SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU HUÂN
Số: 32/KH-THPTNHH Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 8 năm 2020
KẾ HOẠCH
Bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên năm học 2020-2021
Căn cứ Công văn số 1201/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018;
Căn cứ Thông báo số 346/TB-BGDĐT ngày 02 tháng 06 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ tại Hội thảo “Tập huấn triển khai thực hiện quy chế bồi dưỡng thường xuyên và cơ chế phối hợp các bên liên quan trong bồi dưỡng thường xuyên” thuộc Chương trình ETEP và Triển khai kế hoạch bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1064/QĐ-UBND ngày 26 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Đề án tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chương trình giáo dục phổ thông 2018 và bồi dưỡng giáo viên dạy các môn Tin học và Công nghệ, Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên cho cán bộ quản lý và giáo viên của Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Kế hoạch số 1150/KH-GDĐT-TC ngày 21 tháng 4 năm 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo về tổ chức bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020;
Căn cứ Kế hoạch số 1178/KH-GDĐT-TC ngày 23 tháng 4 năm 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo về tổ chức bồi dưỡng các môn Tin học và Công nghệ, Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên cho cán bộ quản lý và giáo viên của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020;
Căn cứ Công văn số 1256/GDĐT-TC ngày 06 tháng 5 năm 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn tổ chức, triển khai bồi dưỡng năm 2020 cho giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018;
Căn cứ Công văn số 2168/GDĐT-TC ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo về Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2020 – 2021;
Trường THPT Nguyễn Hữu Huân xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) cho cán bộ quản lý (CBQL) và giáo viên năm học 2020 – 2021 như sau:
- Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc của bồi dưỡng thường xuyên:
- Mục đích của bồi dưỡng thường xuyên:
Cán bộ quản lý, giáo viên bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm đối với giáo viên, cán bộ quản lý; là căn cứ để quản lý, chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, cán bộ quản lý; nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên, cán bộ quản lý theo yêu cầu vị trí việc làm; đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp.
Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tự đánh giá công tác BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động BDTX giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường.
- Yêu cầu của bồi dưỡng thường xuyên:
Việc triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên phải gắn kết chặt chẽ với việc triển khai đánh giá giáo viên và cán bộ quản lý theo Chuẩn và theo chỉ đạo đổi mới giáo dục của Ngành để từng bước cải thiện và nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo giáo và cán bộ quản lý giáo dục qua từng năm.
Đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu về nội dung bồi dưỡng, điều kiện tổ chức thực hiện bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng phù hợp với điều kiện thực tế địa phương và nhiệm vụ năm học. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2020-2021 cần cụ thể, xuất phát từ nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên và yêu cầu thực tiễn của giáo dục địa phương theo nhiệm vụ năm học 2020-2021 (có đối chiếu với đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên để xác định rõ nội dung và hình thức bồi dưỡng phù hợp); tạo mọi điều kiện thuận lợi và huy động toàn bộ giáo viên, cán bộ quản lý tham gia học tập các chương trình, loại hình bồi dưỡng theo kế hoạch của Sở Giáo dục Đào tạo. Việc bồi dưỡng phải tập trung vào nâng cao năng lực nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục để đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp và tiêu chuẩn chức danh nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ của hạng chức danh nghề nghiệp.
Tăng cường hình thức bồi dưỡng thường xuyên qua mạng, bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn và tự bồi dưỡng theo phương châm học tập suốt đời. Đồng thời, đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên giáo viên. Phát huy vai trò của đội ngũ chuyên gia, giáo viên cốt cán trong việc kiểm tra, hướng dẫn và bồi dưỡng giáo viên tại chỗ.
- Nguyên tắc của bồi dưỡng thường xuyên:
Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ năm học, chuẩn nghề nghiệp, vị trí việc làm và nhu cầu phát triển của nhà trường.
Bảo đảm đề cao ý thức tự học, bồi dưỡng liên tục, việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp, vị trí việc làm của giáo viên, cán bộ quản lý.
Bảo đảm thiết thực, chất lượng, công khai, minh bạch, hiệu quả.
II. Đối tượng bồi dưỡng:
1. Giáo viên đang giảng dạy.
2. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.
III. Nội dung, thời lượng bồi dưỡng:
- Nội dung chương trình bồi dưỡng 01 (40 tiết/năm học/cán bộ quản lý-giáo viên).
– Nội dung bồi dưỡng cho Cán bộ quản lý: Mô đun QLTHPT01: Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong trường THPT.
– Nội dung bồi dưỡng cho Giáo viên: Mô đun GVTHPT01: Hướng dẫn thực hiện Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018.
- Nội dung chương trình bồi dưỡng 02 (40 tiết/năm học/cán bộ quản lý-giáo viên): Chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên theo từng thời kỳ của mỗi địa phương.
– Nội dung bồi dưỡng cho Cán bộ quản lý: Mô đun QLTHPT03: Quản trị tài chính trường THPT theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình hoặc Mô đun QLTHPT04: Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh ở trường THPT.
– Nội dung bồi dưỡng cho Giáo viên: Mô đun GVTHPT02: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT hoặc Mô đun GVTHPT03: Kiểm tra, đánh giá học sinh THPT theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực.
IV. Phương pháp và loại hình tổ chức bồi dưỡng thường xuyên:
1. Phương pháp bồi dưỡng thường xuyên:
Thực hiện bồi dưỡng bằng phương pháp tích cực, tăng cường tự học, phát huy tính tích cực, chủ động và tư duy sáng tạo của giáo viên, cán bộ quản lý; tăng cường thực hành; thảo luận, trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa báo cáo viên với giáo viên và cán bộ quản lý, giữa giáo viên với giáo viên và giữa cán bộ quản lý với nhau.
2. Loại hình tổ chức bồi dưỡng thường xuyên:
a) Tập trung: Thực hiện bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch của trường hoặc của tổ bộ môn được Ban giám hiệu phê duyệt.
Thời lượng, số lượng giáo viên, cán bộ quản lý tham gia học tập được quy định rõ kèm theo kế hoạch bảo đảm các yêu cầu về mục đích, yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp, thời lượng bồi dưỡng được quy định trong Chương trình BDTX.
b) Tự học – nghiên cứu: CBQL, Giáo viên tự học theo chủ đề – nội dung bồi dưỡng đã được quy định, xây dựng kế hoạch tự học và trình tổ chuyên môn, Ban giám hiệu phê duyệt phải đảm bảo các yêu cầu về mục đích, yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp, thời lượng bồi dưỡng được quy định trong Chương trình BDTX.
V. Đánh giá và xếp loại kết quả bồi dưỡng thường xuyên:
1. Đánh giá bồi dưỡng thường xuyên:
– Việc đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ quản lý và giáo viên thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên. Việc đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ quản lý và giáo viên phải được thực hiện nghiêm túc, đánh giá đúng kết quả bồi dưỡng của người học. Đặc biệt là phải làm cho mỗi cán bộ quản lý và giáo viên luôn có ý thức tự giác bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho bản thân, đáp ứng các yêu cầu về quản lý giáo dục; chuyên môn, nghiệp vụ trong dạy học, giáo dục học sinh.
– Đánh giá việc vận dụng kiến thức BDTX vào thực tiễn dạy học, giáo dục trẻ em, học sinh; thực tiễn quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Đánh giá thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm (đối với các nội dung lý thuyết), bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch (đối với nội dung thực hành) đảm bảo đáp ứng yêu cầu về mục tiêu, yêu cầu cần đạt và nội dung Chương trình BDTX.
– Bài kiểm tra lý thuyết, thực hành chấm theo thang điểm 10 và đạt yêu cầu khi đạt điểm từ 05 trở lên.
2. Xếp loại kết quả bồi dưỡng thường xuyên:
a) Hoàn thành kế hoạch BDTX: Giáo viên, cán bộ quản lý được xếp loại hoàn thành kế hoạch BDTX khi thực hiện đầy đủ các quy định của khóa bồi dưỡng; hoàn thành đủ các bài kiểm tra với kết quả đạt yêu cầu trở lên.
b) Không hoàn thành kế hoạch BDTX: Giáo viên, cán bộ quản lý không đáp ứng được các yêu cầu theo quy định của khóa bồi dưỡng; không hoàn thành đủ các bài kiểm tra hoặc kết quả các bài kiểm tra không đạt yêu cầu trở lên.
3. Cấp chứng chỉ bồi dưỡng thường xuyên:
Giáo viên, cán bộ quản lý được xếp loại hoàn thành kế hoạch BDTX thì được cấp chứng chỉ hoàn thành kế hoạch BDTX. Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ và là căn cứ thực hiện chế độ, chính sách bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp và sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý.
Việc cấp chứng chỉ BDTX thực hiện theo quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
VI. Kinh phí Bồi dưỡng thường xuyên:
Nguồn kinh phí: kinh phí BDTX được dự toán trong kinh phí chi thường xuyên hằng năm của đơn vị, từ kinh phí hỗ trợ của các chương trình, dự án hoặc từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật (nếu có) theo quy định tại Khoản 4 Điều 15 và Khoản 3 Điều 16 Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Bộ Giáo dục và đào tạovềban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên.
Căn cứ Thông báo kết luận số 346/TB-BGDĐT ngày 02 tháng 06 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ tại Hội thảo “Tập huấn triển khai thực hiện quy chế bồi dưỡng thường xuyên và cơ chế phối hợp các bên liên quan trong bồi dưỡng thường xuyên” thuộc Chương trình ETEP và Triển khai kế hoạch bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông năm 2020, kinh phí bồi dưỡng thường xuyên thực hiện theo Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2018 của Bộ Tài chính về hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Kinh phí bồi dưỡng được Hiệu trưởng phê duyệt dựa trên kế hoạch triển khai nội dung cụ thể của nhà trường, tổ chuyên môn.
VII. Tổ chức thực hiện:
1. Hiệu trưởng:
– Xây dựng kế hoạch, triển khai kế hoạch đến các tổ chuyên môn.
– Phân công các phó Hiệu trưởng nhiệm vụ cụ thể và duyệt kế hoạch các tổ chuyên môn.
– Ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo BDTX theo quy định.
– Bố trí kinh phí đảm bảo công tác BDTX hiệu quả và đúng quy định.
– Thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý tham gia BDTX theo quy định.
2. Phó Hiệu trưởng:
– Hướng dẫn giáo viên và tổ chức triển khai kế hoạch BDTX theo kế hoạch chung của nhà trường.
– Thực hiện nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công.
– Tổ chức kiểm tra, đánh giá và báo cáo công tác thực hiện kế hoạch BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý, vào tháng 5 năm 2021 (ngay sau khi năm học kết thúc), theo phân cấp quản lý và theo yêu cầu của Sở GDĐT.
3. Giáo viên:
– Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân; nghiêm túc thực hiện các quy định về BDTX theo Quy chế bồi dưỡng thường xuyên.
– Nghiêm túc thực hiện các kế hoạch nhà trường, hoàn thành các đánh giá cá nhân, bài thu hoạch theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên năm học 2020-2021, đề nghị các tổ chuyên môn nghiêm túc thực hiện./.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
– Sở GDĐT “ để báo cáo”;
– BGH, tổ chuyên môn “để thực hiện”;
– Lưu: VT.
Trần Văn Đức
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!