Có rất nhiều bệnh nhân khi bị u tinh hoàn đều có chung một nỗi lo là u tinh hoàn có nguy hiểm không? Trên thực tế phải đến 90% những ca bị u tinh hoàn là u ác tính (hay còn gọi là ung thư). Tuy vậy, nếu ung thư tinh hoàn được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì tỷ lệ hồi phục lên tới 80 – 90%.
02/11/2021 | Nguyên nhân khiến nam giới bị đau tinh hoàn khi cương dương13/10/2021 | Mạch máu nổi ở tinh hoàn là do bệnh gì? Có nguy hiểm không?08/10/2021 | Siêu âm tinh hoàn có thể giúp phát hiện các bệnh lý gì?
1. Tìm hiểu về u tinh hoàn
Để biết rõ hơn u tinh hoàn có nguy hiểm không, chúng ta cần tìm hiểu một số thông tin cơ bản về căn bệnh này.
Tinh hoàn có hình dáng giống 2 quả trứng, nằm trong bìu, phía dưới dương vật. Đây là 2 cơ quan sinh sản ở nam giới với nhiệm vụ chính là sản sinh ra hormone testosterone và tinh trùng để duy trì nòi giống.
Tinh hoàn là nhà máy sản xuất tinh trùng giúp duy trì nòi giống
U tinh hoàn là để chỉ sự hình thành của một khối u bất thường, nằm bên trong tinh hoàn. Đây là tình trạng diễn ra khá phổ biến do nhiều nguyên nhân gây nên (có thể là do chấn thương hoặc nam giới mắc một bệnh lý nào đó).
Bất kỳ nam giới ở độ tuổi nào, từ bé trai, thanh thiếu niên cho đến đàn ông trưởng thành đều có nguy cơ bị u tinh hoàn. Khối u có thể xuất hiện ở 1 hoặc là ở cả 2 bên tinh hoàn.
2. Các triệu chứng khi bị u tinh hoàn
2.1. Nguyên nhân dẫn đến u tinh hoàn
-
Tình trạng tinh hoàn ẩn: có tới 80 – 85% bệnh nhân bị tinh hoàn ẩn tiến triển thành ung thư tinh hoàn;
-
Từng bị mắc bệnh quai bị;
-
Thoát vị bẹn;
-
Tràn dịch màng tinh hoàn.
2.2. Biểu hiện ở người bị u tinh hoàn
Ở giai đoạn đầu: người bệnh có thể khó phát hiện ra khối u tinh hoàn vì nó phát triển một cách âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt, không gây đau nhức. Tuy nhiên cũng tồn tại một số những dấu hiệu bệnh nhân cần hết sức lưu ý:
-
Ban đầu có thể phát hiện thấy một khối u cứng, đau hoặc không đau tại một bên tinh hoàn;
-
Cảm giác sưng to khu vực xung quanh tinh hoàn;
-
Cảm thấy đau âm ỉ vùng bẹn hoặc vùng bụng;
-
Nặng nề, khó chịu hoặc tụ dịch vùng bìu;
-
Đau lưng và ngực. Ngực căng to;
-
Khi u to hơn, người bệnh sẽ bắt đầu thấy nặng và vướng ở một bên và so với bên lành thì tinh hoàn có khối u sẽ bị xệ thấp hơn. Nhưng vì u không gây cảm giác đau nên bệnh nhân thường không để ý nhiều, bỏ qua không đi thăm khám sớm.
Cách tự kiểm tra tại nhà để phát hiện ra các bất thường ở tinh hoàn:
-
Đứng trước gương quan sát xem vùng bìu có dấu hiệu sưng viêm hay không;
-
Khi tự khám, người bệnh dùng 2 tay: ngón cái đặt trên tinh hoàn, ngón giữa kẹp bên dưới, làm tương tự với bên còn lại;
-
Nắn nhẹ 2 bên tinh hoàn, nếu thấy kích thước 2 bên không đều nhau thì cũng đừng lo lắng vì đây là điều bình thường;
-
Người bệnh có thể tiến hành kiểm tra tinh hoàn bất kỳ thời điểm nào trong ngày, dễ thực hiện nhất là khi đi tắm.
Xét trên giải phẫu và khi đi khám cận lâm sàng: có thể nhận biết rõ hơn tình trạng u tinh hoàn, cụ thể như sau:
-
Hình dạng khối u tinh hoàn: có hình quả trứng, kích cỡ khoảng vài centimet, nặng khoảng vài chục gam;
-
Đặc điểm khối u: bao bọc bởi một lớp vỏ xơ nhẵn, dạng nang, bên trong có chứa dịch màu vàng hoặc nâu;
-
Tinh hoàn có dấu hiệu to dần, chắc nhưng không xuất hiện triệu chứng sưng nóng đỏ;
Tuy những dấu hiệu của bệnh u tinh hoàn có thể dễ dàng nhận ra nhưng đôi khi cũng dễ nhầm lẫn với các tình trạng lao hay viêm hoại tử. Vì vậy, việc thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng và nhất là sinh thiết khối u làm giải phẫu bệnh là cực kỳ quan trọng và phải thực hiện một cách cẩn thận, chính xác nhất có thể để tránh nhầm lẫn hay bỏ sót.
Khi có triệu chứng u tinh hoàn, bạn nên đi khám ngay
Nhìn chung, diễn tiến và dấu hiệu của u tinh hoàn khá thất thường, khó có thể tiên đoán. Phần lớn các ca u tinh hoàn sẽ trải qua 3 giai đoạn phát triển bệnh:
-
Giai đoạn 1: khối u vẫn khu trú bên trong tinh hoàn, chưa xâm lấn vào các hạch lân cận hoặc di căn sang những cơ quan khác;
-
Giai đoạn 2: bắt đầu có dấu hiệu tấn công đến các hạch, nhưng chưa di căn tới những khu vực khác trong cơ thể;
-
Giai đoạn 3: lúc này tinh hoàn trở nên to và cứng hơn, có chỗ lồi chỗ lõm, hạch bẹn sưng to và khối u di căn tới các cơ quan khác như bụng, gan, phổi,… Ngoài ra, xuất hiện tình trạng tiết dịch và thâm nhiễm ở màng tinh hoàn. Tinh hoàn bên chứa u nặng hơn, kéo xệ xuống làm căng thừng tinh khiến cho vùng bẹn và cả vùng bụng dưới bị đau.
3. U tinh hoàn có nguy hiểm không? Cơ hội điều trị khỏi là bao nhiêu %?
Điều khiến cho u tinh hoàn tăng phần nguy hiểm đó là sự di căn sớm qua hệ thống mạch máu và hệ bạch huyết. Vì thế cho nên trước đây, những ca mắc u tinh hoàn thường có tiên lượng rất xấu và có đến 70% số bệnh nhân tử vong vì căn bệnh này. Tuy nhiên ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ ứng dụng trong y khoa đã giúp giảm thiểu đáng kể tỷ lệ tử vong do u tinh hoàn. Có nhiều bệnh nhân đã khỏi hẳn sau khi điều trị, thậm chí có những người bị u ác tính nghiêm trọng cũng đã được chữa khỏi.
Đây là một điều đáng mừng cho bệnh nhân ung thư tinh hoàn khi đã có thể cảm thấy nhẹ nhõm hơn trước trăn trở: u tinh hoàn có nguy hiểm không? Trong 90% các ca bị u tinh hoàn, bao gồm cả những trường hợp di căn xa vẫn có cơ hội chữa khỏi lên tới 70 – 80%. Phương án điều trị chủ yếu đối với người bị u tinh hoàn là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.
Thường thì những người bị u nhỏ hoặc ung thư không phải dòng tinh thì có thể được áp dụng phương pháp phẫu thuật. Bác sĩ sẽ chỉ định xạ trị khi tế bào ung thư đã bắt đầu xâm lấn sang các hạch bạch huyết ở khu vực xung quanh. Còn hóa trị là dành cho các trường hợp bệnh tiến triển sang giai đoạn di căn xa sang những cơ quan khác trong cơ thể.
Phẫu thuật cắt bỏ một bên tinh hoàn của người bệnh thực chất sẽ không ảnh hưởng lớn tới chức năng sinh sản hoặc đời sống tình dục của bệnh nhân, nên mọi người không nên quá lo lắng về vấn đề này.
Phẫu thuật là một trong những biện pháp điều trị u tinh hoàn ở nam giới
Nhằm giúp ngăn ngừa nguy cơ bị u tinh hoàn, nam giới nên duy trì thói quen thường xuyên tự kiểm tra tinh hoàn tại nhà. Nếu cảm nhận được những dấu hiệu bất thường như viêm, sưng tấy, không thấy tinh hoàn,… thì cần tới ngay các cơ sở chuyên nam khoa để thăm khám nhằm phát hiện bệnh sớm và có phương án điều trị đúng cách, kịp thời.
Cập nhật ngay những thông tin bệnh lý và các gói ưu đãi thăm khám sức khỏe mới nhất của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tại website: medlatec.vn hoặc liên hệ tới tổng đài 1900565656 của MEDLATEC để được tư vấn kỹ hơn các bạn nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!