Dưới đây là trọn bộ 300 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 12 Chương 4: Địa lí các vùng kinh tế có đáp án đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Bạn vào tên bài để xem câu hỏi trắc nghiệm Địa 12 chi tiết.
300 câu trắc nghiệm Địa Lí 12 Chương 4 (có đáp án): Địa lí các vùng kinh tế
(mới) Bộ trắc nghiệm Địa Lí 12 Chương 4 năm 2022
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 32 có đáp án năm 2022 mới nhất
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 33 có đáp án năm 2022 mới nhất
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 35 có đáp án năm 2022 mới nhất
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 36 có đáp án năm 2022 mới nhất
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 37 có đáp án năm 2022 mới nhất
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 39 có đáp án năm 2022 mới nhất
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 41 có đáp án năm 2022 mới nhất
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 42 có đáp án năm 2022 mới nhất
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 43 có đáp án năm 2022 mới nhất
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Chương 4 có đáp án năm 2022 mới nhất
Bộ 300 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 12 Chương 4
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng Bằng sông Hồng
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế-xã hội ở Trung Bộ
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế-xã hội ở Trung Bộ (tiếp)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế-xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế-xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên (tiếp)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 38: Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ (bai 1)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 38: Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ (bai 2)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ (tiếp)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 40: Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 40: Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ (tiếp)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 32 có đáp án năm 2022
Câu 1: Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với vùng/ quốc gia nào sau đây?
A. Trung Quốc.
B. Thượng Lào.
C. Campuchia.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Đáp án: Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Thượng Lào, phía nam giáp vùng Đồng bằng sông Hồng.
⇒ Loại đáp án A, B, D
⇒ Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với Campuchia.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây ở Trung du miền núi Bắc Bộ không có chung đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc?
A. Cao Bằng.
B. Tuyên Quang.
C. Lào Cai.
D. Lạng Sơn.
Đáp án: Căn cứ vào bản đồ Hành chính (Atlat trang 4-5), xác định được các tỉnh có đường biên giới đất liền với với Trung Quốc là: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
⇒ Loại đáp án A, C, D
⇒ Tuyên Quang không có đường biên giới với Trung Quốc.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết cửa khẩu quốc tế nào sau đây thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Móng Cái.
B. Lệ Thanh.
C. Lao Bảo.
D. Cầu Treo.
Đáp án: B1. Nhận dạng kí hiệu cửa khẩu quốc tế ở Atlat trang 3 (kí hiệu chung)
B2. Xác định tên các cửa khẩu thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ
⇒ Móng Cái (thuộc Quảng Ninh) là cửa khẩu quốc tế thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
– Các cửa khẩu còn lại: Lệ Thanh (thuộc Tây Nguyên), Lao Bảo và Cầu Treo (thuộc vùng Bắc Trung Bộ).
⇒ Loại đáp án B, C, D
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có giá trị sản xuất công nghiệp từ 9 – 40 nghìn tỉ đồng?
A. Cẩm Phả.
B. Thái Nguyên.
C. Hạ Long.
D. Việt Trì.
Đáp án: B1. Xác định kí hiệu phân cấp quy mô các Trung tâm công nghiệp ở Atlat trang 3 (Kí hiệu chung)
⇒ có 4 cấp độ
B2. Căn cứ vào Atlat trang 26, xác định được:
– Hạ Long là trung tâm công nghiệp trung bình ⇒ có giá trị sản xuất công nghiệp từ 9 – 40 nghìn tỉ đồng (vòng tròn lớn thứ 3)
– Việt Trì, Cẩm Phả, Thái Nguyên là các TTCN nhỏ ⇒ có giá trị sản xuất công nghiệp dưới 9 nghìn tỉ đồng (vòng tròn bé nhất)
⇒ Loại đáp án A, B, D
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Loại khoáng sản có trữ lượng lớn và chất lượng vào loại tốt nhất Đông Nam Á ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. Than antraxit.
B. Apatit.
C. Bôxít.
D. Sắt.
Đáp án: Vùng có Quảng Ninh là vùng than lớn bậc nhất và chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á ( than antraxit) .
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết nhà máy thủy điện Thác Bà nằm trên con sông nào?
A. Sông Gâm.
B. Sông Chảy.
C. Sông Đà.
D. Sông Hồng.
Đáp án: B1. Xem kí hiệu nhà máy thủy điện ở Atlat trang 3 (Kí hiệu chung)
→ kí hiệu ngôi sao màu xanh.
B2. Xác định vị trí nhà máy thủy điện Thác Bà và tên sông trên Atlat trang 26
⇒ Nhà máy thủy điện Thác Bà được xây dựng trên sông Chảy.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Khí hậu có mùa đông lạnh và phân hóa theo độ cao của Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc nào sau đây?
A. ôn đới, nhiệt đới.
B. cận nhiệt, ôn đới.
C. cận nhiệt, nhiệt đới.
D. cận nhiệt, cận xích đạo.
Đáp án: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, khí hậu phân hóa đai cao thuận lợi phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
– Mùa đông, vùng đón gió mùa Đông Bắc đem lại một mùa đông lạnh
– Vùng núi Tây Bắc có núi cao (dãy Hoàng Liên Sơn) với đầy đủ 3 đai cao (nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới)
⇒ Điều này tạo thuận lợi cho vùng phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới (chè, hồi, thảo quả, mơ mận…)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Tại Trung du và miền núi Bắc Bộ, bò sữa được nuôi tập trung ở cao nguyên nào sau đây?
A. Tả Phình.
B. Nghĩa Lộ.
C. Mộc Châu.
D. Than Uyên.
Đáp án: Trung du và miền núi Bắc Bộ có bò sữa được nuôi nhiều ở Mộc Châu (Sơn La).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Hoạt động kinh tế biển nào sau đây ít được chú trọng phát triển ở vùng biển Quảng Ninh?
A. Đánh bắt xa bờ.
B. Nuôi trồng thủy sản.
C. Du lịch biển – đảo.
D. Khai thác khoáng sản.
Đáp án: – Vùng biển Quảng Ninh có thế mạnh phát triển các ngành kinh tế biển:
+ đánh bắt, nuôi trồng , chế biến thuỷ sản.
+ giao thông vận tải biển (với cảng nước sâu Cái Lân), cảng Cẩm Phả, Cửa Ông..
+ du lịch biển (Quần thể du lịch Hạ Long , bãi biển Trà Cổ).
Ngoài ra vùng còn thể khai thác khoáng sản cát biển, tuy nhiên ngành này phát triển không đáng kể.
⇒ Khoáng sản biển là hoạt động kinh tế ít được chú trọng phát triển ở vùng biển Quảng Ninh
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.
B. đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao.
C. thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp.
D. thiết bị, máy móc, phương tiện khai thác thiếu.
Đáp án: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình chủ yếu là đồi núi, vùng Tây Bắc có địa hình cao, hiểm trở nhất cả nước. Hơn nữa, đa số các mỏ quặng của vùng nằm ở những nơi địa hình hiểm trở, kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chưa phát triển hoặc ở sâu trong lòng đất nên việc khai thác đòi hỏi chi phí cao, và kĩ thuật khai thác hiện đại mới đem lại hiệu quả.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Khó khăn chủ yếu hiện nay đối với phát triển chăn nuôi gia súc lớn của Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. thiếu đồng cỏ để phát triển chăn nuôi.
B. vận chuyển sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ (đồng bằng, đô thị).
C. thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô cho gia súc.
D. nguồn lao động trong chăn nuôi chựa được đào tạo nhiều.
Đáp án: Hiện nay những khó khăn trong công tác vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ đã hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Trung du và miền núi Bắc Bộ ít có điều kiện thuận lợi để phát triển
A. cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
B. cây đặc sản, cây căn quả cận nhiệt và ôn đới.
C. cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc nhiệt đới.
D. cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
Đáp án: Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, khí hậu phân hóa đai cao
⇒ thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Ngược lại, đặc điểm khí hậu này không phù hợp với các loài cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc nhiệt đới.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng với vị trí địa lí, lãnh thổ của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Tiếp giáp hai quốc gia, hai vùng kinh tế.
B. Vị trí thuận lợi cho giao lưu với bên ngoài qua các cửa khẩu.
C. Tài nguyên thiên nhiên giàu có, đa dạng
D. Có diện tích lớn nhất nước ta, nhưng mật độ dân cư không cao.
Đáp án: Xác định từ khóa: đặc điểm không phải là “vị trí địa lý – lãnh thổ”⇒ Nhận xét vùng có giàu có về tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên khoáng sản, lâm nghiệp, hải sản….) ⇒ đây không phải là đặc điểm vị trí địa lí – lãnh thổ
⇒ Nhận xét C không đúng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng với việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn.
B. Các nhà máy điện công suất lớn đã xây dựng trên các sông chính.
C. Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên phụ lưu của các sông.
D. Việc phát triển thủy điện của vùng này không ảnh hưởng đến môi trường.
Đáp án: Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình chủ yếu là đồi núi, là thượng nguồn của các con sông lớn + khí hậu nhiệt đới ẩm khiến quá trình phong hóa diễn ra mạnh + mưa lớn tập trung
⇒ Phát triển thủy điện ở vùng núi cần chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái như: bảo vệ rừng đầu nguồn, xây dựng hồ chứa hợp lí để tránh hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở đất, giữ nước ngầm..
⇒ Nhận xét: Việc phát triển thủy điện của vùng này không ảnh hưởng đến môi trường. là Sai
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho chăn nuôi lợn hiện nay được phát triển mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn.
B. Đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
C. Cơ sở vật chất kĩ thuật và giống đảm bảo hơn.
D. Các cơ sở công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển.
Đáp án: Do giải quyết tốt hơn lương thực cho người nên hoa màu lương thực dành nhiều hơn cho chăn nuôi
⇒ thúc đẩy tăng nhanh đàn lợn trong vùng.
Đáp án cần chọn là: A
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 33 có đáp án năm 2022
Câu 1: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng?
A. Bắc Giang.
B. Ninh Bình.
C. Hải Dương.
D. Hưng Yên.
Đáp án: Đồng bằng sông Hồng gồm 10 tỉnh và thành phố: TP Hà Nội, TP Hải Phòng, các tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
⇒ Tỉnh Bắc Giang không thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng (thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Loại đất có diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng là:
A. Đất mặn.
B. Đất xám phù sa cổ.
C. Đất phù sa.
D. Đất cát biển.
Đáp án: Vùng Đồng bằng sông Hồng chủ yếu là đất phù sa (70%), màu mỡ nhất là đất phù sa thuộc châu thổ sông Hồng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Đồng bằng sông Hồng không tiếp giáp với với vùng nào dưới đây?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Vịnh Bắc Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Đáp án: * Vị trí địa lí đồng bằng sông Hồng:
– Giáp vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng kinh tế.
– Cầu nối giữa vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
⇒ Đồng bằng sông Hồng không tiếp giáp với với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Thế mạnh về tự nhiên cho Đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là:
A. đất đai màu mỡ.
B. nguồn nước phong phú.
C. có một mùa đông lạnh, kéo dài.
D. ít có thiên tai.
Đáp án: Đồng bằng sông Hồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc → đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
⇒ thuận lợi cho phát triển rau quả vụ đông.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Đặc điểm nổi bật về mặt dân cư – lao động của Đồng bằng sông Hồng là:
A. dân số đông, nguồn lao động dồi dào và có trình độ.
B. nguồn lao động lớn nhất cả nước.
C. lao động có trình độ cao nhất cả nước.
D. lao động tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn.
Đáp án: Xác định từ khóa
Câu hỏi “dân cư và lao động”
Đồng bằng sông Hồng có đặc điểm:
– Dân cư: đông dân (21,6% cả nước)
– Lao động: dồi dào, có trình độ, kinh nghiệm sản xuất.
⇒ A đúng
– Các đáp án B, C, D mới chỉ thể hiện đặc điểm lao động, thiếu đặc điểm dân cư
⇒ Loại B,C, D
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Định hướng chung trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng là:
A. giảm tỉ trọng khu vực III, tăng nhanh tỉ trọng khu vực II và khu vực I.
B. giảm tỉ trọng khu vực II, tăng nhanh tỉ trọng khu vực I và khu vực III.
C. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng dần tỉ trọng khu vực II và III.
D. tăng tỉ trọng khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng khu vực II và khu vực III.
Đáp án: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung ở đồng bằng sông Hồng là:
+ Khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp): Giảm tỉ trọng.
+ Khu vực II (công nghiệp – xây dựng): Tăng dần tỉ trọng.
+ Khu vực III (dịch vụ): Chiếm tỉ trọng cao và tăng dần .
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của đồng bằng sông Hồng không giáp biển?
A. Hưng Yên, Hải Phòng.
B. Hà Nam, Bắc Ninh.
C. Hà Nam, Ninh Bình.
D. Nam Định, Bắc Ninh.
Đáp án: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 26, các tỉnh thuộc ĐBSH không giáp biển là: Hà Nam, Bắc Ninh.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở đồng bằng sông Hồng có giá trị sản xuất công nghiệp từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng?
A. Hà Nội.
B. Hải Phòng.
C. Phúc Yên.
D. Bắc Ninh.
Đáp án: B1. Xác định kí hiệu phân cấp quy mô các Trung tâm công nghiệp ở Atlat trang 3 (Kí hiệu chung)
⇒ có 4 cấp độ
B2. Căn cứ vào Atlat trang 26, xác định được:
– Hải Phòng là trung tâm công nghiệp lớn ⇒ có giá trị sản xuất công nghiệp từ 40 – 120 nghìn tỉ đồng (vòng tròn lớn thứ 2)
⇒ Chọn đáp án B
– Hà Nội là TTCN rất lớn (quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng).
– Phúc Yên, Bắc Ninh là các TTCN trung bình ⇒ có giá trị sản xuất công nghiệp 9 – 40 nghìn tỉ đồng (vòng tròn lớn thứ 3)
⇒ Loại đáp án A, C, D
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong khu vực I của đồng bằng sông Hồng là:
A. Giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản.
B. Giảm tỉ trọng ngành trổng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành thủy sản.
C. Tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản.
D. Tăng tỉ trọng ngành trồng trọt và chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành thủy sản.
Đáp án: Chuyển dịch trong nội bộ khu vực I: Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt. Tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Tại sao việc làm là một trong những vấn đề nan giải ở Đồng bằng sông Hồng nhất là ở khu vực thành thị?
A. Do dân nhập cư đông.
B. Do dân số đông, kết cấu dân số trẻ.
C. Do nền kinh tế còn chậm phát triển.
D. Do dân số đông, kết cấu dân số trẻ trong điều kiện kinh tế chậm
Đáp án: ĐBSH có dân số đông,mật độ dân số đô thị cao, kết cấu dân số trẻ ⇒ số người trong độ tuổi lao động lớn
⇒ nhu cầu việc làm lớn, đặc biệt là hoạt động kinh tế phi nông nghiệp (công nghiệp, dịch vụ) ở khu vực thành thị
Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng còn chậm, chưa đáp ứng đủ nhu cầu việc làm
⇒ Việc làm là một trong những vấn đề nan giải ở Đồng bằng sông Hồng nhất là ở khu vực thành thị.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Trọng tâm của định hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng là:
A. phát triển và hiện đại hóa nông nghiệp, gắn sự phát triển của nó với công nghiệp chế biến.
B. phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, còn các ngành khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa.
C. phát triển và hiện đại hóa công nghiệp khai thác, gắn nó với nền nông nghiệp hàng hóa.
D. phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến và khai thác.
Đáp án: Định hướng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH là: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hóa
⇒ Đây là trọng tâm của xu hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng..
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Vấn đề kinh tế – xã hội đang được quan tâm hàng đầu ở đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay là:
A. vùng trọng điểm về sản xuất lương thực, thực phẩm.
B. dân số đông, diện tích đất canh tác hạn chế.
C. trình độ thâm canh cao.
D. nơi tập trung nhiều trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn của cả nước.
Đáp án: – ĐBSH có dân số đông, mật độ dân số cao: 1225 người/km2 ⇒ Sức ép đến phát triển KT -XH (nơi ở, việc làm, môi trường)
– Do việc khai thác quá mức dẫn đến một số tài nguyên ( đất) bị xuống cấp, ô nhiễm; đất canh tác trong đê thoái hóa bạc màu + nhu cầu đất ở chuyên dùng ngày càng lớn nên diện tích đất canh tác bị thu hẹp dần, khả năng mở rộng hạn chế.
⇒ Dân số đông và đất canh tác hạn chế đang là vấn đề kinh tế – xã hội đang được quan tâm hàng đầu ở đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Dân cư tập trung đông đúc ở Đồng bằng sông Hồng không phải là do:
A. Trồng lúa nước cần nhiều lao động.
B. Vùng mới được khai thác gần đây.
C. Có nhiều trung tâm công nghiệp.
D. Có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và cư trú.
Đáp án: Đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời với hơn một nghìn năm văn hiến.
⇒ Dân cư tập trung đông đúc từ lâu đời.
⇒ Nhận xét B. Vùng mới được khai thác gần đây là Sai
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Biện pháp cơ bản để đưa đồng bằng sông Hồng sớm trở thành vùng sản xuất lương thực, thực phầm hàng hóa là:
A. quan tâm đến chất lương sản phẩm và thị trường.
B. thay đổi cơ cấu cây cây trồng và cơ cấu mùa vụ.
C. chú ý đến môi trường và bảo vệ tài nguyên đất.
D. phát triển mạnh cây vụ đông.
Đáp án: Để khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp và tiến lên sản xuất hàng hóa cần:
– Phân bố cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp.
– Thay đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ hợp lí ⇒ đem lại năng suất kinh tế cao.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng ngày càng thu hẹp là do
A. Đất chuyên dùng và thổ cư mở rộng.
B. Đất dùng xây dựng công nghiệp và cơ sở hạ tầng.
C. Dân số đông và gia tăng nhanh.
D. Đất lâm nghiệp ngày một tăng.
Đáp án: – Dân số đông → nhu cầu về nơi ở lớn.
– Đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ⇒ nhu cầu xây dựng các nhà máy xí nghiệp, công ty cũng lớn,
⇒ Đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng trong khi vùng đất trong đê ở nhiều nơi đã đang thoái hóa, bạc màu
⇒ Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
Đáp án cần chọn là: A
Giới thiệu kênh Youtube VietJack
Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại khoahoc.vietjack.com
- Hơn 75.000 câu trắc nghiệm Toán có đáp án
- Hơn 50.000 câu trắc nghiệm Hóa có đáp án chi tiết
- Gần 40.000 câu trắc nghiệm Vật lý có đáp án
- Hơn 50.000 câu trắc nghiệm Tiếng Anh có đáp án
- Kho trắc nghiệm các môn khác
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!