1. Giới thiệu về Đảng
“Đảng” là từ mà mọi người cùng các phương tiện truyền thông, các nhà lãnh đạo thường hay gọi tắt để thay thế cho cụm từ “Đảng Cộng sản Việt Nam”. Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức ra đời vào năm 1930, sau quyết định hợp nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị. Đây là đảng cầm quyền chính ở Việt Nam và là Đảng duy nhất được phép hoạt động hợp pháp ở lãnh thổ này, được đảm bảo bằng Điều 4 Hiến pháp (1980). Vai trò của Đảng là lãnh đạo Nhà nước và xã hội, nhằm phục vụ quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Theo đó, mọi hoạt động của Đảng đều tuân theo Tư tưởng Hồ Chí Minh và Chủ nghĩa Mác-Lênin. Nhưng trên thực tế, có một vài yếu tố khác cũng tạo ra tác động nhất định đến Đảng như chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa dân tộc và cả một vài yếu tố mang tính truyền thống của Nho giáo nữa. Tổ chức của Đảng được đặt ra như sau: Đại hội Đại biểu Toàn quốc có nhiệm vụ bầu ra Ban Chấp hành Trung ương, từ Ban Chấp hành Trung ương sẽ tiếp tục bầu ra Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương và điều ra một người làm Tổng Bí thư. Hiện nay, người đang lãnh đạo Đảng là Tổng Bí thư, kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm : Học khối C làm nghề gì? Những điều cần biết về ngành học khối C
2. Các hoạt động trong Đảng
Khi bạn vào Đảng, có rất nhiều hoạt động sẽ được diễn ra. Nếu bạn làm việc trực tiếp trong các cơ quan chính phủ, giữ vai trò là cán bộ lãnh đạo, bạn sẽ được tham gia vào các kì họp chung của đại hội Đảng, được bầu cử và ứng cử trực tiếp tại Quốc Hội, được lắng nghe nhiều công việc chính trị, đất nước, các vấn đề của xã hội, có trách nhiệm giải quyết những bức xúc của dân, đưa ra biện pháp giải quyết những vấn đề còn tồn đọng, thực hiện cải cách chính sách theo lời nhận xét, góp ý và đi thăm hỏi, động viên các bệnh nhân đặc biệt, những đối tượng có công với cách mạng, các gia đình thương binh liệt sĩ,…Còn nếu bạn vẫn là một người trẻ, chưa tốt nghiệp Đại học, sau khi vào Đảng, bạn sẽ được tham gia các công việc liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh niên, được sinh hoạt Đảng,…
Xem thêm : Bạn có biết tương lai khi học quản trị kinh doanh ra làm gì?
3. Mục đích vào Đảng để làm gì?
Vào ngày 26/6/2013, tại hội nghị Sơ kết dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch xã thuộc 63 huyện nghèo diễn ra ở Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khuyên các cán bộ rằng: vào Đảng không phải để được làm quan, thăng quan tiến chức, mà vào Đảng là để thực hiện lý tưởng cao đẹp và đóng góp sức mình cho công cuộc xây dựng đất nước. Thật vậy, từ khi đất nước vẫn còn chiến tranh, nhiều người đã nguyện vào Đảng với mục đích giữ nước, chiến đấu, hi sinh và bảo vệ Tổ quốc. Còn hiện nay, vào Đảng là cách để dựng nước, để phục vụ và chăm lo đời sống của nhân dân, để đưa đất nước phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu. Nhưng bên cạnh đó, thật buồn khi không ít đảng viên hiện nay đã lợi dụng quyền lợi của Đảng để tham những, chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp, sửa tên tuổi, thân thế, nói sai sự thật, công kích cá nhân, gây mất đoàn kết nội bộ. Do đó, Đảng luôn nỗ lực tìm biện pháp ngăn chặn những hành vi tiêu cực này và xử phạt công bằng, nghiêm minh với những người có tội. Vì vậy, hãy vào Đảng với một mục đích trong sáng, làm việc vì lợi ích của tập thể, xã hội.
Xem thêm : Tư duy sáng tạo là gì? Cách rèn luyện tư duy sáng tạo
4. Nên hay không chuyện vào Đảng?
Được đứng trong hàng ngũ của Đảng là khát khao, là niềm vinh dự lớn lao đối với nhiều người. Nhưng đa số các bạn trẻ hiện nay, với sự mơ hồ về kiến thức, nhiều người vẫn không biết vào Đảng xong sẽ phải làm gì và nhận được những quyền lợi gì khi vào Đảng. Vì thế, một câu hỏi lớn đã được đặt ra “Nên hay không tham gia chuyện vào Đảng?”.
Trong thời kì đất nước vẫn còn chiến tranh, chưa được giải phóng, việc Đảng ra đời và gia nhập vào Đảng là biểu hiện của lòng yêu nước và trung thành với Tổ quốc, nguyện đóng góp, hi sinh hết mình cho niềm mong ước độc lập, tự do. Đảng chính là niềm tin để mỗi thành viên của Đảng cố gắng chiến đấu Còn ở thời bình hiện nay, Đảng cũng đóng góp ý nghĩa cực kì quan trọng. Nhờ có sự soi sáng của Đảng, chúng ta mới có được cuộc sống no ấm như ngày hôm nay, mới đánh bại được nhiều kẻ thù nguy hiểm, to lớn như thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Trách nhiệm dựng nước, giữ nước là bổn phận, là nghĩa vụ của mỗi cá nhân. Mỗi người sẽ đều có cách đóng góp cho Tổ quốc qua nhiều hành động khác nhau, người bảo vệ đất liền, người chiến đấu ngoài biển, người dạy học, người quét dọn đường phố,… thậm chí cả người đang định cư bên nước ngoài nhưng vẫn một lòng hướng về Tổ quốc. Có thể nói, việc vào Đảng chính là biểu hiện trực tiếp thể hiện sự cống hiến, thái độ tích cực, mong muốn đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước cùng đạo lý uống nước nhớ nguồn, tiếp tục kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp mà thế hệ trước đã để lại.
Hơn nữa, khi vào Đảng, bạn sẽ còn nhận được những lợi ích sau:
– Được ghi nhận là một người biết quan tâm đến xã hội, luôn để ý đến chuyện chính trị quốc gia, biết hi sinh lợi ích cá nhân cho việc của chung và hết lòng phục vụ cho tập thể, cộng đồng.
– Được ghi nhận là một cá nhân ưu tú, không chỉ giỏi lĩnh vực chuyên môn mà còn có đạo đức, phẩm chất tốt, biết cố gắng, nỗ lực phấn đấu học tập, làm việc chăm chỉ, nghiêm túc để vào Đảng.
– Được rèn luyện, hoàn thiện bản thân, phát triển nhiều kĩ năng, học hỏi thêm kiến thức.
– Được chứng minh là công dân tốt, không có tiền án, tiền sự.
– Được mọi người yêu quý, kính trọng, công nhận tài năng.
– Được có cơ hội tiếp xúc với nhiều người lãnh đạo tài giỏi, được học cái hay, cái tiến bộ và làm việc trong môi trường trang trọng, kỷ luật.
Tuy nhiên, trong xu hướng toàn cầu hóa, mở cửa hội nhập hiện nay, nhiều bạn trẻ luôn yêu thích và đề cao sự tự do, cởi mở trong cuộc sống. Cho nên, việc vào Đảng có lẽ sẽ không thích hợp với các bạn này lắm và đó cũng là lí do khiến nhiều bạn trẻ ngại vào Đảng. Bởi tính chất công việc khi hoạt động trong Đảng rất khắt khe, nghiêm túc, hơi gò bó, nhiều quy tắc, chuẩn mực.
Ngoài ra, đôi khi nỗi lo cơm áo gạo tiền, các vấn đề căng thẳng, bức bối xung quanh, những giá trị vật chất hào nhoáng cũng khiến nhiều bạn trẻ quên mất tình hình chính trị, thế sự đất nước, giá trị đạo đức. Mải lo công việc cá nhân chưa xong nên các bạn cũng khá dè dặt khi phải nhận thêm nhiệm vụ chăm sóc, phục vụ cộng đồng khi vào Đảng. Nhưng có lẽ các bạn đã quên mất, chính trị ổn định thì kinh tế mới phát triển, cuộc sống mới đầy đủ, yên bình sung túc.
Bên cạnh đó, nhiều bạn cũng nghĩ rằng: chỉ những ai làm việc trong nhà nước mới nên vào Đảng. Thực ra ý nghĩ đó là sai lầm vì ai cũng có thể vào Đảng nếu biết cố gắng thay đổi để hoàn thiện hơn.
Xem thêm : Học viện ngoại giao ra làm gì – Những công việc đáng mơ ước 2020
5. Phải làm gì để được vào Đảng và trở thành đảng viên?
Nếu bạn muốn trở thành Đảng viên, cần phải đáp ứng những điều kiện gì? Mặc dù công việc này không hề dễ dàng gì nhưng nếu cố gắng, nỗ lực phấn đấu vươn lên, bạn sẽ làm được thôi. Dưới đây sẽ là một vài gợi ý để bạn dễ hình dung ra các bước phải làm nếu muốn vào Đảng.
– Xác định động cơ, mục đích vào Đảng: đây là bước cực kì quan trọng trước khi vào Đảng. Mỗi khi làm một việc gì đó, chúng ta cần phải xác định rõ mục tiêu thì mới hoàn thành tốt công việc được. Thêm nữa, mục đích và động cơ của bạn phải đúng đắn, trong sáng, không được nhỏ nhen, tranh thủ chuyện vào Đảng để làm việc xấu.
– Tự rèn luyện cho mình các phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị: bản lĩnh là ý chí quyết tâm, kiên trì với mục tiêu mình đã chọn, còn phẩm chất đạo đức là nhân cách con người sau quá trình học tập, lao động, làm việc. Một đảng viên phải luôn mẫu mực, vững vàng, có lập trường riêng để bảo vệ đất nước trước các ý đồ thù địch của bọn phản động trong và ngoài nước, phải là tấm gương đạo đức tốt để thế hệ sau noi theo.
– Có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao: đảng viên phải biết phấn đấu hoàn thành tốt mọi công việc được giao và dũng cảm nhận trách nhiệm khi làm sai, phải biết phê bình và tự phê bình thẳng thắn, nghiêm túc, không trốn tránh, đổ lỗi.
-Tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, công tác xã hội: vào đảng là phục vụ lợi ích của tập thể nên Đoàn viên phải năng động, tích cực tham gia vào các công việc găn bó với tập thể, xã hội để hiểu dân hơn và gây dựng lòng tin, tình cảm, tạo cái nhìn tích cực về Đảng trong mắt người dân.
Xem thêm : Tổng hợp giải đáp về vấn đề học công nghệ thông tin ra làm gì?
6. Các trường đào tạo về lĩnh vực Đảng
Sau khi học ở các trường chuyên đào tạo về chuyên môn, lĩnh vực Đảng, chúng ta có thể làm cán bộ lãnh đạo, công tác trong các tổ chức Nhà nước, hoặc làm giảng viên ở các trường Đại học. Những trường có đủ chuyên môn về công tác Đảng để giảng dạy và những trường đào tạo ngành Chính trị học hiện nay gồm có:
– Học viện Chính trị Khu vực 1
– Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia
– Học viện Chính trị Công An Nhân Dân
– Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh)
– Đại học Nội vụ
– Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
– Đại học Thủ Đô Hà Nội.
– Đại học Sư Phạm Hà Nội
Chốt lại, việc vào Đảng là dựa trên tinh thần tự nguyện, không mang tính bắt buộc. Nhưng tốt nhất, bạn nên vào Đảng để tạo cho mình những chuẩn mực tốt đẹp và phát huy hơn nữa những tài năng, tri thức của bản thân để đóng góp sức mình cho công cuộc xây dựng đất nước. Hy vọng qua bài viết vừa rồi, bạn đã có thể tự tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “vào đảng để làm gì”. Cũng không nhất thiết phải vào Đảng thì mới xây dựng được đất nước, hãy cố gắng làm việc tận tâm trong mọi công việc, dù kể cả những việc nhỏ nhất, đó cũng chính là một hành động cống hiến cho xã hội rồi.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!