Hồ sơ KCS công trình là gì? (Cập nhật 2023)

Xây dựng là một ngành đặc thù với rất nhiều bộ phận chuyên ngành khác nhau, chính vì thế mà các thuật ngữ trong lĩnh vực xây dựng gây khó hiểu cho nhiều bạn đọc. Sau đây chúng tôi giới thiệu cho bạn đọc thuật ngữ KCS và hồ sơ KCS công trình một cách đơn giản cho cả những người không hiểu rõ về ngành xây dựng. Vậy hồ sơ KCS công trình là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu!

Hồ Sơ Kcs Công Trình

Hồ sơ KCS Công trình

1. KCS là gì?

KCS là viết tắt của 3 chữ cái đầu tiên trong cụm từ: kiểm tra (K), Chất lượng (C), Sản phẩm (S). Theo đó, KCS là việc kiểm tra tuân thủ quy trình, công nghệ, kỹ thuật và chất lượng của sản phẩm (dịch vụ) theo đúng quy định (tiêu chuẩn) của doanh nghiệp trước khi được phân phối ra thị trường.

Trong quá trình sản xuất, nếu sản phẩm nào không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ đưa vào tái chế, sửa chữa để loại bỏ hoàn toàn hoặc bán cho khách hàng với mức giá rẻ hơn. Tuy nhiên, việc này còn phụ thuộc rất nhiều các yếu tố: tình trạng hiện tại của sản phẩm (dịch vụ), mức độ chấp nhận được của chất lượng sản phẩm (dịch vụ) hay chính sách xử lý sản phẩm (dịch vụ) bị lỗi của doanh nghiệp và khả năng thiệt hại về kinh tế của sản phẩm (dịch vụ) bị lỗi,…

Như vậy, KCS được hiểu theo nghĩa một bộ phận mà nhân viên của phòng ban này sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra về chất lượng thành phẩm, để xem hàng hóa công trình của công ty có đảm bảo đủ chất lượng để bán ra thị trường hay giao cho khách hàng. Nếu hàng hóa, công trình đảm bảo chất lượng tốt nhất thì công ty sẽ bán ra thị trường,xuất khẩu những mặt hàng đó ra nước ngoài hoặc giao cho khách hàng.

Tham khảo Kiểm nghiệm khẩu trang y tế năm 2021 – Luật ACC

2. Hồ sơ KCS là gì?

Hồ sơ KCS bao gồm giấy tờ, thủ tục pháp lý liên quan tới quản lý chất lượng sản phẩm của một doanh nghiệp xác định. Hồ sơ KCS của doanh nghiệp đặc trưng cho từng doanh nghiệp riêng biệt.

Hồ sơ KCS gồm các hạng mục quản lý, tiêu chuẩn kỹ thuật, cách thức thực hiện, kết quả đạt được,… Trên thực tế, doanh nghiệp xem hồ sơ KCS liên quan tới quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra.

Hồ sơ KCS giữa các doanh nghiệp khác nhau là hoàn toàn khác nhau. Bởi vì hồ sơ KCS còn phụ thuộc vào các yếu tố đó là: Lĩnh vực hoạt động, đặc thù của mỗi ngành nghề, phương thức quản lý, hiệu suất của công việc, tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm,…

Tham khảo Mẫu biên bản nghiệm thu chạy thử thiết bị mới nhất – Luật ACC

3. Nội dung hồ sơ KCS

Hồ ѕơ quản lý chất lượng bao gồm một số công ᴠiệc sau đây:

– Bản ᴠẽ hoàn công các hạng mục ᴠà toàn bộ công trình

– Các chứng chỉ kỹ thuật хuất хưởng хác nhận chất lượng ᴠật liệu ѕử dụng trong công trình xây dựng.

– Các phiếu kiểm tra хác nhận chất lượng của ᴠật liệu ѕử dụng để thi công trong công trình do tổ chức chuуên môn hoặc tổ chức khoa học có tư cách pháp nhân, năng lực ᴠà ѕử dụng phòng thí nghiệm hợp chuẩn để thực hiện.

– Các tài liệu, biên bản nghiệm thu chất lượng của các công tác хâу dựng, lắp đặt thiết bị. Kèm theo mỗi biên bản đó là bản ᴠẽ hoàn công công tác хâу lắp được nghiệm thu (có kèm theo danh mục biên bản nghiệm thu công tác хâу lắp).

– Biên bản thử ᴠà nghiệm thu các thiết bị thông tin liên lạc và các thiết bị bảo ᴠệ, các thiết bị phòng cháу chữa cháу, nổ.

– Báo cáo của kết quả các thí nghiệm hiện trường.

– Báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng đường hàn của các mối nối gồm: cọc, kết cấu kim loại, đường ống áp lực (dẫn hơi, chất lỏng), bể chứa bằng kim loại,v.v…

– Các tài liệu về đo đạc, quan trắc lún ᴠà biến dạng các hạng mục công trình, toàn bộ công trình ᴠà các công trình lân cận trong phạm ᴠi lún ảnh hưởng trong quá trình хâу dựng (độ lún, độ nghiêng, chuуển ᴠị ngang,… )

– Nhật ký thi công хâу dựng của công trình.

– Biên bản nghiệm thu giai đoạn хâу dựng công trình.

– Biên bản nghiệm thu hạng mục công trình và nghiệm thu hoàn thành công trình để bàn giao đưa ᴠào ѕử dụng.

Ngoài ra còn có, hồ sơ quản lý chất lượng công trình theo phụ lục VIb ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP của Chính phủ; hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, biên bản nghiệm thu công việc xây dựng.

Tham khảo Mẫu biên bản nghiệm thu san lấp mặt bằng mới nhất – Luật ACC

4. Nhân viên KCS là gì? Công việc của nhân viên KCS?

Trong một doanh nghiệp (hoặc tổ chức), nhân viên KCS là những người làm công việc kiểm tra, giám sát mức độ đảm bảo chất lượng của các quy trình về sản xuất, kỹ thuật công nghệ và chất lượng sản phẩm (dịch vụ), sao cho thỏa mãn đồng thời 3 yếu tố trọng điểm của doanh nghiệp như:

  • Đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra, chất lượng sản phẩm (dịch vụ) đầu ra ở mức tốt nhất;
  • Tối ưu hóa chi phí sản xuất của doanh nghiệp (tổ chức), mức chi phí thấp nhất nhưng sản phẩm (dịch vụ) có chất lượng tốt nhất;
  • Sản phẩm (dịch vụ) đầu ra được chấp nhận rộng rãi trên thị trường, và thỏa mãn tối đa nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

Theo đó, nhân viên KCS trong lĩnh vực xây dựng là những người chịu trách nhiệm chính về chất lượng của công trình, thông qua việc kiểm tra và đánh giá quá trình thi công có đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đề ra hay không. Một số công việc của nhân viên KCS công trình bao gồm: lựa chọn nguyên vật liệu đầu vào như: sắt, thép, xi măng, bê tông; tính toán định mức phù hợp cho mỗi nguyên liệu đó; sử dụng hiệu quả nguyên liệu ở trong quá trình thi công; đảm bảo yếu tố vận hành trơn tru của các loại máy móc cũng như phương tiện chuyên dụng, đôn đốc công nhân thực hiện tốt quy định về an toàn lao động và thực hiện tốt nghĩa vụ với môi trường và xã hội,…

5. Phòng KCS là gì?

Trong mỗi doanh nghiệp (hoặc tổ chức), phòng KCS được hiểu là bộ phận chuyên trách trong lĩnh vực kiểm tra tuân thủ các quy định về: thông số kỹ thuật, quy trình sản xuất, ứng dụng công nghệ, đảm bảo chất lượng sản phẩm (dịch vụ) đầu ra.

Nếu sản phẩm (dịch vụ) sau mỗi quá trình sản xuất không đạt tiêu chuẩn về thông số kỹ thuật, chất lượng tiêu dùng hoặc giá trị đích thực mang lại cho khách hàng, thì bộ phận KCS có quyền hạn loại bỏ hoặc tìm cách khắc phục thích hợp như: sửa chữa, bán giá rẻ cho khách hàng,…

Một số nhiệm vụ của phòng KCS bao gồm:

  • Nhận nhiệm vụ và kế hoạch ngày hoặc kế hoạch tuần từ quản đốc nhà máy
  • Kiểm tra chất lượng vật tư đầu vào như các loại vật tư phụ, thép tấm và các cấu kiện đầu ra của nhà máy.
  • Biết thông tin, quy cách, chủng loại của vật tư đầu vào để kiểm tra có đúng chủng loại vật liệu của dự án hay không.
  • Đọc và kiểm tra bản vẽ, ghi chép số liệu các cấu kiện của từng lô hàng.
  • Tìm nguyên nhân, đưa ra hướng xử lý, kiểm tra kết quả xử lý khi vật tư đầu vào và sản phẩm đầu ra có vấn đề. Báo cáo với quản đốc hoặc người phụ trách bộ phận về những vấn đề phát sinh để có phương án giải quyết.
  • Nhân viên KCS phải ký xác nhận vật tư đầu vào và các sản phẩm do mình nhập hoặc xuất.
  • Kiểm tra quá trình sản xuất của công nhân để đảm bảo hàng hóa được sản xuất theo đúng bản vẽ, đúng tiêu chuẩn.
  • Được quyền đình chỉ tạm thời việc sử dụng nguyên liệu không đúng mục đích, công tác gia công, xuất hàng có vấn đề về chất lượng.
  • Được quyền lập biên bản đối với các tập thể, cá nhân có hành vi vi phạm quy trình kỹ thuật làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
  • Được quyền dừng sản xuất nếu phát hiện các hành vi gây mất an toàn lao động.
  • Phòng KCS cần phối hợp với các phòng ban khác, giải quyết những vấn đề có liên quan đến công nghệ sản xuất của nhà máy.

6. Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ quản lý chất lượng luôn yêu cầu toàn bộ nội dung được quy định?

Không phải công trình nào hồ sơ quản lý chất lượng công trình cũng bao gồm tất cả nội dung trên. Ví dụ: Công trình không có di dân lòng hồ, thì không có văn bản liên quan, hay công trình có gì phải tồn tại cần sửa chữa, khắc phục…

Tất cả nội dung trong hồ sơ quản lý chất lượng công trình là do nhà thầu xây lắp lập?

Không vì hồ sơ thuộc nội dung của bên nào thực hiện thì bên đó phải có trách nhiệm lập và cung cấp đầy đủ.

Hồ sơ hoàn thành công trình và hồ sơ quản lý chất lượng công trình là giống nhau?

Không. Hồ sơ hoàn thành công trình là tập hợp các hồ sơ, tài liệu có liên quan tới quá trình đầu tư xây dựng công trình cần được lưu lại khi đưa công trình vào sử dụng. Hồ sơ quản lý chất lượng công trình là 1 nội dung chính của Hồ sơ hoàn thành công trình, rất quan trọng.

Mẫu biên bản được quy định trong luật nào?

Mẫu biên bản là do các bên thỏa thuận với nhau, miễn có trình bày đầy đủ các nội dung được yêu cầu.Hồ sơ KCS công trình là một bộ phận không thể thiếu trong toàn bộ doanh nghiệp lẫn công trình xây dựng nói riêng. Vì thế để có được sản phẩm công trình đạt chất lượng tuyệt đối và tạo được lòng tin trong lòng khách hàng, các vấn đề pháp lý trong hồ sơ KCS công trình cần được giải quyết phù hợp với pháp luật. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn hồ sơ KCS công trình vui lòng liên hệ với chúng tôi.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin