại thực phẩm, nguyên liệu, món ăn giúp giảm đau, giảm viêm và có khả năng đào thải dịch mủ. Nếu tăng cường các món ăn tốt có thể rút ngắn thời gian điều trị, ngăn bệnh phát triển.
2. Tránh xa 5 thực phẩm này nếu không muốn bệnh nặng hơn
Nếu muốn bệnh không bị nặng hơn thì người bị viêm tai ngoài kiêng ăn gì là tốt nhất? Dưới đây là 5 loại thực phẩm cần tránh xa nên lưu ý sớm:
2.1. Bị viêm tai ngoài kiêng ăn gì? – Thực phẩm khô, cứng
Hành động nhai liên tục có ảnh hưởng nhất định tới khu vực tai. Với các thực phẩm khô, cứng thì càng phải dùng lực mạnh hơn để nghiền nát thức ăn trong khoang miệng. Việc tạo lực mạnh của bộ hàm sẽ tác động quá trình hồi phục của bộ phận loa tai.
Điểm danh một số loại thực phẩm khô cứng bạn không nên ăn trong thời gian viêm tai ngoài đó là:
– Hạnh nhân, hạt điều, lạc,…
– Các loại hoa quả sấy
– Bánh kẹo cứng, kẹo cao su
2.2. Đường, đồ ăn ngọt
Nếu bạn dung nạp một lượng đường lớn vào cơ thể sẽ kích thích giải phóng insulin quá mức bình thường. Do đó đây là yếu tố gia tăng triệu chứng bệnh ù tai, đau nhức tai và cảm nhận có áp lực trong tai.
Trong quá trình điều trị viêm tai ngoài, bạn nên hạn chế ăn, uống các đồ ngọt như: kẹo, bánh, sữa có đường,…
2.3. Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Thực phẩm nhiều dầu mỡ là một trong những câu trả lời dành cho câu hỏi “bị viêm tai ngoài kiêng ăn gì là tốt nhất?”. Không chỉ ảnh hưởng tới quá trình hồi phục của viêm tai ngoài mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
Các loại thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ như: gà rán, khoai tây/khoai lang chiên,….nếu ăn quá nhiều sẽ khiến cho triệu chứng đau nhức tai nặng hơn. Kéo dài thời gian bệnh và thậm chí gây các biến chứng nguy hiểm không ngờ tới.
2.4. Bị viêm tai ngoài kiêng ăn gì? – Thực phẩm cay, nóng
Tính cay/nóng quá mức trong đồ ăn kích thích và ảnh hưởng tới thính lực, ù tai và nghe kém. Do đó, bạn nên điều chỉnh lại thói quen nấu ăn hàng ngày bằng cách giảm bớt gia vị cay, nóng bao gồm: ớt, hạt tiêu, mù tạt, sa tế,…
Bên cạnh đó, đồ ăn vừa nấu xong còn rất nóng sẽ gây kích ứng triệu chứng đau nhức tai ngoài. Tốt nhất bạn nên để nguội hoặc dùng bữa ăn sau khi nấu khoảng 10-15 phút.
2.5. Các chất kích thích, đồ uống có cồn
Thuốc lá, rượu, bia, cà phê,…là những chất kích thích không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là khi bị viêm tai ngoài. Nếu bạn không muốn cảm giác đau nhức nặng hơn thì nên ngừng sử dụng. Qua thời gian, bạn sẽ thấy hiệu quả phục hồi rõ rệt, đồng thời hạn chế nguy cơ của nhiều bệnh lý khác tìm đến.
3. Kết hợp với các biện pháp khác
Bên cạnh lưu ý viêm tai ngoài kiêng ăn gì, bạn cũng cần biết một số phương pháp chăm sóc sau để cải thiện bệnh:
– Luôn vệ sinh sạch sẽ vùng tai, đảm bảo tai được khô ráo. Tránh cho nước chảy vào tai hay bơi lội trong thời gian này.
– Dùng nước nhỏ tai, nước muối sinh lý để vệ sinh tai và giảm đau sưng.
– Tăng cường vitamin A, vitamin C qua một số thực phẩm như rau xanh, cà chua, hoa quả mọng nước (cam, chanh, dâu tây,…).
– Bổ sung các thực phẩm nhiều kẽm giúp giảm sưng đỏ.
– Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường khác như sốt, đau ngứa tai dữ dội hơn thì cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để kịp thời chẩn đoán và điều trị.
Tình trạng viêm tai ngoài có được cải thiện hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào ý thức chăm sóc của bạn. Hy vọng với thông tin bổ ích trên đã giúp bạn biết được khi bị viêm tai ngoài kiêng ăn gì rồi nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!