Thịt gà kỵ với gì, hợp với gì? 10 thực phẩm không nên ăn cùng thịt gà

1. Thịt gà kỵ với gì?

Dưới đây là một số thực phẩm tiêu biểu mà Điện máy XANH đã tổng hợp khi kết hợp những thực phẩm này với thịt gà, để không gây ảnh hưởng cho sức khỏe mà bạn nên tham khảo:

Muối vừng và rau thơm

Theo Đông y, thịt gà có tác dụng trừ phong (nổi tiếng với món gà hầm chung các loại thảo dược như hải sâm, nhãn nhục, táo tàu,…) nhưng muối vừng (còn gọi là muối mè) có tác dụng dưỡng huyết khu phong. Ngoài ra, thịt gà có tính ôn, trong khi rau thơm có tính nóng.

Vì thế, bạn không nên kết hợp thịt gà với muối vừng và rau thơm dễ gây ra hiện tượng chóng mặt và cảm giác run rẩy toàn thân. Để khắc phục triệu chứng này, bạn có thể nấu nước cam thảo để uống nhé!

Cá chép

Thịt gà có tính ôn, trái lại cá chép có tính hàn. Nếu bạn kết hợp việc dùng 2 loại thực phẩm này với nhau sẽ sinh ra mụn nhọt, gây cảm giác không ngon miệng trong bữa ăn, làm ảnh hưởng chung về mặt sức khỏe.

Cá diếc

Cá diếc có vị ngọt, tính bình không nên kết hợp chung với thịt gà có tính ôn. Ngoài ra, cả 2 thực phẩm này đều chứa nhiều enzyme và axit amin, nên khi kết hợp chung có thể sẽ gây ra phản ứng hóa học, sinh ra một số hợp chất bất lợi cho sức khỏe.

Tôm

Tuy cả tôm và thịt gà đều có tính ôn, vị ngọt nhưng nếu được kết hợp với nhau dễ gây ra hiện tượng khó tiêu, đầy hơi ở những người nhạy cảm.

Thậm chí, về lâu dài, sự kết hợp giữa hai thực phẩm này sẽ ảnh hưởng xấu đến lá lách và dạ dày, từ đó khiến chức năng của hệ tiêu hóa bị suy giảm.

Rau kinh giới

Rau kinh giới là một trong những loại rau gia vị quen thuộc trong rau sống khi ăn kèm với một số món nước và bánh khọt, bánh xèo. Theo Đông y, rau kinh giới có tính cay nóng nên cần kiêng với những thực phẩm có tính động phong hỏa như tôm, cua,… và gồm luôn cả thịt gà.

Cụ thể, nếu kết hợp rau kinh giới với thịt gà dễ làm xuất hiện triệu chứng phong ngứa trên cơ thể.

Mù tạt

Mù tạt là một loại nước sốt không thể thiếu khi ăn các món sushi, sashimi trong nền ẩm thực Nhật Bản và Hàn Quốc.

Nó có vị cay nồng và màu xanh lá đặc trưng, trong khi thịt gà có vị ngọt và tính ôn. Việc kết hợp 2 thực phẩm này sẽ khiến cho cơ thể sinh ra quá nhiều năng lượng, tưởng chừng như tốt nhưng lại ảnh hưởng nhiều mặt đến sức khỏe tổng thể.

Muối mè

Như Điện máy XANH đã chia sẻ phía trên, bạn cũng nên cân nhắc đến việc dùng thịt gà chấm với muối mè.

Vì thịt gà và muối mè có một số công dụng trái ngược nhau trong Đông y, sẽ không mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, thậm chí khiến cơ thể (nhất là người có thể trạng yếu) dễ bị chóng mặt và run rẩy toàn thân.

Quả mận

Quả mận có vị chua ngọt, tính bình, có khả năng điều nhiệt, giải độc và hoạt huyết. Thịt gà cũng có đặc tính tương tự nên khi kết hợp với việc ăn quả mận (sau khi tráng miệng) thì cũng có thể gây ra hiện tượng thổ tả hoặc làm cho bệnh sốt rét – sốt nóng trở nên nặng thêm.

Cơm nếp

Thịt gà nên cần hạn chế khi ăn với cơm nếp (được nấu từ gạo nếp). Dù cả 2 thực phẩm có vị ngọt, nhưng cơm nếp có tính ấm, trong khi thịt gà có tính ôn theo quan niệm Đông y. Vì thế, việc dùng thịt gà với cơm nếp có thể sinh ra bệnh sán dây.

2. Thịt gà hợp với gì?

Ngoài một số thực phẩm kỵ với thịt gà, thì vẫn có rất nhiều thực phẩm khác mà bạn có thể kết hợp chung với loại thịt này trong bữa ăn hằng ngày như:

Cải ngồng

Việc kết hợp cải ngồng với thịt gà rất tốt cho sự hoạt động của hệ tiêu hóa và quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, hai thực phẩm này còn hỗ trợ tuần hoàn máu, điều hòa kinh nguyệt và bồi bổ tráng dương.

Rượu trắng

Trong một số công thức chế biến, rượu trắng giúp cho món ăn có hương vị đặc biệt hơn, nhất là khử được mùi tanh hôi của thực phẩm tươi sống như hải sản và thịt.

Khi kết hợp, rượu trắng với thịt gà có tác dụng làm thông kinh mạch và bồi bổ khí huyết, nhờ đó giảm thiểu tình trạng mệt mỏi và chóng mặt.

Hạt dẻ

Bạn có thể kết hợp thịt gà nấu với hạt dẻ, đây là món ăn có khả năng giúp cho cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng được tốt hơn, hỗ trợ tạo ra hồng cầu và ngăn ngừa bệnh thiếu máu diễn ra.

Kỷ tử

Kỷ tử chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, axit amin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, từ đó giúp tăng cường nội tiết tố và hệ miễn dịch được khỏe mạnh.

Bạn có thể hầm thịt gà chung với kỷ tử cùng một số loại thảo mộc, có tác dụng bồi bổ khí huyết cũng như mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.

Trái cây họ cam, quýt

Sau khi dùng các món từ thịt gà, bạn có thể tráng miệng bằng các loại trái cây thuộc họ cam, quýt – vì đây là nhóm thực phẩm giàu vitamin, trong khi thịt gà thì lại chứa nhiều đạm.

Nói một cách khác, sự kết hợp giữa hai thực phẩm này sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa chất béo diễn ra nhanh hơn, từ đó giảm bệnh béo phì và tăng cân ngoài ý muốn.

Nấm mèo đen

Nấm mèo đen có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp giảm mỡ và cầm máu. Khi loại nấm này được kết hợp với thịt gà (có tác dụng giảm đường huyết, mỡ máu và huyết áp), rất có lợi cho người mắc bệnh tim mạch.

Cải thìa

Hàm lượng vitamin C, beta carotene, canxi và sắt trong cải thìa đều là những chất có lợi cho sức khỏe làn da.

Trong khi, thịt gà cũng có tác dụng làm đẹp da nên việc kết hợp 2 thực phẩm này là sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn sở hữu làn da đẹp, nhất là tránh được tình trạng khô ráp và thiếu sức sống.

Ớt chuông

Thịt gà vốn là thực phẩm giàu chất đạm, muối vô cơ và vitamin, có lợi cho sức khỏe người dùng, nhất là sự phát triển của trẻ nhỏ.

Hơn nữa, khi thịt gà được kết hợp với ớt chuông sẽ giúp cho món ăn có hương vị đậm đà hơn, tạo cảm giác ngon miệng trong bữa ăn của trẻ và cả người lớn.

3. Bộ phận nào của gà không tốt?

Khi chọn dùng thịt gà, bạn cũng nên lưu ý thêm về một số bộ phận đáng để cân nhắc trước khi bạn quyết định tiêu thụ là:

Nội tạng

Đánh giá chung, hầu hết các nội tạng động vật đều không tốt cho sức khỏe, thậm chí bạn cần phải sơ chế thật kỹ để giảm bớt mùi tanh hôi khi chế biến các món ăn từ việc sử dụng nội tạng của động vật.

Chẳng hạn, gan gà thường chứa một số mầm bệnh và có xu hướng tích lũy nhiều kim loại nặng trong quá trình phát triển của chúng. Trong khi, bộ phận mề gà cũng là nơi chứa nhiều chất độc hại từ thức ăn nhiễm độc mà con gà ăn phải.

Không những thế, người ta còn phát hiện hàm lượng lớn cholesterol trong nội tạng gà và những bộ phận này thường chứa ký sinh trùng, vi khuẩn hoặc vi rút. Do đó, những ai có sức khỏe nhạy cảm như trẻ nhỏ, người lớn tuổi và phụ nữ mang thai, thì không nên ăn nội tạng gà (ngoại trừ trứng gà non).

Da và cổ gà

Da gà chứa nhiều chất béo, trong đó lớp da ở phần cổ gà cũng rất dày và chứa lượng lớn cholesterol.

Không những thế, lớp da cổ gà thường là nơi tập trung một số tuyến bạch huyết giải độc nằm ở phần mỡ dưới da cũng như các độc tố gây bệnh khác từ chất tăng trọng được sử dụng trong chăn nuôi.

Chưa hết, với những món gà quay có xu hướng làm oxy hóa phần cholesterol trong da gà, sinh ra nhiều hợp chất gây hại cho sức khỏe, thậm chí là chất gây ung thư.

Phao câu

Bộ phận phao câu thường có phần thịt mềm và vị hơi ngậy, nên một số người rất thích ăn. Tuy nhiên, đây là bộ phận tập trung nhiều tuyến dịch bạch huyết – có thể xử lý các vi khuẩn và độc tố gây bệnh từ thức ăn mà con gà tiêu thụ. Vì thế, các chất độc có thể được tích lũy dần ở bộ phận này.

4. Phần nào của gà là tốt nhất?

Bạn có thực sự thắc mắc bộ phận nào của con gà là có giá trị dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe hay không? Điện máy XANH sẽ bật mí ngay cho bạn, đó là phần thịt trắng nằm ở bộ phận ức gà đấy nhé.

Mỗi bộ phận của con gà thường có giá trị dinh dưỡng khác nhau, như các vị trí ở thịt con bò và những vị trí thịt của con heo vậy. Người ra chia phần thịt gà thành 2 loại: thịt trắng (là phần thịt ở lườn và ức gà), trong khi thịt nâu (là phần thịt ở chân, đùi và cánh gà).

Ức gà là bộ phận chứa hàm lượng đạm cao, nhiều khoáng chất và vitamin B, đều có lợi cho sức khỏe để tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa quá trình hoạt động tiêu hóa, kiểm soát nồng độ cholesterol và rối loạn nhịp tim.

Hơn nữa, khi dùng thịt gà sẽ không có cảm giác ngán nếu duy trì việc tiêu thụ thịt gà thường xuyên trong chế độ ăn uống của một số đối tượng như giai đoạn ăn dặm của trẻ, người tập gym và những ai muốn kiểm soát cân nặng.

Như vậy, Điện máy XANH đã giúp bạn hiểu thêm về thông tin thịt gà kỵ với gì và hợp với thực phẩm nào, nhất là 10 loại thực phẩm mà bạn không nên ăn cùng thịt gà để đảm bảo tốt cho sức khỏe hiện tại nhé.