Cách Đấu Dây Dàn Karaoke – Phần 1: Kết Nối Micro karaoke Không Dây Vào Dàn Karaoke

Sau khi sắm cho mình một bộ dàn karaoke khủng, chắc hẳn rất nhiều bạn thắc mắc làm thế nào để kết nối các thiết bị lại với nhau? Đấu dây các thiết bị như thế nào thì mới đúng? Sao mình mày mò hoài không được, nhưng sai ở đâu nhỉ?

Trong bài viết này, Vidia sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn quy trình đấu dây: micro karaoke không dây với đầu karaoke, vang số (mixer) và cục đẩy công suất (main karaoke). Cùng tìm hiểu cách thức đấu dây nào!

Để một số bạn chưa biết hiểu rõ hơn, Vidia xin giới thiệu sơ qua các thiết bị mà chúng ta sẽ dùng để kết nối trong quá trình đấu dây micro karaoke không dây.

Giới thiệu tổng quan các thiết bị cần có khi đấu dây micro karaoke không dây

Đầu karaoke (đầu hát karaoke, đầu đĩa karaoke)

Chắc chắn rồi, dàn máy mà không có thiết bị này thì làm sao mà hoạt động. Đầu karaoke là thiết bị quan trọng nhất cần phải có trong dàn máy karaoke nhà bạn.

Đầu karaoke có 2 loại: + Đầu đĩa karaoke: Thường bạn sẽ nghe rất nhiều về loại này, ví dụ một số sản phẩm phổ biến là đầu karaoke 5 số, đầu karaoke 6 số, đầu karaoke 7 số. Kho nhạc nền sẽ được lưu trữ thông qua đĩa CD, đĩa DVD. Ưu điểm của loại đầu karaoke này đó là cách sử dụng đơn giản, bạn chỉ việc bỏ đĩa bài hát vào đầu, sau đó bấm mã số có sẵn trong cuốn sổ chọn bài hát. Tuy nhiên vì lưu trữ qua đĩa, nên loại đầu karaoke này sẽ không cập nhật bài hát theo thời gian mà ta phải mua thêm đĩa mới. Nhưng với công nghệ hiện đại, bạn hoàn toàn có thể hát với micro karaoke không dây thông qua kết nối wifi, và chọn bất cứ bài hát nào trong youtube mình thích. Cũng nhờ khắc phục được điểm yếu đó nên đây vẫn loại đầu karaoke mà hầu hết mọi người lựa chọn.

+ Đầu karaoke sử dụng ổ cứng Loại đầu karaoke này ít phổ biến hơn (chủ yếu những bạn kinh doanh dịch vụ karaoke sẽ lựa chọn loại này) tuy nhiên ưu điểm của nó lại vượt trội hơn rất nhiều so với đầu đĩa karaoke. Đầu karaoke sử dụng ổ cứng có thiết kế nhỏ gọn, có thể quản lý hàng ngàn bài hát, vì nó được quản lý thông qua phần mềm chuyên dụng. Nó cũng có khả năng tự cập nhập bài hát với tốc độ nhanh chóng. Đặc biệt mang đến hình ảnh và âm thanh vô cùng chất lượng. Nhưng nhược điểm của nó chính là nó khá đắt so với đầu đĩa karaoke.

Micro karaoke không dây

Chắc hẳn bạn cũng biết rõ những ưu điểm của micro karaoke không dây rồi đúng không nào, nên ở phần này Vidia sẽ hướng dẫn cách bạn sử dụng thiết bị micro karaoke không dây này nhé!

Bước 1: Kết nối đầu thu sóng của micro karaoke không dây với nguồn điện

Thao tác kết nối đầu thu với nguồn điện không phức tạp. Bạn chỉ cần chú ý đến điện áp đầu vào của micro là 100-240V/ 50-60Hz/ 12V DC Adapter. Chú ý đến điện áp ở nơi bạn sinh sống để đảm bảo cho micro hoạt động ổn định. Sử dụng adapter, một đầu cắm vào nguồn điện, đầu còn lại kết nối với bộ thu sóng là được.

Bước 2: Cắm Anten thu sóng vào đầu thu

Thông thường, trong những không gian diện tích nhỏ, bạn có thể không sử dụng anten để đảm bảo thiết bị không gây vướng khi sắp đặt. Nhưng với những không gian rộng, hay sân khấu thì nên cắm anten vào đầu thu, nhằm tăng khả năng thu sóng, giúp cho đường truyền tín hiệu ổn định hơn, chất lượng âm thanh nhờ vậy mà tăng lên rõ rệt. Bạn chỉ cần kết nối 2 cần ăng ten vào 2 cổng cắm song song ở mặt sau của đầu thu. Bạn có thể gập cần xuống cho gọn hơn nếu muốn mà không hề ảnh hưởng gì đến khả năng thu sóng.

Bước 3: Kết nối micro karaoke không dây vào amply/mixer

Bạn đang sử dụng amply hay mixer đều không hề gặp bất kỳ khó khăn nào khi kết nối sử dụng micro karaoke không dây

Nếu bạn đang sử dụng amply thông thường thì kết nối cổng “MIC OUT” trên micro với cổng “MIC IN” trên Amply . Còn với những dàn karaoke đang sử dụng mixer chỉnh, thao tác kết nối cũng tương tự, bạn có thể sử dụng cổng kết nối Canon “ BAL A OUT” và BAL B OUT” thay thế.

Bước 4: Lắp pin vào micro karaoke không dây, set tần số giữa đầu thu và tay micro

Việc kết nối micro đã cơ bản hoàn thành. Bạn chỉ còn phải lắp pin vào phần trụ pin bên trong tay cầm micro karaoke không dây. Nắp mở ở ngay phần đuôi micro karaoke không dây.

Vang số (mixer) và cục tẩy công suất (main karaoke)

Vang số là thiết bị có khả năng trộn tín hiệu và xử lý âm thanh hoàn toàn tự động. Một số tính năng của vang số như điều chỉnh echo, mid, treble, music. Cục tẩy công suất là thiết bị dùng để khuếch đại âm thanh. Nếu bạn muốn sử dụng cục tẩy công suất, một điều chắc chắn bạn phải mua kèm thêm vang số. Hai thiết bị này kết hợp với nhau sẽ tạo ra công suất lớn rất phù hợp với những không gian rộng, bạn có thể thay thiết bị dễ dàng khi muốn nâng cấp, và vang số cũng giúp hạn chế tiếng hú, tiếng rít. Một số gia đình sẽ sử dụng amply thay vì vang số và cục tẩy công suất. Tuy nhiên giới hạn trong bài viết này thì Vidia sẽ hướng dẫn cách mắc nối dây micro karaoke không dây với đầu karaoke và 2 thiết bị vang số và cục tẩy công suất nhé!

Quy trình đấu dây micro karaoke không dây với các thiết bị

Dưới đây là mặt sau của 4 thiết bị gồm: micro karaoke không dây, vang số (mixer), đầu karaoke và cuối cùng là cục đẩy khuếch đại công suất (theo thứ tự từ trên xuống) mà Vidia sử dụng trong bài viết này để hướng dẫn bạn cách đấu dây chúng với nhau.

Trước khi bắt tay vào việc đấu dây micro karaoke không dây, bạn phải xác định được đâu là nguồn phát tín hiệu, đâu là nguồn xử lý tín hiệu, và đâu là nguồn khuếch đại tín hiệu.

Ở đây có 2 nguồn phát tín hiệu: thứ nhất là nguồn phát tín hiệu của micro karaoke không dây, thứ hai là của đầu karaoke. Phần xử lý tín hiệu chính là bộ vang số, còn nguồn khuếch đại tín hiệu chính là cục đẩy công suất.

Đầu tiên bạn sử dụng dây 6 ly (khi bạn mua sẽ có dây này đi kèm) gắn vào đầu thiết bị micro karaoke không dây.

Sau đó gắn đầu dây 6 ly còn lại vào đầu vang cơ ở khu vực có dòng chữ “Mic input”. Mic input có nghĩa là đầu vào tín hiệu micro .

Tiếp theo bạn sử dụng dây AV để kết nối tín hiệu từ đầu karaoke lên mixer để xử lý. Hấu hết các đầu karaoke đều có cổng tín hiệu là cổng out, bạn hãy chú ý vào chỗ nào có ký hiệu R/L, có màu trắng đỏ thì đó chính là cổng tín hiệu ta gắn 1 đầu của dây AV.

Sau đó bạn gắn đầu còn lại của dây AV vào thiết bị vang cơ (mixer) tại vị trí có dòng chữ “Music Input”, ở đây có 2 cổng Input tương ứng với 2 vị trí trái và phải.

Tiếp theo ta sử dụng loại dây canon hai đầu đực cái (dùng dây canon này để khuếch đại âm thanh từ vang số bằng cục đẩy công suất). Đầu vào của dây bạn gắn vào 2 cổng trái (L) và phải ( R) của vang số.

Đầu ra của dây canon ta gắn vào cục đẩy công suất tại vị trí Input 1 và Input 2

Khi gắn dây canon để khuếch đại âm thanh từ vang số rồi, tiếp theo đó ta cần kết nối cục đẩy công suất với loa để âm thanh có thể truyền sang loa.

Nhìn vào ở bức ảnh dưới đây bạn sẽ thấy 2 cổng loa gồm có 2 cực (+) và (-).

Một số dòng cục đẩy công suất, nhà sản xuất sẽ thiết kế thêm cùm loa, mục đích cùm loa này sẽ giúp giữ đầu dây chắc chắn hơn. Trong cùm loa có 4 chấu, tương ứng +1 -1 +2 -2. Tuy nhiên đa số ta chỉ đấu +1 và -1, nó tương ứng với + – của vị trí cắm loa của cục đẩy công suất.

Ở bước tiếp theo ta sẽ đấu dây phần nguồn cho micro karaoke không dây. Micro karaoke không dây sử dụng phần nguồn là adapter. Bạn cắm dây nguồn vào vị trí được khoanh tròn như hình ảnh dưới đây:

Một số loại micro karaoke không dây họ sẽ sử dụng nguồn trực tiếp. Ta tiếp tục cắm phần nguồn kết nối Vang số và đầu karaoke.

Cục đẩy công suất cũng tương tự, bạn cũng cắm dây nguồn vào như hình.

Mặc dù nhìn tổng thể bên ngoài trông cách đấu dây micro karaoke không dây với các thiết bị thật phức tạp, tuy nhiên nếu bạn hiểu nguyên lý cách đấu dây micro karaoke không dây thì mọi thứ sẽ trở nên đơn giản, và tự mình đấu nối một cách dễ dàng.

Cùng xem chi tiết bên dưới video!!

Hy vọng thông qua bài viết này, Vidia giúp bạn hiểu hơn về cách đấu dây micro karaoke không dây và bạn cũng có thể tự mình đấu dây tại nhà.

Nếu trong quá trình gặp trục trặc trong đấu dây, bạn có thể comment xuống phía dưới bài viết, hoặc nhắn tin cho Vidia, Vidia sẽ hỗ trợ bạn nhiệt tình về cách đấu dây này.

Hãy nhanh tay gọi ngay đến số 0902 799 186 hoặc nhắn tin để được Vidia hỗ trợ tận tình nhất cho bạn

CÓ THỂ ANH CHỊ QUAN TÂM

1. Tại sao mixer lại đang là xu hướng của dàn karaoke giá rẻ năm 2019

2. Cách lựa chọn và phối ghép Main, mixer với loa karaoke

3. Dàn karaoke VIDIA 1X giá rẻ dưới 20 triệu bán chạy nhất năm 2019

4. 11 mẹo vệ sinh thiết bị điện tử đơn giản nhưng ít người biết

5. Ăn gì để có giọng hát hay như ca sĩ chuyên nghiệp