GUI là gì? 7 điều bạn cần biết về giao diện người dùng này

GUI là giao diện người dùng được sử dụng rộng rãi hiện nay. Đây là một trong những cải tiến giúp cho các thiết bị như máy tính, điện thoại tiếp cận được tới nhiều người dùng. Vậy GUI là gì? Cùng GhienCongNghe tìm hiểu trong bài viết sau nhé.

GUI là gì?

GUI là viết tắt của cụm từ Graphical User Interface, có nghĩa là giao diện đồ họa người dùng. Thuật ngữ này được dùng để ám chỉ cách người dùng tương tác với các thiết bị máy tính thông qua hình ảnh, thay vì sử dụng các câu lệnh phức tạp.

Advertisement

GUI là giao diện cho phép người dùng tương tác với thiết bị máy tính thông qua hình ảnh, mà không cần gõ lệnh. Hiện nay, GUI có mặt trong mọi thứ, từ hệ điều hành, chương trình trên máy tính đến các ứng dụng trên điện thoại. Nếu không có GUI, người dùng sẽ cần nhập tất cả các lệnh dưới dạng văn bản, điều này sẽ rất mất thời gian.

Ví dụ về GUI

Trình duyệt Internet

Các trình duyệt Internet như Google Chrome, Microsoft Edge đều được trang bị GUI. Vì vậy, các thao tác lệnh tìm kiếm trên Internet trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Advertisement

gui la gi

Các phần mềm của Microsoft

GUI được sử dụng trong một số ứng dụng phổ biến đến từ bộ Microsoft Office như PowerPoint, Word, Excel. Vì vậy, người dùng có thể dễ dàng thao tác trong việc nhập liệu dữ liệu, kéo thả hình ảnh…

Advertisement

GNOME Shell

GNOME Shell phát hành lần đầu vào năm 2011 với phiên bản thứ 3. Nó được viết bằng ngôn ngữ C và JavaScript. Giao diện này được áp dụng trên cả máy tính và điện thoại. Hơn nữa, người dùng cũng có thể tương tác thông qua chuột, bàn phím hoặc thao tác cảm ứng.

GUI la gi

Ưu điểm của GUI là gì?

Việc phát triển GUI đem lại rất nhiều lợi ích đến cho người dùng và bạn có thể tìm hiểu những đặc điểm nổi bật của GUI bao gồm:

  • Cung cấp cho người dùng một giao diện trực quan hấp dẫn, dễ sử dụng. Tất cả mọi người đều có thể sử dụng hệ điều hành này một cách dễ dàng bởi người dùng không cần phải ghi nhớ các lệnh.
  • Phản hồi trực quan tức thì.
  • Cho phép người dùng mở nhiều chương trình hoặc phiên bản và hiển thị chúng cùng lúc.
  • Gây hứng thú và thu hút ánh nhìn của người dùng.

Nhược điểm của GUI là gì?

GUI sử dụng đồ họa để người dùng tương tác với máy tính nên chúng có thể sử dụng nhiều sức mạnh xử lý hơn so với giao diện người dùng lệnh. Hơn nữa, khi sử dụng GUI, trước khi hoàn tất quá trình, người dùng cần phải thực hiện một chuỗi các hành động như mở menu, điều hướng đến tệp cần mở. Trong khi đó, đối với giao diện dòng lệnh, người dùng chỉ cần nhập lệnh thì quá trình sẽ được hoàn tất.

Các thành phần của GUI

GUI là một giao diện người dùng và đã là giao diện thì sẽ có những thành phần tạo nên nó nhưng sau.

Cửa sổ làm việc

Cửa sổ làm việc là vùng hình chữ nhật của giao diện GUI, hiển thị thông tin độc lập với phần còn lại của màn hình. Đây là nơi chứa tất cả thông tin mà người dùng có thể tương tác với thiết bị. Người dùng có thể dễ dàng thao tác trên cửa sổ làm việc. Ví dụ như cách nhấp vào một biểu tượng để hiện thị hoặc ẩn một cửa sổ, kéo thả một cửa sổ đến một vị trí bất kỳ, điều chỉnh kích thước của cửa sổ…

GUI la gi

Menu (Bảng chọn)

Menu là thành phần phổ biến của GUI. Đây là nơi cung cấp danh sách các lệnh mà người dùng có thể tương tác với máy tính.

Icon (Biểu tượng)

Icon là sự thể hiện trực quan của ứng dụng, thư mục, tệp tin hoặc trình duyệt web. Chúng thường được hiển thị dưới dạng hình ảnh. Các biểu tượng giúp cho người dùng có thể tương tác nhanh với máy tính và tiết kiệm thời gian.

GUI la gi

Widget (Tiện ích)

Widget là phần tử điều khiển đồ họa trong các ứng dụng. Qua Widget, người dùng sẽ thao tác trực tiếp với ứng dụng đó. Một số ví dụ về Widget như nút, thanh cuộn, hộp thoại.

4 tính năng của GUI là gì?

GUI có những tính năng cơ bản như sau:

  • Dễ sử dụng cho người mới bắt đầu. Dễ dàng làm quen và thao tác ngay cả khi không cần đọc dòng chữ chú thích bên dưới.
  • Cho phép người dùng dễ dàng trao đổi thông tin giữa các phần mềm bằng cách sử dụng cắt và dán hoặc kéo và thả.
  • Sử dụng nhiều bộ nhớ và sức mạnh xử lý.
  • Có thể gây khó chịu cho người dùng có kinh nghiệm khi các tác vụ đơn giản yêu cầu một số thao tác.

Test GUI là gì?

Test GUI là quá trình kiểm tra giao diện đồ họa người dùng của ứng dụng. Quá trình này thường kiểm tra sự xuất hiện của công cụ thay vì yêu cầu chức năng. Test GUI thường liên quan đến kiểm tra màn hình với các điều khiển như nút, icon, thanh công cụ, hộp thoại, cửa sổ của phần mềm.

gui-la-gi-01

Các yêu cầu cơ bản của GUI Testing

Nếu bạn muốn thứ sức vào quá kiểm thử giao diện người dùng. Bạn cần kiểm tra những điều cơ bản sau:

  • Nội dung trang: Bạn cần kiểm tra cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ. Hơn nữa, bạn phải kiểm tra xem nội dung đã được căn chỉnh đúng hay chưa.
  • Hình ảnh: Bạn phải kiểm tra hình ảnh hiển thị có đúng không, kích cỡ của hình ảnh, hình ảnh có rõ ràng hay không, hình ảnh hiện nhanh hay chậm.
  • Nút: Bạn cần kiểm tra vị trí, kích thước, màu sắc của nút. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra chữ viết trên nút.
  • Icon: Bạn cần kiểm tra vị trí, kích thước, màu sắc của icon, icon đã đúng với hình ảnh chưa.
  • Popup: Bạn hãy kiểm tra nội dung của popup, màu sắc và chức năng của các nút hiển thị trong popup.

UI và GUI có gì khác nhau?

GUI là một thành phần của UI. Người dùng tương tác với phần mềm thông qua UI hay còn gọi là giao diện người dùng. UI kiểm soát cách bạn nhập dữ liệu và hướng dẫn cũng như cách thông tin được hiển thị trên màn hình. Hiện nay, có 2 loại UI là giao diện đồ họa (GUI) và giao diện dòng lệnh (CLI). Các ứng dụng, hệ điều hành đôi khi sử dụng kết hợp cả 2 giao diện này để xác định cách người dùng tương tác với máy tính.

Qua đây, bạn đã biết GUI là gì, ưu nhược điểm của giao diện người dùng, các thành phần và tính năng của GUI cũng như những yêu cầu của Test GUI ra sao.

Xem thêm:

  • OOP là gì? Tất tần tật về OOP nếu bạn muốn trở thành một lập trình viên
  • Widget là gì? Các câu hỏi xoay quanh Widget
  • Ads là gì? Thuật ngữ trong giới Marketing bạn nên biết

Nếu thấy bài viết GUI là gì này hay và hữu ích với bạn, hãy Like và Share để tạo động lực cho chúng tôi tiếp tục ra thêm các bài viết chất lượng hơn nữa.