Cách mở bài chúng cho tất cả các tác phẩm – Đối với việc phân tích hay cảm nhận một tác phẩm, việc nắm được cách viết mở bài sao cho hay và ấn tượng sẽ giúp bài làm của các bạn được đánh giá cao hơn hơn. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ cách viết mở bài chung cho các tác phẩm lớp 12 cùng với các mẫu tuyển tập những mở bài hay giúp các thí sinh nắm được cách viết mở bài để áp dụng vào bài thi môn Ngữ văn sắp tới.
- Trọng tâm kiến thức Địa lý thi THPT quốc gia
- Kiến thức trọng tâm Lịch sử lớp 12 thi tốt nghiệp THPT 2022
- Các tác phẩm trọng tâm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn 2022
1. Công thức mở bài chúng cho tất cả các tác phẩm
1. Ngắn gọn
Mở bài ngắn gọn là ngắn về số lượng câu và nội dung thể hiện, số lượng câu chỉ cần khoảng 4 – 6 câu, nội dung chỉ cần sự tóm tắt ngắn gọn. Hãy viết mở bài là sự tóm tắt, khơi nguồn nội dung ít để người đọc cảm nhận được sự tò mò và đi chinh phục nội dung tiếp theo ở phần thân bài
2. Đầy đủ
Nêu được vấn đề, câu nói dẫn dắt, ngắn nhưng đầy đủ ý mới quan trọng, vấn đề chính cũng như nội dung quan trọng bắt buộc phải nhắc đến phần mở bài
3. Độc đáo
Gây được sự chú ý cho người đọc về vấn đề cần viết bằng những liên tưởng khác lạ, tưởng tượng phong phú trong các bài văn miêu tả, kể tạo sự thu hút bất ngờ cho người đọc. Sự độc đáo trong mở bài khiến bài viết của các bạn trở nên nổi bật và nhận được sự chú ý và theo dõi của mọi người về chất lượng bài văn.
4. Tự nhiên
Dùng ngôn từ giản dị, mộc mạc trong cách viết bài, đặc biệt thể hiện ở phần mở bài là cần thiết để có một mở bài hay. Trên đây là 4 tiêu chí để xác định một đoạn mở bài hay. Phần nội dung tiếp theo chúng ta đến với các cách để viết được một đoạn mở bài hay.
Mở bài: Áp dụng cho mọi tác phẩm
Mở bài 1:
“Kiến trúc có thể được gọi là” vũ khúc của đá “, vũ đạo là” âm nhạc cơ thể “, âm nhạc là” kiến trúc của âm thanh “, hội họa là” khúc biến tấu của màu sắc “; (2) Một tác phẩm văn học có thể coi là bàn yến tiệc của ngôn từ và cảm xúc. Và có một bàn yến tiệc như thế, rất thịnh soạn đầy đủ dư vị của cảm xúc của nhà văn/ nhà thơ.. đã bày sẵn chờ người đọc thưởng thức với tất cả say mê, đó là..”
Mở bài 2:
Chúng ta đã từng gặp không ít những số phận người phụ nữ bi thương trong các tác phẩm văn học Việt Nam. Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng, vẫn những người phụ nữ ngày xưa ấy nhưng họ lại có sức phản kháng để rồi trỗi dậy, mạnh mẽ làm chủ đời mình. Một trong số đó là nhân vật.. của nhà văn/ nhà thơ..
Mở bài 3:
Những năm tháng trôi đi và lịch sử không ngừng biến động những tác phẩm.. của nhà văn/nhà thơ.. mãi là bông hoa không tuổi tựa mùa xuân không ngày tháng đã ghi lại quá khứ hào hùng, sôi động của đất nước mình một thuở. Vẻ đẹp của con người Việt Nam đã làm nên cái hồn của cả dân tộc và góp phần làm cho các tác phẩm sống mãi với thời gian.
Mở bài 4:
Không có tình huống li kì, những tính cách sắc nét, không đi sâu những cảnh áp bức bóc lột, những số phận thương tâm, mọi thứ trong tác phẩm.. của nhà văn.. cứ nhẹ nhàng diễn ra trên từng trang viết. Nhưng chính vẻ đẹp của những cái bình thường, lặng lẽ ấy qua ngòi bút tinh tế, giọng văn nhỏ nhẹ của tác giả lại tạo nên sức hút kỳ lạ. Tất cả để lại ấn tượng, sự đồng cảm sâu sắc nơi người đọc một cách tự nhiên nhưng lắng đọng vô cùng.
Mở bài 5:
Xây dựng một hình tượng nhân vật đã khó, nhưng để nhân vật đó có sức lay động và chiếm trọn trái tim người đọc còn khó hơn. Ấy vậy mà nhà thơ/nhà văn.. đã làm được điều đó. Nhân vật.. của ông đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc về hình ảnh của một.. tùy đề bài yêu cầu phân tích nhân vật nào thì khái quát nhân vật đó.
Mở bài 6:
Xây dựng hình tượng nhân vật đã khó, nhưng để nhân vật đó có sức lay động, chiếm trọn trái tim người đọc còn khó hơn. Ấy vậy mà nhà thơ/nhà văn.. đã làm được điều đó. Nhân vật “ABC/XYZ” của ông đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc về hình ảnh của một.. (Tùy yêu cầu đề bài).
Mở bài văn nghị luận theo lối đối lập
Mở bài theo lối đối lập tức là các em nêu một vấn đề đối lập, từ đó làm thế bắc cầu để nêu lên vấn đề mà mình cần phân tích. Từ ví dụ dưới đây, các em có thể lên dàn ý bài văn nghị luận theo lối đối lập:
“Trong các tác phẩm văn học Việt Nam, chúng ta đã từng gặp không ít những người phụ nữ có số phận bi thương. Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng, vẫn những người phụ nữ ấy nhưng ta lại thấy một hình ảnh rất khác. Không cam chịu số phận; những người phụ nữ đã phản kháng, trỗi dậy để làm chủ cuộc đời chính mình. Một trong số đó là nhân vật.. của nhà văn/nhà thơ..”
Theo lối đối lập này, các em có thể áp dụng cho dạng đề bài phân tích nhân vật trong tác phẩm. Ví dụ với các tác phẩm như: Vợ nhặt; Chiếc thuyền ngoài xa; Vợ chồng A – Phủ..
Mở bài văn nghị luận theo lối quy nạp
Nhiệm vụ của mở bài đó là nêu nội dung vấn đề để phần thân bài phân tích và xử lý vấn đề. Nếu chọn cách mở bài theo lối quy nạp, các em có thể triển khai theo mở bài mẫu dưới đây:
“Thời gian luôn không ngừng chuyển động. Chúng ta chỉ sống một lần trên đời với tuổi thọ luôn là một con số hữu hạn. Nhưng có một thứ luôn tồn tại song song cùng thời gian đó là thơ; là văn; là những tác phẩm nghệ thuật đích thực.. của nhà văn/ nhà thơ.. là một trong số những tác phẩm nghệ thuật như vậy”.
Mở bài theo lối quy nạp này phù hợp với đề bài yêu cầu phân tích đoạn trích; với trích đoạn cho sẵn.
Mở bài văn nghị luận theo cách gián tiếp
Đây là cách mở bài đi từ xa tới gần, các em nêu các ý liên quan tới vấn đề. Sau đó, đề cập đến vấn đề cần phân tích. Cấu trúc bài văn nghị luận xã hội phần mở bài theo cách gián tiếp, cụ thể như sau:
“Để xây dựng được một nhân vật có sức lay động, chiếm trọn trái tim người đọc là một điều vô cùng khó khăn. Thế nhưng, nhà văn/nhà thơ.. lại hoàn toàn làm được điều đó. Hình ảnh nhân vật.. trong tác phẩm của ông đã ghi dấu ấn đậm sâu trong lòng người đọc”.
Mở bài theo cách dán tiếp này thường được áp dụng với dạng đề bài yêu cầu phân tích nhân vật trong các tác phẩm văn học.
Mở bài văn nghị luận theo lối tương liên
Mở bài theo lối tương liên, tức là tìm một vấn đề tương tự để làm cầu nối nêu ra vấn đề cần phân tích.
“Đại văn hào Anderen đã từng nói rằng:” Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra “. Hiện thực cuộc sống được xem là cái nền cho những cảm hứng nghệ thuật chắp cánh và đâm chồi. Chính vì vậy, bức tranh hiện thực cuộc sống; con người trong tác phẩm.. của nhà văn/ nhà thơ gây ấn tượng đặc biệt sâu đậm trong lòng người đọc..”
Và nhân vật.. được phác họa như.. “
Cách mở bài văn nghị luận theo lối tương liên phù hợp với các dạng đề bài phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học.
Mở bài văn nghị luận theo cách trực tiếp
Rất rõ ràng, mở bài theo cách trực tiếp nghĩa là các em đi thẳng vào nội dung của vấn đề cần bàn luận và phân tích trong bài viết. Một ví dụ về mở bài theo cách trực tiếp:
” Nếu là con chim chiếc lá
Thì chim phải hót, lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình
Một nhà thơ đã từng viết như vậy song chỉ đến khi đọc tác phẩm.. của nhà văn/ nhà thơ, tiếp xúc với các nhân vật trong tác phẩm; đặc biệt là nhân vật.. ta mới cảm nhận sâu sắc hơn về lẽ cho và nhận trong đời “.
2. Tuyển tập mẫu mở bài hay văn học lớp 12
Mở bài Việt Bắc – Tố Hữu
Mở bài 1:
Đề tài kháng chiến là một đề tài quen thuộc trong thơ ca cách mạng VN trong đó bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là thi phẩm tiêu biểu. Bài thơ được sáng tác vào tháng 10-1954 sau thắng lợi chiến dịch ĐBP lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, kết thúc kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Vì thế bài thơ vừa có ý nghĩa lịch sử lại vừa có ý nghĩa văn học sâu sắc. Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ VB của TH là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến”
Mở bài 2:
Bài thơ Việt Bắc là đỉnh cao của thơ tố Hữu và cũng là thành tựu xuất sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ ra đời nhân một sự kiện lịch sử: tháng 10 năm l954, những người kháng chiến rời căn cứ miền núi trở về miền xuôi. Từ điểm xuất phát ấy, bài thơ ngược về quá khứ để tưởng nhớ một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, để nói lên nghĩa tình gắn bó thắm thiết với Việt Bắc, với Đảng và Bác Hồ, với đất nước và nhân dân – tất cả là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để dân tộc ta vững vàng bước tiếp trên con đường cách mạng. Nội dung ấy được thể hiện bằng hình thức đậm tính dân tộc. Bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu.
Mở bài 3:
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ hai của dân tộc ta thắng lợi được nhân loại tiến bộ vinh danh là “cuộc chiến tranh thần thánh”. Tính thần thánh, huyền thoại ấy được biểu hiện ở đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng suốt, ở lòng yêu nước, lý tưởng độc lập – tự do, ở tinh thần kiên cường, dũng cảm của quân dân ta. Với một lực lượng nhỏ bé, vũ khí thô sơ, chưa có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, quân ta phải đối diện trước bọn thực dân Pháp binh hùng, tướng mạnh, vũ khí hiện đại,…Vậy mà cuối cùng dân tộc ta đã chiến thắng. Một trong những nguyên nhân thắng lợi là sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân, sức mạnh của tình dân với Cách mạng, tình người mặn nồng, tha thiết, yêu thương, gắn bó với nhau.Vẻ đẹp của khối đoàn kết toàn dân, của tình người ấy đã được nhà văn Tố Hữu ngợi ca bằng những từ ngữ, những câu thơ, những hình tượng thẩm mĩ vô cùng ấn tượng trong đoạn trích phần một của trường ca Việt Bắc. Ngày nay, cuộc chiến đã đi qua, nhưng tình người thì còn lại mãi mãi…
Mở bài Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm
Mở bài 1:
Đất Nước – hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự sâu thẳm tâm hồn ta vừa cao cả, trang trọng, vừa xiết bao bình dị, gần gũi. Hình tượng Đất nước đã khơi nguồn cho biết bao hồn thơ cất cánh. Văn học kháng chiến 1945 – 1975 trong mạch chảy ngầm dạt dào, mãnh liệt của cuộc sống không chỉ bắt được những âm vang náo nức cùa thời đại mà còn khắc tạc nên tượng đài nghệ thuật Đất nước thật nên thơ, cao đẹp.
Mở bài 2:
Trong suy nghĩ của mỗi người, yêu nước thường là một tình cảm lớn lao, xa vời, khó cảm nhận. Nhưng qua bài Đất nước, bằng những câu thơ vừa dồn nén cảm xúc vừa trĩu nặng suy tư, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã thầm nhắc bạn đọc – nhất là lớp người trẻ tuổi “Em ơi em, Đất Nước là máu xương của mình/Phải biết gắn bó và san sẻ…” Đất Nước gắn bó, biểu hiện ngay bên cạnh chúng ta. Phải chăng lòng yêu nước bắt đầu từ những điều giản dị, gần gũi nhất, như yêu cha mẹ, gia đình, mái nhà ta ở, hạt gạo ta ăn, từ mỗi giọt máu, đốt xương của chính mình? Từ tình yêu nhỏ, tuổi trẻ hãy mở rộng tấm lòng để có tình yêu lớn. Từ tình yêu, chúng ta cần thức tỉnh sứ mệnh của mình trước lịch sử. Ngày xưa, sứ mệnh ấy là chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc, còn ngày nay, sứ mệnh ấy là gì?
Mở bài 3:
Đất nước là đề tài muôn thuở của thơ văn Việt Nam. Chúng ta đã bắt gặp đất nước chìm trong đau thương, mất mát qua thơ Hoàng Cầm; gặp đất nước đang đổi mới từng ngày qua thơ Nguyễn Đình Thi. Nhưng có lẽ đất nước được nhìn từ nhiều khía cạnh, đầy đủ và trọn vẹn nhất qua bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm. Hình hài đất nước từ khi được sinh ra cho đến khi phải trải qua bao nhiêu song gió chiến tranh được tái diễn sinh động qua một hồn thơ tinh tế, phóng khoáng của Nguyễn Khoa Điềm. Tác giả nhìn đất nước từ nhiều khía cạnh, trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử. Đất nước là tên gọi thiêng liêng, bình dị nhưng chất chứa bao nhiêu ngọn nguồn của cảm xúc chính tác giả.
Mở bài Sóng – Xuân Quỳnh
Mở bài 1:
Tình yêu – một đề tài từng làm rung động trái tim biết bao người và ngân lên thành biết bao lời thơ nhân loai. Mỗi một nhà thơ tìm đến một cách biểu hiện khác nhau: một tình yêu mang yếu tố triết lý trong thơ Tago, một tình yêu nồng nàn đắm say trong thơ Puskin, một tình yêu rạo rực tràn đầy cảm xúc trong thơ Xuân Diệu và đến với bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh tôi bắt gặp một cảm xúc tình yêu đầy trăn trở khát khao của tâm hồn người phụ nữ trong khát vọng hạnh phúc đời thường.
Mở bài 2:
Sẽ thật là thãi thừa khi nói về vẻ đẹp, sự huyền bí, sự hấp dẫn, niềm sung sướng và cả những đớn đau do Tình Yêu đem lại. Thế gian đã tốt bao nhiêu giấy, mực, thậm chí cả ..máu để nói, viết, ca tụng cho Tình Yêu. Trong cuộc đời trần tục đầy biến ảo này, mọi thứ đều thay đổi, nhưng có một thứ là bất biến, vĩnh hằng…Đó chính là sự thuần khiết, lung linh của Tình yêu. Có lẽ tự thủa hồng hoang, tình yêu của loài người cũng đã vậy và cho đến nay nó vẫn vậy về bản chất, tình yêu đó chỉ thay đổi về hình thức thể hiện nhưng bảo tồn nguyên vẹn chất liệu nội dung.Thật là đẹp và lãng mạng biết bao khi tác giả Xuân Quỳnh đã mượn hình ảnh sóng để nói lên những trăn trở, khát khao của tâm hồn người phụ nữ trong khát vọng hạnh phúc đời thường.
Mở bài 3:
Tình yêu là một đề tài muôn thuở của thơ ca. Muôn đời tình yêu vẫn mới lạ vẫn hấp dẫn với mọi người.Nhiều nhà thơ đã viết về tình yêu đã nói về tình yêu bằng một cảm hứng mãnh liệt in đậm dấu ấn tâm hồn tư tưởng và phong cách của mình. Xuân Quỳnh với bài thơ “sóng”-một bài thơ tình duy nhất trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào” đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng khó quên. Tình yêu ở đây được đề cập đến một cách sâu sắc đậm đà. Chị đã mượn hình tượng sóng để diễn tả những cảm xúc tâm trạng những sắc thái tình cảm vừa phong phú phức tạp vừa thiết tha sôi nổi của một trái tim phụ nữ đang rạo rực khao khát yêu đương.
Mở bài 4:
“Sóng” được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”, xuất bản năm 1968 của nữ nhà thơ tình nổi tiếng Xuân Quỳnh. Bài thơ nói về tâm trạng, tình yêu mãnh liệt của người con gái khi yêu. Hãy đến với bài thơ bằng nhạc điệu, bài thơ là âm điệu của một cõi lòng bị sóng khuấy động, đang rung lên đồng điệu đồng nhịp với sóng biển. Rạo rực đến xôn xao, khát khao đến khắc khoải, có một hình tượng sóng được vẽ lên bằng âm điệu, một âm điệu dập dồn, chìm nổi, miên man như hơi thở chạy suốt cả bài.
Mở bài Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài
Mở bài 1:
Nhà văn Tô Hoài là nhà văn hiện thực nổi tiếng trước Cách Mạng Tháng Tám. Ông là người có vốn hiểu biết phong phú vê phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta, trong đó Tây Bắc là một điển hình sâu sắc nhất. Trong tác phẩm Vợ Chồng A Phủ, Tô Hoài đã làm nên bức tranh hai màu sáng tối, mà đứng đầu hai thái cực ấy chính là cha con thống lý Pá Tra và vợ chồng A Phủ.
Mở bài 2:
Nói về việc sáng tác “Truyện Tây Bắc”, Tô Hoài cho biết, “ngoài tài liệu và trên cả sáng tạo”, ông đã đưa vào trong tác phẩm của mình “những ý thơ”: “Ở mỗi nhân vật và trùm lên tất cả miền Tây, tôi đã đưa vào một không khí vời vợi, làm cho đất nước và con người bay bổng lên hơn, rời bỏ được cái ám ảnh tủn mủn, lặt vặt thường làm co quắp nhân vật, nhỏ bé vấn đề và khung cảnh đi”. Thật vậy, cụ thể trong “Vợ chồng A Phủ”, ta bắt gặp một trong những nét đặc sắc nhất của Tô Hoài là biệt tài phát hiện và chuyển tải chất thơ trong cuộc sống bình dị vào trang viết. Chất thơ man mác bao phủ bầu không khí của tác phẩm là sự cộng hưởng hiệu ứng của nhiều thủ pháp nghệ thuật, ánh lên từ tình huống truyện đầy nhân văn, từ ngôn ngữ hàm súc và giọng điệu trần thuật giàu tính nhạc. Để rồi từ đó, hiện lên trong tác phẩm bàng bạc chất thơ này là thiên nhiên, là lối sống, là phong tục và tâm hồn con người không lẫn vào đâu được.
Mở bài 3:
Tô Hoài – nhà văn của người dân miền núi. Những năm tháng lặn lội, thâm nhập vào cuộc sống của con người vùng cao đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn nhà văn. Những bản làng chìm trong sương với những người dân chân chất, thật thà. Những con người sống trong cảnh đời cơ cực đầy những bất công dưới xã hội cũ nhưng lòng vẫn cháy không nguôi khát vọng sống mạnh mẽ tựa như sức sống vững vàng của núi, của rừng. Phẩm chất tốt đẹp đó của con người vùng cao được Tô Hoài phản ánh qua khát vọng sống mãnh liệt của nhân vật Mị – nhân vật chính trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ vào đêm tình mùa xuân rộn ràng của núi rừng Tây Bắc.
Mở bài phân tích tác phẩm Vợ Chồng A Phủ
Năm tháng trôi qua, nhiều thứ đã trở thành dĩ vãng tuy nhiên những giá trị thì vẫn trường tồn cùng thời gian và gây ấn tượng sâu sắc với thế hệ đi sau. Có thể lúc bấy giờ có rất nhiều tác phẩm văn học tiêu biểu, nhưng mãi sau này chúng ta vẫn còn ấn tượng và yêu quý nhà văn Tô Hoài cùng hình ảnh cô Mị xinh đẹp, đáng thương hay A Phủ tràn đầy sức sống, vô cùng mạnh mẽ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.
Mở bài Vợ nhặt – Kim Lân
Mở bài 1:
Nạn đói khủng khiếp và dữ dội năm 1945 đã hằn in trong tâm trí Kim Lân – một nhà văn hiện thực có thể xem là con đẻ của đồng ruộng, một con người một lòng đi về với “thuần hậu phong thủy” ấy. Ngay sau Cách mạng, ông đã bắt tay viết ngay tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” khi hòa bình lập lại (1954), nỗi trăn trở tiếp tục thôi thúc ông viết tiếp thiên truyện ấy. Và cuối cùng, truyện ngắn “Vợ nhặt” đã ra đời. Trong lần này, Kim Lân đã thật sự đem vào thiên truyện của mình một khám phá mới, một điểm sáng soi chiếu toàn tác phẩm. Đó là vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống của những người nông dân nghèo tiêu biểu như Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ. Thiên truyện thể hiện rất thành công khả năng dựng truyện, dẫn truyện và đặc sắc nhất là Kim Lân đã có khám phá ra diễn biến tâm lý thật bất ngờ.
Mở bài 2:
Truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân lấy bối cảnh là nạn đói khủng khiếp năm 1945 để diễn tả được cái đói có sức nặng như thế nào, nhưng ngụ ý của tác giả chính là việc dựa trên nạn đói để lột tả tính cách “trong như ngọc sáng ngời” của những con người, những mảnh đời lầm thân. Nhân vật bà cụ Tứ là một hình tượng điển hình cho người đàn bà nghèo khổ đến cùng cực nhưng có tình yêu thương con đến vô bờ bến. Hẳn rằng người đọc sẽ không bao giờ quên những lời mà Kim Lân đã dành cho bà.
Mở bài 3:
Dịch đói năm 1944-1945 đã cướp đi rất nhều sinh mạng của đồng bào ta. Ở các vùng nông thôn Bắc Bộ, hầu như gia đình nào cũng có người chết đói, anh em, vợ chồng, cha mẹ, con cái ly tán khắp nơi. Sự sống của mỗi người bị cái đói đe dọa từng ngày. Trong bối cảnh xã hội đó, truyện Vợ Nhặt lại được viết ra thì thật lạ. Một cuộc sống vợ chồng, một nguồn sống cho một mầm sống tương lai tại sao lại được bắt đầu ảm đạm và phấp phỏng như thế dưới ngòi bút đầy tinh tế và tài hoa của Kim Lân.
Mở bài Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành
Mở bài 1:
Đọc truyện ngắn Rừng xà nu, người đọc có ấn tượng mạnh mẽ song trùng là vẻ đẹp của cánh rừng và những người anh hùng trên vùng đất Tây Nguyên huyền thoại. Rừng xà nu được khắc họa từ đầu đến cuối tác phẩm vừa mang nét tự nhiên, vừa tượng cho biết bao tính cách của con người. Trong đó, nổi bật là nhân vật Tnu. Tnu cũng xuất hiện ngay từ đầu rồi đi suốt văn bản, song hành, đầy biến động, để lại ấn tượng đậm nét trong lòng người đọc như rừng xà nu vậy. Một rừng cây – một đời người. Xà nu – loại cây thông chỉ có ở núi rừng nơi đây không chỉ “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho dân làng” mà còn góp phần sinh ra, nuôi lớn, bảo vệ và hóa thân vào tinh thần, ý chí, vào sức mạnh anh hùng của mỗi người dân, và đặc biệt là Tnu. Tnu là người con của dân làng cũng là người con của rừng xà nu.
Mở bài 2:
Để dẫn ra một tác phẩm tiêu biểu có thể minh hoạ cho sự tồn tại của “nền văn học sử thi” trong văn học Việt Nam 1945 – 1975 tưởng không có tác phẩm nào tiêu biểu hơn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Quả đây là một truyện ngắn mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn (thực ra với các tác phẩm thuộc loại này chỉ nói đến tính sử thi là đủ bởi cảm hứng lãng mạn đã trở thành một phần tất yếu của nó).
Mở bài 3:
Truyện ngắn Rừng xà nu là tác phẩm xuất sắc viết về đề tài miền núi, đề tài chiến tranh, cách mạng. Truyện ngắn này đã đạt giải thưởng Văn học Nguyễn Đình Chiểu năm 1965. Rừng xà nu phản ánh cuộc đấu tranh của đồng bào Tây Nguyên chống Mĩ Ngụy, làm ngời lên lòng yêu nước bất khuất và sức sống kiên cường của người dân Tây Nguyên nói riêng, đồng bào miền Nam nói chung. Tác phẩm Nguyễn Trung Thành nổi bật ở cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trong văn học giai đoạn 1945 – 1975. Nổi bật lên trong truyện ngăn Rừng xà nu là nhân vật Tnú.
Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu
Mở bài 1:
Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời chống Mĩ, cũng là “người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc) cho công cuộc đổi mới văn học từ sau 1975. Ở giai đoạn trước, ngòi bút của ông theo khuynh hướng sử thi, đậm tính chiến đấu và thiên hướng trữ tình lãng mạn, thời kì sau chuyển sang cảm hứng thế sự cùng những vấn đề triết lí nhân sinh. “Chiếc thuyền ngoài xa” là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu trong thời kì sau. Tác phẩm kể về chuyến đi thực tế của nghệ sỹ nhiếp ảnh Phùng, qua đó thể hiện cái nhìn sâu sắc của tác giả về vấn đề nghệ thuật và cuộc sống. Những phát hiện của nghệ sỹ nhiếp ảnh Phùng làm nổi bật tư tưởng của nhà văn.
Mở bài 2:
Trong văn học cách mạng trước năm 1975, thước đo giá trị chủ yếu của nhân cách là sự cống hiến, hy sinh cho cách mạng, là các tiêu chuẩn đạo đức cách mạng được thể hiện chủ yếu trong mối quan hệ với đồng chí, đồng bào, với kẻ thù. Sau năm 1975, văn chương trở về với đời thường và Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kỳ đổi mới đã đi sâu khám phá đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Khi làm cho người đọc ý thức về sự thật, có khả năng nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp, chằng chịt, thì văn chương đã ít nhiều đáp ứng được nhu cầu nhìn nhận và hoàn thiện nhiều mặt của nhân cách con người. Truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là phát hiện về đời sống và con người theo hướng đó.
Mở bài 3:
Nguyễn Minh Châu là người suốt đời đi tìm cái đẹp và cái thật, thao thiết kiếm tìm “hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người.” Trước 1975, Nguyễn Minh Châu được biết đến với những tác phẩm đậm chất sử thi như: Cửa sông, Miền cháy, Dấu chân người lính. Thế nhưng, sau 1975, chính Nguyễn Minh Châu lại là người đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học. Chiếc thuyền ngoài xa được in năm 1983 là một bước tiến dài rất đáng trân trọng trong hành trình khám phá vào tầng chìm, vào chiều sâu của cuộc sống và con người của văn xuôi Nguyễn Minh Châu.
Mở bài 4:
Không phải ngẫu nhiên mà có người cho rằng Nguyễn Minh Châu là nhà văn của những biểu tượng. Bởi lẽ, trong tác phẩm của mình, Nguyễn Minh Châu thường không trực tiếp phát biểu những suy nghĩ, quan điểm mà chỉ bộc lộ những suy nghĩ cách nhìn về cuộc đời của mình qua những biểu tượng, những hình tượng đa nghĩa.Không phải ngẫu nhiên mà có người cho rằng Nguyễn Minh Châu là nhà văn của những biểu tượng. Bởi lẽ, trong tác phẩm của mình, Nguyễn Minh Châu thường không trực tiếp phát biểu những suy nghĩ, quan điểm mà chỉ bộc lộ những suy nghĩ cách nhìn về cuộc đời của mình qua những biểu tượng, những hình tượng đa nghĩa. Cách đặt tên tác phẩm, tên nhân vật và xây dựng hình tượng trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của ông là một ví dụ. Và có lẽ hình tượng “Chiếc thuyền ngoài xa” trong truyện ngắn cùng tên của ông cũng như vậy.
Mở bài Tây Tiến – Quang Dũng
Mở bài 1:
Nền văn học Việt Nam đã ghi danh nhiều tác giả với những cống hiến quan trọng. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau lại có những dấu mốc văn học khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến tác giả Quang Dũng – một nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam, với hình ảnh người lính Tây Tiến vừa lãng mạn, lạc quan lại vừa bi tráng, ông đã mang đến cho bạn đọc một góc nhìn khác về người chiến sĩ trong thời chiến.
Mở bài 2:
Năm tháng trôi qua, nhiều thứ đã trở thành dĩ vãng tuy nhiên những giá trị thì vẫn trường tồn cùng thời gian và gây ấn tượng sâu sắc với thế hệ đi sau. Có thể lúc bấy giờ có rất nhiều tác phẩm văn học tiêu biểu, nhưng mãi sau này chúng ta vẫn còn ấn tượng và yêu quý nhà thơ Quang Dũng cùng hình ảnh người lính Tây Tiến vừa lãng mạn, lạc quan lại vừa bi tráng.
Mở bài 3:
Để làm nên một tác phẩm thành công, bên cạnh việc lựa chọn chủ đề, xây dựng nhân vật và sử dụng các biện pháp nghệ thuật thì mỗi nhà văn, nhà thơ cần phải có một phong cách nghệ thuật đặc sắc, khác biệt để tác phẩm của mình mang nhiều giá trị, ý nghĩa. Nhà thơ Quang Dũng đã vô cùng thành công khi viết bài thơ Tây Tiến, qua hình ảnh người lính Tây Tiến vừa lãng mạn, lạc quan lại vừa bi tráng, ta cũng hiểu rõ hơn về tình cảm và nỗi nhớ mà ông dành cho binh đoàn cũ của mình.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!