Mặc dù biến chứng tiêm filler cằm là không phổ biến nhưng nhiều người vẫn băn khoăn liệu tiêm filler cằm có ảnh hưởng gì không. Các rủi ro tiềm ẩn của phương pháp thẩm mỹ này còn tùy thuộc vào loại chất làm đầy và thời gian duy trì hiệu quả của nó, cụ thể bao gồm:
- Da nổi mụn
- Cằm lệch, mất đối xứng
- Bầm tím
- Tổn thương để lại sẹo trên da
- Nhiễm trùng tại chỗ tiêm
- Sưng đỏ da
- Sờ thấy chất làm đầy gồ lên dưới da
- Phát ban kèm theo ngứa
- Kết quả thẩm mỹ kém
Ngoài ra, một số trường hợp hiếm gặp chất làm đầy không được tiêm vào dưới da mà vào mạch máu, làm tắc nghẽn dòng chảy của máu gây hoại tử, áp xe và cần dẫn lưu ở vùng tiêm.
Quy trình
Chuẩn bị trước khi tiêm filler cằm
Trước khi tiêm filler cằm, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và kiểm tra tiền sử bệnh của bạn. Mặc dù biến chứng tiêm filler cằm là rất thấp nhưng cũng cần cẩn trọng để xác suất xảy ra rủi ro là tối thiểu.
Bác sĩ sẽ hỏi cụ thể tình trạng dị ứng, các vấn đề về da, thần kinh hoặc thuốc bạn đang sử dụng. Đặc biệt cần thông báo với bác sĩ nếu bạn đang uống thuốc kháng viêm giảm đau NSAIDs hoặc các thuốc làm loãng máu vì chúng có thể gây bầm tím sau khi tiêm.
Quá trình tiêm filler cằm như thế nào?
Quá trình tiêm filler diễn ra theo trình tự như sau:
- Bước 1: Đánh dấu vị trí tiêm
Sau khi chọn được loại filler phù hợp, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá tổng thể kết cấu gương mặt của bạn và vùng cần tạo hình. Sau đó tiến hành đánh dấu vị trí phù hợp để tiêm filler cằm.
- Bước 2: Làm sạch và gây tê
Sát khuẩn chỗ tiêm. Bạn sẽ được bôi thuốc gây tê để giảm đau tại chỗ (nếu cần).
- Bước 3: Tiêm filler cằm
Quá trình tiêm thường chỉ mất từ 15 phút đến 1 tiếng. Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm chất làm đầy vào cằm, nắn chỉnh và có thể tiêm bổ sung nếu thấy cần thiết.
- Bước 4: Làm sạch sau tiêm
Các vết đánh dấu vị trí tiêm sẽ được làm sạch. Bạn có thể cần một túi chườm đá để giảm sưng và đỡ khó chịu hơn.
Điều gì xảy ra sau khi tiêm filler cằm
Tùy thuộc vào chất làm đầy được chọn và dáng cằm của mỗi người mà bạn có thể quan sát được hiệu quả cải thiện hình thể khuôn cằm và mặt ngay sau khi tiêm hoặc vài ngày sau đó. Một số người sẽ bị bầm tím và sưng nhẹ ở vị trí tiêm trong vài ngày sau tiểu phẫu và giảm dần.
Phục hồi
Giai đoạn phục hồi sau khi tiêm filler cằm
Thời gian phục hồi khác nhau đối với từng bệnh nhân và đối với từng loại chất làm đầy được tiêm. Bạn hầu như có thể quay lại sinh hoạt và làm việc ngay lập tức, nhưng nên tránh hoạt động thể chất cường độ cao trong 24-48 giờ đầu tiên để giảm thiểu sưng và bầm tím.
Hầu hết các tình trạng trên có thể được giảm bớt trong vài giờ đến vài ngày bằng cách chườm lạnh và xoa bóp tại chỗ. Tuy nhiên, một số rủi ro (đã được đề cập ở trên) cần điều trị y tế. Do đó, lưu ý nên hỏi ý kiến bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường sau khi tiêm filler.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!