Chắc hẳn các bạn trẻ đều đã từng xem bộ phim hoạt hình kinh điển “Aladdin và cây đèn thần” của hãng Disney làm năm 1992. Và sắp thôi, bản live action người đóng sẽ ra mắt khán giả trong năm 2019 này. Có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng nhân vật này là người Tàu. Và thêm một lần nữa, nguồn gốc của Aladdin lại là chủ đề đầy háo hứng của các fan. Vậy Aladdin là ai?
Aladdin là ai?
Trong các phiên bản điện ảnh trước đây bên cạnh loạt series “Nghìn lẻ một đêm”, Aladdin thường được cho là người mặc một chiếc quần thụng kiểu Trung Đông, trên đầu đội một chiếc khăn xếp hay mũ Hồi giáo, và chàng đứng trên tấm thảm thần cùng nàng công chúa, – người mặc trang phục giống một vũ công múa bụng chúng ta hay hãy gặp trong các phim Ấn Độ.
Trong phiên bản được người kể truyện quốc tịch Pháp Antoine Galland viết sách vào thế kỷ 18, thì Aladdin được miêu tả như con của một thợ may nghèo, lớn lên tại “một trong những vương quốc giàu có và rộng lớn nhất Trung Quốc.”
Theo trang South China Morning Post, những yếu tố Trung Quốc trong chuyện về nhân vật Aladdin được ảnh hưởng rất mạnh từ ngày xưa. Ví dụ như trong những ảnh minh họa trong các cuốn sách từ thời Victoria ( lúc này Trung Quốc bắt đầu nổi tiếng ở châu Âu) nhân vật Aladdin được vẽ có tóc đuôi sam giống người Mãn Châu, đi giày ba ta, phong cảnh xung quanh tràn ngập các ngôi nhà theo kiến trúc trung hoa.
Tuy nhiên, các yếu tố Trung Hoa đã dường như biến mất hoàn toàn, khi bộ phim hoạt hình nổi tiếng được Disney làm năm 1992. Bộ phim Aladdin live action mới nhất Disney dựa trên bộ phim năm 1992 ra mắt vào tháng Năm tới hy vọng sẽ duy trì được cốt truyện đã làm nên tên tuổi.
Ở Việt Nam, “Aladin và cây đèn thần” từng được Công ty TNHH một thành viên Nhà xuất bản Dân Trí (NXB Dân Trí) và Công ty Cổ phần Văn hóa Đông A phát hành có nội dung miêu tả nhân vật Aladin là người Trung Hoa.
Trong cuốn sách có nội dung: “Ngày xửa ngày xưa, tại một thị trấn nhỏ của nước Trung Hoa có một cậu bé tên là Aladdin. Một hôm, Aladin đang nghịch ngợm gần chợ, bỗng có một người lạ mặt bước đến. Ông ta muốn cậu bé làm giúp một việc và hứa sẽ thưởng cho cậu tiền công cực kỳ hậu hĩnh…”.
Khi kể nguồn gốc thật việc “Aladdin là ai” là một chủ đề phức tạp. Nhà văn Antoine Galland đã “chôm” được câu chuyện từ học giả người Syria Youhenna Diyab (Trung Đông thời xưa thường có người kể truyện bằng miệng ở các khu chợ) rồi tự tạo ra phiên bản châu Âu đầu tiên của tập truyện dân gian Arab nổi tiếng “Nghìn lẻ một đêm.”
Trong nhật ký của mình, Galland xác nhận một cách chắc chắn rằng mình được nghe từ Diyab, một học giả người Syria, nhà du hành người Pháp sau đó đã dịch câu chuyện từ tiếng Arab sang tiếng Pháp vào năm 1709, và sách được xuất bản năm 1710.
Dịch giả người Anh John Payne cũng tìm được hai bản thảo tiếng Arab khác có truyện Aladdin tại Thư viện Kinh thánh ở Paris, một do tu sĩ người Syria Dionysios Shawish chấp bút, một là bản sao được ký tên Mikhail Sabbagh, viết ở Baghdad (Iraq) năm 1703.
Cho nên Aladdin mang nhiều màu sắc Trung Đông hơn là Trung Hoa cho dù ai tạo ra nó đi chăng nữa. Có thể thấy tên công chúa – Badr al-Budur (chứ không phải Jasmine) – cách dùng từ quốc vương: “sultan” chứ không phải “hoàng đế”, và các bối cảnh cũng đậm đặc tinh chất của vùng Trung Đông.
Xét về tính địa lý cũng vậy, ông chú của Aladdin (được mô tả là lão phù thủy châu Phi) cũng gần gũi với khu vực Trung Đông hơn là Viễn Đông xa xôi.
“Bản thảo tôi dùng cho việc dịch thuật là phiên bản đầu tiên, nhưng bản thân nó cũng không hoàn đáng tin cậy,” Seale chia sẻ. “Đây là câu chuyện mà một người Syria kể cho một người Pháp, và cả hai người họ đều bị mê hoặc bởi văn hóa của người còn lại, vì thế không thể gò ép câu chuyện vào một ngôn ngữ hay một truyền thống văn học nào cả.”
“Câu chuyện có thể lấy bối cảnh ở Trung Quốc, nhưng đây chỉ là một chiến lược kể chuyện,” Wen-chin Ouyang, giáo sư tiếng Arab và Văn học so sánh tại Đại học SOAS, London nhận định. “Câu chuyện này rõ ràng mang đậm nét Hồi giáo hơn là nét Trung Hoa. Nhưng tôi không nghĩ người đọc sẽ suy luận hay hiểu câu chuyện và chủ đề về trách nhiệm và sự cam kết của nó theo cách khác với những phiên bản mà họ yêu mến nếu nó lấy bối cảnh khác.”
Cách đây vài năm, một phiên bản truyện tranh của Aladdin dịch từ tiếng Hoa từng gây dư luận tại Việt Nam, bởi nhân vật chính cũng được mô tả như một chàng trai Mãn Thanh. Khi đó, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Nam cũng đã viết một bài báo trên tờ Thanh Niên, cho rằng câu chuyện gốc diễn ra ở Urumqi hoặc Kashgar thuộc khu tự trị Tân Cương ở Trung Quốc, nơi có nhiều người Hồi giáo Ngô Duy Nhĩ sinh sống.
Đây là những thành phố từng nằm trên con đường tơ lụa nổi tiếng năm xưa, và yếu tố Trung Hoa được thêu dệt lên là nhờ yếu tố này. “Trong toàn bộ tác phẩm, yếu tố Trung Hoa chỉ là cái tên nhắc thoáng qua mang tính trang điểm cho sự xa xôi của một truyện cổ tích,” tác giả Nguyễn Đình Nam viết.
Trong khi đó, các phiên bản điện ảnh “Aladdin” của Hollywood lại không dựa theo bản thảo gốc của Galland mà cóp nhặt nhiều câu chuyện trong “Nghìn lẻ một đêm,” bắt đầu với cuốn phim câm năm 1924: “Tên trộm thành Baghdad.”
Sau đó, phiên bản làm lại của Anh do Alexander Korda thực hiện năm 1940 đã giành được giải Oscar. Tác phẩm kinh điển của Korda đã trở thành nguồn cảm hứng cho bộ phim hoạt hình của Disney, tuy nhiên địa điểm nơi diễn ra câu chuyện được đổi thành Agrabah – một thành phố hư cấu thay vì Baghdad.
“Khi đó, quân đội Mỹ đang ném bom vào Iraq trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất. Vì thế Disney đã đổi bối cảnh sang một thành phố giả tưởng để tránh những liên tưởng khó xử tới Baghdad của Saddam Hussein,” Arafat A. Razzaque, một nghiên cứu sinh lịch sử Trung Đông tại Đại học Harvard nhận định.
Nhiều cuốn sách cho trẻ em hiện nay mô tả Aladdin như một nhân vật hoàn toàn Trung Đông. “Như chúng ta đã chứng kiến từ các vở kịch của Shakespeare hay tiểu thuyết của Jane Austen, có một sự ảnh hưởng hai chiều giữa sách và phim, điện ảnh và truyền hình”, giáo sư Ouyang cho biết.
Phiên bản điện ảnh do người đóng Aladdin sẽ được hãng Disney công chiếu trên toàn cầu vào 24/5/2019. Trong phiên bản này, vai Aladdin do nam diễn viên Mena Massoud thể hiện, còn tài tử Will Smith sẽ thủ vai ông Thần đèn.
Và đương nhiên, Mena Massoud là diễn viên người Ai Cập, còn Smith là một người Mỹ da đen!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!