Trong quá trình thiết kế và gia công cơ khí, việc đọc bản vẽ lắp là rất quan trọng trong bởi việc này giúp đảm bảo cho độ chính xác và các yêu cầu kỹ thuật của các sản phẩm sau gia công. Vậy, đọc bản vẽ lắp như thế nào? Trình tự đọc bản vẽ lắp gồm mấy bước? Chắc hẳn vẫn còn nhiều bạn đọc chưa nắm rõ được những kiến thức về bản vẽ lắp, cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Bản vẽ lắp là gì?
Khái niệm bản vẽ lắp
Bản vẽ nói chung là bản vẽ tổng thể toàn bộ một cụm chi tiết, một máy, hay của toàn bộ nhà máy, một khu vực … Bản vẽ chung sẽ được sử dụng để tiến hành lắp ráp các thiết bị, chi tiết, theo một trình tự nhất định, dùng để kiểm tra đơn vị lắp hoặc sẽ được dùng để làm cơ sở để thiết kế các chi tiết, các bộ phận ở giai đoạn thiết kế chế tạo.
Bản vẽ kỹ thuật cơ khí thường được ví như là ngôn ngữ có tác dụng mô tả cụ thể về vật liệu, về hình dáng, kích thước của chi tiết cần gia công. Dựa vào các bản vẽ mà các kỹ sư cơ khí có thể hình dạng, kết cấu, về độ lớn, màu sắc… của chi tiết đó. Từ đó sẽ đưa ra phương pháp gia công phù hợp với từng vật thể. Cũng như là ra các lệnh lập trình chi tiết.
Quá trình để tạo bản vẽ rất phức tạp. Các chi tiết riêng của bản vẽ đều được định hình rõ ràng, thống nhất với một nguyên tắc thiết kế chung. Đòi hỏi người kỹ sư sẽ phải tỉ mỉ, có trình độ chuyên môn cao.
Khi đọc một bản vẽ chung người ta xác định được toàn bộ tổng số chi tiết, khối lượng cũng như tên gọi, vật liệu và kích thước về tổng thể cũng như quy ước các mối ghép (cần lắp lỏng, trung gian, hay lắp chặt), cùng vớicác thông số kỹ thuật chủ yếu của thiết bị.
Để tạo ra được một chi tiết, vật thể đạt chất lượng cao, đòi hỏi chúng sẽ phải qua nhiều bước khác nhau. Vì vậy, rất dễ xảy ra nhiều sai sót, thiếu hụt khi chế tạo gia công. Nhờ vào những bản vẽ kỹ thuật cơ khí cũng như bản vẽ gia công CNC mà những người thợ, kỹ sư có thể phác thảo và hình dung ra được những yếu tố cần có cho sản phẩm. Từ đó có thể chuẩn bị được các vật liệu, công cụ, thiết bị phù hợp để gia công chi tiết.
Đồng thời thì họ cũng đưa ra được các lệnh phù hợp để lập trình tạo lập nên sản phẩm có thông số phù hợp, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn. Giúp cho bạn tiết kiệm thời gian, công sức cũng như là các chi phí gia công cho doanh nghiệp.
Các nội dung cần có của bản vẽ lắp
Bản vẽ lắp chính là một tài liệu rất quan trọng, nội dung của nó bao gồm:
- Hình biểu diễn đầy đủ đơn vị lắp
- Các kích thước có sai lệch giới hạn
- Các chỉ dẫn phù hợp về đặc điểm liên kết
- Số thứ tự chỉ vị trí
- Bảng liệt kê các thông số khối lượng, thứ tự, tên gọi, vật liệu, số lượng, ký hiệu và ghi chú.
- Khung tên, khung bản vẽ ..
Các để tạo nên bản vẽ lắp
Tìm hiểu các hình biểu diễn các chi tiết trên bản vẽ lắp
Hình biểu diễn ở trong bản vẽ lắp phải thể hiện được các vị trí và phương pháp giúp liên kết giữa các chi tiết với nhau và đảm bảo được khả năng lắp ráp, kiểm tra đơn vị lắp, số lượng hình biểu diễn phải là ít nhất, nhưng phải đủ để thể hiện toàn bộ các loại chi tiết và phương pháp ghép nối giữa chúng cũng như là để tiến hành lắp ráp.
Khi cần thiết ở trên bản vẽ lắp cho phép chỉ dẫn về nguyên lí làm việc của các loại sản phẩm và tác dụng qua lại giữa các phần tử.
Chọn hình biểu diễn
Hình biểu diễn chính là một hình chiếu chính mà ở đó nó phải thể hiện được những đặc trưng về hình dạng, kết cấu và phản ánh được vị trí làm việc của các đơn vị lắp. Ngoài hình chiếu chính ra sẽ còn có một số hình biểu diễn khác được bổ xung làm cho sáng tỏ các chi tiết nhất. Các hình biểu diễn nàysẽ được chọn dựa trên các yêu cầu thể hiện của các bản vẽ lắp: vị trí, hình dạng …
Quy ước về việc biểu diễn bản vẽ lắp
Theo TCVN 3826-1993 đã có quy định biểu diễn bản vẽ lắp như sau:
- Cho phép không cần phải biểu diễn một số kết cấu của chi tiết như vát mép, các góc lượn, rãnh thoát dao, khía nhám, khe hở của mối ghép..
- Đối với một số các chi tiết như nắp đậy, vỏ ngoài, tôn bưng .. nếu chúng đã che khuất các chi tiết khác trên một hình chiếu nào đó ở trong bản vẽ lắp thì cho phép không biểu diễn chúng ở trên bản vẽ đó. Nhưng phải có ghi chú.
- Nhưng cần ghi chú trên máy, thiết bị như: bảng hiệu, thông số về kỹ thuật, nhãn mác. cho phép không biểu diễn nhưng phải vẽ các đường bao của chi tiết đó.
- Cho phép chỉ vẽ các đường bao hoặc kí hiệu của các chi tiết phổ biến và đã có sẵn như: bu lông, vòng bi, các động cơ điện ..
- Các loại chi tiết phía sau lò xo trên hình chiếu coi như bị lò xo che khuất.
- Nếu có được một số chi tiết giống nhau nhưng phân bố theo quy luật cho phép được vẽ một chi tiết đại diện các chi tiết còn lại chỉ cần phải vẽ đường tâm.
- Trên bản vẽ các chi tiết cho phép vẽ hình biểu diễn của những chi tiết liên quan đến các bộ phận lắp bằng nét mảnh và có ghi kích thước định vị.
- Cho phép biểu diễn được riêng một hay một cụm chi tiết của thiết bị, máy trên các bản vẽ lắp nhưng phải có ghi chú về tên gọi và tỷ lệ.
- Không cắt dọc đi các chi tiết như: trục, bu lông, đai ốc, vòng đệm, then, chốt …
- Bề mặt tiếp xúc giữa cả hai chi tiết lắp ghép cùng kích thước danh nghĩa chỉ cần vẽ một nét.
- Khi cần thể hiện ở khe hở cho phép vẽ tăng khe hở để thể hiện rõ.
Trình tự đọc bản vẽ lắp gồm mấy bước?
Trình tự đọc bản vẽ chi tiết theo tiêu chuẩn sẽ gồm 6 bước, khi đọc thường tuân theo trình tự nhất định, đọc bản vẽ lắp là thông qua đầy đủ các nội dung của bản vẽ lắp để biết được hình dạng, kết cấu của các sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết trong của sản phẩm. Bản vẽ lắp giúp diễn tả hình dạng, kết cấu riêng biệt của một sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết.
Có 4 nội dung cần phải chú ý trong quá trình đọc bản vẽ lắp
- Hình biểu diễn: Gồm có các hình chiếu và hình cắt diễn tả hình dạng, kết cấu và cả vị trí các chi tiết máy của bộ vòng đai.
- Kích thước: Gồm kích thước nói chung của sản phẩm, kích thước thực hiện lắp của các chi tiết.
- Bảng kê: Gồm các số thứ tự, tên gọi chi tiết, số lượng,vật liệu…
- Khung tên: Tên của sản phẩm, tỷ lệ, kí hiệu bản vẽ, cơ sở thiết kế…
Các đọc bản vẽ lắp đúng chuẩn
Trong giai đoạn thiết kế và chế tạo, người thiết kế cần dựa vào bản vẽ chung để vẽ các loại bản vẽ chế tạo chi tiết, gọi là vẽ tách chi tiết. Vậy nên việc đọc bản vẽ lắp và vẽ tách chi tiết là một việc rất là quan trọng đối với người thiết kế chế tạo.
Bản vẽ sẽ giúp chi tiết thể hiện hình dạng, kích thước và các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết. Đây chính là tài liệu quan trọng trong quá trình chế tạo và giúp kiểm tra chi tiết sau khi gia công.
Yêu cầu
Khi đọc các bản vẽ lắp yêu cầu phải biết và hiểu rõ về kết cấu của vật thể đã được biểu diễn. Phải hình dung được hình dạng phù hợp của mỗi chi tiết trong tổ hợp lắp ghép, và quan hệ lắp ghép vào nhau của chúng. Phải đọc được kích thước và sự sai lệch giới hạn của chúng, và phải biết kích thước nào là thật sự quan trọng, và có tham gia lắp ghép hay không.
Khi có đầy đủ được các phần thuyết minh của bản vẽ lắp, người đọc cũng cần phải chú ý để nguyên lý làm việc và công dụng của vật thể biểu diễn.
Trình tự chung để đọc bản vẽ lắp
Khi cần tiến hành đọc bản vẽ láp cần tiến hành theo trình tự sau:
Tìm hiểu chung
Trước hết sẽ cần đọc nội dung khung tên, phần thuyết minh và các yêu cầu về kỹ thuật để có khái niệm sơ bộ về đơn vị lắp, về nguyên lý làm việc và các công dụng của đơn vị lắp.
Có rất nhiều thông tin và nhiều thông số quan trọng được thể hiện trong khung tên bản của vẽ như tên chi tiết, vật liệu, tỷ lệ biểu diễn, tên người vẽ, người đặt hàng,… Những thông tin này sẽ giúp cho người đọc nắm sơ qua những đặc điểm cơ bản nhất của bản vẽ giúp người đọc hình dung hình dạng, cấu tạo, tính năng của chi tiết.
Phân tích hình biểu diễn
Để đi sâu hơn nữa vào nội dung bản vẽ, cần nghiên cứu các loại hình biểu diễn trên bản vẽ lắp, hiểu rõ tên các hình chiếu cơ bản, vị trí phù hợp của các mặt cắt trên hình cắt và mặt cắt, phương chiếu liên quan của các hình chiếu phụ và hình chiếu tính riêng phần, sự liên hệ chiếu giữa các hình biểu diễn. Trong các giai đoạn này ta cần hiểu được tổng quan về các hình dạng và kết cấu và đặc điểm của vật thể lắp.
Bước tiếp theo đó chính là xem xét các hình biểu diễn có trong bản vẽ theo thứ tự tính từ trái qua phải và xác định hình chiếu chính, hình chiếu cắt. Sau đó sẽ phân tích từng hình chiếu trong sự liên quan nhau giữa chúng, đồng thời xác định hình dạng của các chi tiết một cách tỉ mỉ.
Phân tích các chi tiết
Lần lượt đi sâu vào phân tích từng chi tiết một. Bắt đầu từ chi tiết chính sau đó mới đến các chi tiết ít quan trọng hơn. Từ chi tiết nào có kích thước lớn hơn sang chi tiết nhỏ hơn.
Trong bước này, người đọc cần phân tích kích thước chi tiết và các phần tử của nó. Xác định được kích thước lắp ghép, kích thước gia công,…Người đọc cũng chú ý đến thước tròn của các lỗ (hay còn được gọi là kích phi).
Ta cũng có thể chọn đọc các chi tiết từ các hàng trong bảng kê rồi đọc trên các loại hình biểu diễn theo chỉ số vị trí của nó sau đó sẽ căn cứ theo phạm vi đường bao của chi tiết. Khi phân tích lại các chi tiết cần hiểu rõ kết cấu, công dụng và quan hệ lắp ghép với nhau của chúng.
Tổng hợp
Khi đã phân tích được xong các bước trên , cuối ta tổng hợp lại toàn bộ để hiểu rõ về toàn bộ vật thể.
Đây chính là bước cuối cùng trong quá trình đọc bản vẽ lắp cơ khí. Độ nhám trên bề mặt của chi tiết được thể hiện ở hình biểu diễn hoặc ở phần góc trên bên phải bản vẽ. Nắm rõ được thông số dung sai kích thước và độ nhám bề mặt là rất quan trọng để xác định công nghệ gia công, đảm bảo cho các chi tiết sau khi gia công hoàn thiện có kích thước và độ nhám theo đúng yêu cầu.
Quy định cách ghi kích thước trên bản vẽ lắp
Ghi kích thước và cách đánh số bản vẽ lắp
Kích thước ở trên bản vẽ lắp được ghi để thể hiện các tính năng, kiểm tra, lắp ráp, .. như là: kích thước bao, kích thước lắp ghép tính giữa các chi tiết, ..
Kích thước quy cách
Là loại kích thước thể hiện các tính năng của máy, các ghi các kích thước này thường được xác định từ trước, là kích thước tính cơ bản để xác định các thông số khác.
Ví dụ: kích thước theo bánh công tác trong máy bơm, kích thước của đường kính ống của các van…
Kích thước lắp ráp
Là các kích thước thể hiện quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết ở trong cùng một đơn vị lắp. Nó bao gồm kích thước và dung sai của các bề mặt tiếp xúc, kích thước xác định vị trí giữa các loại chi tiết với một gốc chuẩn. Ví dụ kích thước của các loại trục và ổ bi: ử40H7/k6
Kích thước đặt máy
Là thông số kích thước thể hiện mối quan hệ lắp ghép giữa đơn vị lắp và các loại bộ phận khác, ví dụ như: Kích thước bệ máy, kích thước của bích lắp ráp, kích thước đặt bu lông. Các loại kích thước này sẽ liên quan tới các kích thước của chi tiết, hay các bộ phận khác được ghép với đơn vị lắp.
Kích thước định khối
Kích thước định khối hay cònđược gọi là kích thước bao của vật thể cần biểu diễn nó chính là các kích thước thể hiện độ lớn chung của một vật thể, dùng làm cơ sở để xác định thể tích, trong đóng bao, vận chuyển và thiết kế không gian lắp đặt.
Kích thước giới hạn
Kích thước giới hạn chính là kích thước thể hiện không gian hoạt động của thiết bị, kích thước này sẽ được dùng để làm cơ sở bố trí các không gian làm việc cho thiết bị hoặc vận hành cho người lao động.
Số chỉ vị trí
Trên các bản vẽ lắp có rất nhiều chi tiết khác nhau, để dễ phân biệt, gọi tên được các chi tiết, cũng như các vật liệu làm chi tiết người ta sẽ tiến hành đánh số các chi tiết theo thứ tự, trình tự đọc các bản vẽ và tổng hợp lại trong bảng kê. Sau đây là các quy định về công việc đánh số chỉ vị trí chi tiết.
Số vị trí sẽ được ghi trên giá ngang của đường dẫn và sau đó được ghi ở hình biểu diễn nào thể hiện rõ nhất chi tiết đó. Số các vị trí được ghi song song với khung tên cuả bản vẽ, ở ngay phía ngoài hình biểu diễn và xếp thành hàng hay cột. Mỗi số các vị trí được ghi một lần trên bản vẽ và cho phép ghi vào cùng một chỉ số với các chi tiết giống nhau.
Khổ chữ số ở các vị trí phải lớn hơn khổ chữ kích thước của bản vẽ. Thông số này cho phép dùng đường dẫn chung trong các trường hợp:
- Các chi tiết đã kẹp chặt thuộc một vị trí lắp ghép.
- Các chi tiết có sự liên hệ với nhau không kẻ được nhiều đường dẫn
Quy định cách thể hiện các yêu cầu kỹ thuật trên bản vẽ lắp
Yêu cầu kỹ thuật cần thể hiện của bản vẽ lắp
Các loại yêu cầu làm việc riêng của chi tiết như: áp lực làm việc, số vòng quay, các khe hở làm việc, khe hở nhiệt .. Điều này giúp thể hiện đầy đủ các yêu cầu riêng chưa thể hiện được trên các bản vẽ như: về sai lệch hình dạng, chất lượng sản phẩm, các độ cứng bề mặt .
Những phương pháp gia công cần thể hiện như là phương pháp nhiệt luyện, phương pháp gia công lần cuối cũng sẽ phải thể hiện trên bản vẽ lắp. Ngoài ra, các yêu cầu về vật liệu sơn phủ và một số yêu cầu riêng khác cũng cần được thể hiện trên bản vẽ lắp.
Bảng kê
Bảng kê là phương pháp dùng để liệt kê các thành phần của các chi tiết thuộc vật thể, dùng để làm tài liệu thiết kế và lập kế hoạch sản suất. Bảng kê trong bản vẽ lắp được quy định trong TCVN 3824-1983. Bảng kê được đặt dưới hình biểu diễn trên bản vẽ và sát bên trên khung tên của bản vẽ lắp
Quá trình đọc bản vẽ lắp là một quá trình rất quan trọng trong thiết kế và gia công cơ khí nói chung và trong gia công cơ khí CNC nói riêng. Bởi việc này sẽ có thể giúp đảm bảo được độ chính xác và các thông số yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm sau gia công. Từ đó sẽ giúp tiết kiệm được thời gian, công sức và các chi phí cho doanh nghiệp và các kỹ sư, người lập trình, vận hành các loại máy do đọc đúng bản vẽ kỹ thuật cơ khí.
Hi vọng bài viết trên về bản vẽ lắp đã giúp bạn đọc có thể nắm rõ được rằng trình tự đọc bản vẽ lắp gồm mấy bước và hiểu rõ các trình bày của bản vẽ lắp. Chúc bạn đọc thành công ứng dụng những kiến thức này về bản vẽ lắp trong công việc thi công của mình.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!