Phần khó nhất cho người dùng đó chính là sự hiểu biết về mức xung nhịp, về mức dung lượng, độ trễ lẫn thương hiệu, cái nào quan trọng khi lựa chọn bộ nhớ RAM để sử dụng? Nếu người dùng đang chạy một PC dựa trên nền tảng Intel với card đồ họa rời, hầu hết chúng ta sẽ khó lòng nhận biết được ưu điểm của các bộ nhớ có mức xung nhịp cao hơn trong các ứng dụng phổ biến. Tuy nhiên, một số ứng dụng sẽ cho phép người dùng “cảm nhận” được mức tăng hiệu suất khi sử dụng các bộ nhớ có xung nhịp cao, chẳng hạn như trong một số tựa game và các chương trình nén/giải nén như 7-Zip.
Trên các hệ thống Ryzen, độ trễ và băng thông khả dụng cho tất cả các thành phần được kết nối như bộ điều khiển DRAM, bus PCIe, v.v. được dựa trên tốc độ xung nhịp của Infinity Fabric (FCLK). Tất cả điều này xảy ra trong một kết nối và được AMD gọi là Infinity Fabric. Tốc độ xung nhịp của Infinity Fabric (FCLK) có thể định cấu hình và liên quan trực tiếp đến xung nhịp bộ nhớ (MCLK). Đối với CPU Ryzen 3000, hầu hết sẽ chạy ở tỷ lệ 1: 1 giữa FCLK và MCLK, có thể được coi là hoạt động đồng bộ hóa, tốc độ xung nhịp lên tới 1.800 MHz hoặc cao hơn một chút trong một số trường hợp đặc biệt. Có thể có những trường hợp mà FCLK có thể được thiết lập để hoạt động ở chế độ không đồng bộ (không phải là tỷ lệ 1: 1), do đó độ trễ tăng lên và hiệu suất lúc này không được như mong muốn. Tuy nhiên, đối với các giá trị MCLK cực kỳ cao (> 3.600 MHz), hoạt động không đồng bộ thực sự có thể làm tăng hiệu suất tổng thể. Vì vậy, xung nhịp bộ nhớ tăng trên các nền tảng dựa trên Ryzen và Threadripper thường có xu hướng mang lại hiệu suất thực. Trong các tựa game, điều đó có nghĩa là tốc độ khung hình nhanh hơn ở độ phân giải chủ đạo như 1080p, cũng như hiệu suất mượt mà hơn ở độ phân giải cao hơn.
Cuối cùng, xung nhịp bộ nhớ tạo ra sự khác biệt lớn nếu người dùng sử dụng chúng chơi các tựa game dựa trên đồ họa tích hợp từ các vi xử lý Intel hoặc AMD. Bởi đồ họa tích hợp bên trong CPU thường không có bộ nhớ riêng (như các card đồ họa rời), việc tăng tốc độ xung nhịp của bộ nhớ hệ thống cũng thường làm tăng hiệu suất (tùy theo ứng dụng hoặc các tựa game) . Vì vậy, bộ nhớ RAM mang lại hiệu suất tốt nhất khi nhu cầu sử dụng chủ yếu là chơi game trên đồ họa tích hợp. Có một điều lưu ý, đó chính là mức xung nhịp RAM càng cao thì người dùng sẽ phải chi trả nhiều tiền hơn để có được tốc độ khung hình tốt hơn, trong trường hợp này, cách tốt nhất đó là nên mua bộ nhớ có mức xung nhịp thấp hơn nhưng dồn tiền vào để nâng cấp một card đồ họa rời.
Nói tóm lại, bộ nhớ RAM tốt nhất cho người dùng là bộ nhớ tạo ra hiệu suất nhanh hơn khi nó được sử dụng cho đồ họa tích hợp, chẳng hạn như đang chạy hệ thống AMD Ryzen dòng G hoặc một số ứng dụng thiên về preview / realtime. Ngoài ra, việc lựa chọn bộ nhớ RAM có mức xung nhịp cao ngoài mặt hiệu năng ra nó còn thể hiện mức độ chơi của người dùng, sự yêu thích hay cực đoan hơn là “thủ dâm tinh thần”. Vì vậy, mọi tranh cãi về sự ảnh hưởng của bộ nhớ RAM lên hệ thống lúc này là vô nghĩa.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!