Container là gì? Container 20GP, 40&039HC – Saigon Academy

Container là gì?

Trả lời container là gì? Container là một thùng hình hộp chữ nhật có kích thước lớn, được làm bằng thép, bên trong rỗng và có 2 cửa đóng mở.

Container được thiết kế chốt để đóng kín bảo vệ hàng hóa bên trong.

Container được sử dụng rất phổ biến hiện nay và là sản phẩm không thể thiếu trong ngành vận tải container. Container giúp cho việc vận chuyển, bảo quản hàng hóa được an toàn và tiện lợi góp phần đẩy mạnh phát triển ngành vận tải và thương mại toàn cầu.

Tháng 6 năm 1964, Uỷ ban kỹ thuật của tổ chức ISO (International Standarzing Organization) đã đưa ra định nghĩa tổng quát về container. Cho đến nay, các nước trên thế giới đều áp dụng định nghĩa này của ISO. Theo ISO – Container là một dụng cụ vận tải có các đặc điểm:

  • Có hình dáng cố định, bền chắc, để được sử dựng nhiều lần.
  • Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc chuyên chở bằng một hoặc nhiều phương tiện vận tải, hàng hóa không phải xếp dỡ ở cảng dọc đường.
  • Có thiết bị riêng để thuận tiện cho việc xếp dỡ và thay đổi từ công cụ vận tải này sang công cụ vận tải khác.
  • Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp hàng vào và dỡ hàng ra.
  • Có dung tích không ít hơn 1m3.

Xem thêm: Khóa học xuất nhập khẩu online

container là gì

Sức chứa của container là gì

Sức chứa của được tính bằng đơn vị TEU tương đương với 20 foot (1 foot = 0,3048 m).

Thông thường người ta hay gọi 1 container 20 feet là 1 TEU, còn container 40 feet ~ 2 TEU, container 45 feet cũng tương đương với 2 TEU. Người phát minh ra container chuyên dụng này vào năm 1935 là ông Malcom Purcell McLean sinh sống tại New Jersey – Hoa Kỳ.

Cho tới bây giờ thì hàng hóa được vận chuyển có tới 90% bằng container, nhất là hàng hóa cồng kềnh, số lượng lớn. Việc chế tác ra container cực kỳ hữu ích trong vận chuyển số lượng lớn hàng hóa an toàn, tiện lợi. Các loại container phổ biến như 40DC, 40HC, 20RF …

Container có khả năng chịu lực rất tốt và có nhiều kích thước khác nhau để phù hợp cho nhiều nhu cầu vận chuyển hàng hóa khác nhau.

Container đa phương thức là phương tiện lưu trữ được thiết kế và chế tạo theo tiêu chuẩn để vận chuyển hàng hóa qua nhiều phương thức khác nhau. Container có thể được sử dụng trên tàu biển, xe lựa, xe tải… mà không cần sắp xếp lại hàng hóa ở bên trong. Container được sử dụng để lưu trữ và vận chuyển nguyên liệu/sản phẩm một cách hiệu quả và an toàn trong hệ thống vận tải hàng hóa liên phương thức bằng container toàn cầu.

Nguồn: Wikipedia

Lợi ích của vận tải container là gì

Container được sử dụng ngày càng phổ biến trong vận chuyển hàng hóa và container hóa được xem là xu thế trên thế giới vì nó mang lại nhiều lợi ích sau:

  • Giúp tăng hiệu suất xếp dỡ.
  • Giúp giảm các chi phí xếp dỡ và logistics
  • Giảm thiệt hại do hành vi trộm cắp, thất thoát, hư hỏng hàng hóa.
  • Giúp giảm chi phí bảo hiểm hàng hóa trong quá trình lưu thông.
  • Giúp tàu có thể chở được nhiều hàng hóa hơn và không tốn quá nhiều thời gian neo ở cảng.
  • Giúp phân phối hàng hóa nội địa bằng tàu hỏa và xe tải trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
  • Đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế thương mại toàn cần.

container là gì

Thị trường container hiện nay

90% tàu container toàn cầu đang vận chuyển container chở hàng khô hoặc container bách hóa, và khoảng 80% container trên thế giới có độ dài chuẩn 20 ft hoặc 40 ft, hình chữ nhật, có cửa ở một đầu và được làm bằng thép chịu nhiệt dạng sóng.

Vào cuối năm 2013, container 40 ft cao hiện đang chiếm hơn 50% lưu lượng container trên thế giới, theo báo cáo của hãng kháo sát Drewry.

Sức chứa của container thường được biểu thị bằng TEU – đơn vị tương đương một container 20 foot (TEU – Twenty-foot Equivalent Unit). Dù có nhiều chiều cao khác nhau, nhưng tất cả container dài 20 ft đều được tính là một TEU. Tương tự, các container 45 ft và 40 ft đều được quy ước là 2 TEU.

Vào năm 2014, sức chứa của đội tàu container toàn cầu đã tăng lên 36,6 triệu TEU, theo Drewry. Vào năm 2014, container hình 40 ft lần đầu trở thành kích thước phổ biến nhất trên thị trường.

Giá sản xuất container vận chuyển hàng khô nằm trong khoảng $1.750 – $2.000 USD cho mỗi container, và 90% số container trên thế giới được sản xuất tại Trung Quốc.

Cấu tạo của container là gì

cấu tạo của container

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại container khác nhau. Mỗi loại có một hoặc một số đặc điểm cấu trúc đặc thù khác nhau (tuy vẫn tuân theo tiêu chuẩn để đảm bảo tính thống nhất và tính thuận lợi cho việc sử dụng trong vận tải đa phương thức).

Nhu cầu sử dụng hàng hóa vận chuyển đi các nơi càng cao nên người ta cần có container chất lượng tốt. Thế nhưng mỗi loại container lại có đặc thù với những mặt hàng chở khác và trọng tải, quy khách chở khối lượng khác nhau.

Cấu trúc cơ bản container bách hóa (General Purpose Container) là khối hộp chữ nhật 6 mặt gắn trên khung thép (steel frame) được chia thành các bộ phận chính sau: khung (frame); đáy và mặt sàn (bottom and floor); tấm mái (roof panel); vách dọc (side wall); mặt trước (front end wall); mặt sau và cửa (rear end wall and door); và góc lắp ghép (corner fittings).

* Phần khung của container

Phần khung của container có hình hộp chữ nhật và được làm từ chất liệu thép. Khung container là bộ phận quan trọng nhất quyết định khả năng chịu lực của container.

Phần khung của container có cấu tạo gồm 4 trụ góc, 2 xà dọc nóc, 2 xà dọc đáy, 2 dầm đáy, 1 xà ngang trên trước cùng 1 xà ngang trên sau.

* Đáy và mặt sàn của container là gì

Bộ phận đáy và mặt sàn container là các thanh dầm ngang nối với 2 thanh xà dọc đáy với nhau kết nối với phần khung của container tạo nên một khối có khả năng chịu lực vững chắc.

Sàn của container được làm chủ yếu bằng gỗ nguyên bản nên độ chịu lực rất tốt và chắc chắn. Hơn nữa loại gỗ được dùng làm sàn container đều đã được ngân ủ hóa chất nên có thể chống được mối mọt và tình trạng mục nát.

* Tấm mái của container

Mái của container là một tấm kim loại làm từ thép, nhôm có các sóng uốn lượn rất chắc chắn và không bị han gỉ giúp bảo quản, đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong lúc vận chuyển.

* Vách dọc của container

Vách dọc container là gì? Đó là những tấm kim loại được gắn kết với nhau có đặc điểm với các bề mặt lượn sóng có tác dụng không để nước mua đọng lại và tăng tính chịu lực cho container. Những vách dọc này được sử dụng để che chắn hai bên hông của container.

* Mặt trước của container

Mặt trước là những tấm thep kim loại không có cửa và được dập sóng theo khối vuông.

* Mặt sau và cửa container

Được thiết kế với 2 tấm kim loại phẳng làm cánh cửa, các cánh cửa được gắn với khung container bằng các bản lề chắc chắn.

* Góc lắp ghép của container là gì

Góc lắp ghép được chế tạo bằng thép và được hàn khớp với các góc trên, dưới của container. Chúng được sử dụng để buộc dây chằng trong quá trình nâng hạn, xếp chồng hàng hóa.

container là gì

Kích thước container là gì

Kích thước và tải trọng cho phép của container hiện nay được xác định chủ yếu dựa trên 2 hệ quy chuẩn sau:

ISO 668:2013 Series 1 freight containers – Phân loại, kích thước và xếp hạng

ISO 1496-1:2013 Series 1 freight containers – Thông số kỹ thuật và thử nghiệm

Ký hiệu container theo dạng

  • DC (dry container): Đây là loại container hàng khô (chở được nhiều loại hàng hóa thông thường sử dụng hàng ngày cho cuộc sống)
  • GP (general purpose): Đây là loại container thường (Cũng là viết tắt khác của container hàng khô)
  • ST (standard): Dạng container tiêu chuẩn (cách viết tắt khác của container hàng khô)
  • HC (high cube): Dạng container cao
  • RE (Reefer): Dạng container lạnh
  • HR (Hi-Cube Reefer): Đây là loại container lạnh, cao
  • OT (Open Top): Đây là loại container có thế mở nắp để đưa sản phẩm vào trong
  • FR (Flat Rack): Đây là loại container có thể mở nắp, mở cạnh để đưa hàng hóa vào và lấy hàng hóa ra ngoài.

Ký hiệu container theo loại

  • Cont 20′,40′ thường
  • Cont 20′, 40′ cao
  • Cont 20′, 40′ lạnh
  • FlatRack 20′, 40′
  • OT 20′, 40
  • Cont 45′

Ký hiệu container theo kích thước

  • Chiều dài : Hiện nay có 3 loại container với độ dài tiêu chuẩn hay được sử dụng là 20 feet (6.1m), 40 feet (12.2 m), 45 feet (13.7m).
  • Chiều cao: Chủ yếu có 2 loại là container thường và cao. Loại container bình thường cao 8 feet 6 inch (8’6”), loại container cao có chiều cao 9 feet 6 inch (9’6”).
  • Chiều rộng bên ngoài (20’DC, 40’DC, 40’HC) : 8 feet (2,438m)

Phần 1: Container hàng bách hóa

Các loại container là gì

Ngoài container chở hàng khô hoặc container bách hóa, nhiều biến thể khác cũng được ưu tiên sử dụng như contaliner lạnh dành cho hàng hóa tươi sống, chiếm 6% thị phần. Ngoài ra, còn container mặt phẳng và container bồn, chiếm 0,75% thị phần còn lại.

1. Container chở hàng khô hoặc container bách hóa 20’GP, 40’GP

Container 20’GP có nghĩa là loại container 20 feet khô sử dụng khá phổ biến hiện nay. Công năng là để chứa hàng hóa khô, hàng nặng, hàng cầu có nơi chứa yêu cầu ít về thể tích. Ví dụ như mặt hàng gạo, thực phẩm khô, xi măng, thép, hàng dân dụng,…

Kín khí và không thấm nước, container bách hóa có thể cở hầu hết các loại hàng khô như pallet, bao tải, thùng, hộp…

Chất liệu làm nên loại container này là thép cao cấp chịu lực cao có thể sử dụng trong môi trường biển. Sàn gỗ ép có thể sử dụng chồng lên cao nhiều tầng không bị biến dạng hay gãy hỏng. Sử dụng loại container này tùy chọn gửi hàng hóa trong nước hoặc xuất khẩu đều được.

Container bách hóa còn có khả năng tùy chỉnh để vận chuyển một số loại hàng hóa cụ thể, như thêm móc treo cho sản phẩm quần áo, nhằm vận chuyển trực tiếp đến cửa hàng, thêm kệ hàng để bảo quản hàng tốt hơn trong quá trình vận chuyển, hoặc thêm cửa bên hông để dễ sắp xếp hàng cồng kềnh.

Kích thước container chở hàng không hoặc container bách hóa

Thông số kỹ thuật 20 ft 40 ft Chiều dài 5,90 m 12,03 m Chiều rộng 2,35 m 2,4m Chiều cao 2,39 m 2,39 m Trọng lượng cont 2.300 kg 3.750 kg Trọng lượng hàng (tối đa) 25.000 kg 27.600 kg Thể tích 33,2 m3 67,7 m3

Dạng Container 20 RF

Container 20 RF là container 20 feet lạnh sử dụng phổ biến cho hàng hóa đông lạnh cần giữ nhiệt để không bị hư hỏng chất lượng hay mẫu mã. Với loại container này thì nhà sản xuất sẽ trang bị thêm máy làm lạnh và hệ thống giữ nhiệt ở bên trong.

Chính vì công năng khác nhau mà bên trong container khô và lạnh sẽ khác nhau dù chung 20 feet. Bên trong container lạnh có máy lạnh và lớp giữ nhiệt khá dày nên chỗ chứa hàng sẽ giảm nhỏ bớt. Hệ thống làm lạnh có thể đạt tới -18 độ C đến 18 độ C.

Container 40’GP có nghĩa là 40ft khô

Dạng container này thiết kế từ loại tiêu chuẩn container 20ft với kích thước bên ngoài lớn gấp đôi cont 20. Container 40’GP được tính kích thước là 2 TEU. Công năng sử dụng chứa hàng hóa yêu cầu lớn về mặt thể tích nhưng trọng lượng lại nhẹ. Ví dụ như hàng dệt may, sắn lát, đồ nội thất, gia dụng, nhựa,…

Với với chủ hàng dùng container 40 feet xác định chi phí cước tàu gấp đôi so với cont 20 nhưng hàng hóa bên trong thì chứa được nhiều hơn, đỡ mất công đi lại nhiều lần. Vì thế nếu đơn hàng đi xa thì các chủ hàng vẫn ưu tiên loại cont có kích thước lớn.

2. Container cao Container 40’HC (High cubes container)

Dạng container 40HC tức là container có 40 feet dạng cao. Thiết kế của cont kiểu này cao hơn loại thông thường để đóng hàng hóa được nhiều và phục vụ cho hàng cồng kềnh. Loại cont này khi vận chuyển hàng hóa thì giá cước tàu cao nhưng nhiều chủ hàng vẫn thích chọn 40’HC vì chứa được nhiều hàng nên không cất công đi nhiều lần.

Container cao có chiều dài và chiều rộng giữ nguyên so với container bách hóa, chỉ có chiều cao được tăng lên để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa cồng kềnh hơn.

container cao

Kích thước container cao

Thông số kỹ thuật 20 ft 40 ft Chiều dài 5,90 m 12,03 m Chiều rộng 2,35 m 2,4m Chiều cao 2,7 m 2,7 m Trọng lượng cont 3.900 kg 4.800 kg Trọng lượng hàng (tối đa) 28.600 kg 27.700 kg Thể tích 43 m3 86 m3

3. Container lạnh (Reefer container)

container lạnh

Container lạnh được thiết kế như một tủ lạnh cỡ lớn, với sàn làm bằng nhiều thanh kim loại chữ T, giúp đưa không khí lạnh vào trong container, đảm bảo luồng không khí giữa hàng hóa. Container lạnh có thể duy trì nhiệt độ từ – 300C đến +300C.

Các container lạnh chuyên chở các mặt hàng nhạy cảm với nhiệt độ như trái cây, rau, kem, thuốc, vắc xin hoặc thịt.

Kích thước container lạnh

Thông số kỹ thuật 20 ft 40 ft Chiều dài 5,44 m 11,56 m Chiều rộng 2,29 m 2,28m Chiều cao 2,27 m 2,25 m Trọng lượng cont 3.080 kg 4.800 kg Trọng lượng hàng (tối đa) 27.700 kg 29.520 kg Thể tích 34 m3 67,3 m3

4. Container mở nóc (open top container) và container mặt phẳng (plat rack container)

Phần mui của container open top được che bằng bạt che nắng thay vì những tấm thép kiên cố, phần còn lại vẫn được làm bằng thep với sàn gỗ và các đều cửa có thể xoay mở dễ dàng cho việc bốc dỡ hàng hóa.

Khá giống với nguyên lý trên là container mặt phẳng, dù bị loại bỏ 2 bên vách nhưng Plat rack container vẫn được vận chuyển một cách an toàn và đúng luật khi được chằng dây và phủ bạt đúng kỹ thuật.

Cả 2 loại container đều được sử dụng cho hàng hóa cồng kềnh, không vận chuyển được bằng các container thông thường. Ví dụ như máy móc, vật liệu thô cần được xếp từ bên trên bằng cần trục hạng nặng. Các container này có dung tích lớn hơn bình thường do không có mái che.

Kích thước container mở nóc

Thông số kỹ thuật 20 ft 40 ft Chiều dài 5,98 m 12,03 m Chiều rộng 2,35 m 2,40 m Chiều cao 2,35 m 2,34 m Trọng lượng cont 2,260 kg 3,980 kg Trọng lượng hàng (tối đa) 28,220 kg 26,500 kg Thể tích 32,7 m3 66,7 m3

Kích thước container mặt phẳng (Plat rack container)

Thông số kỹ thuật 20 ft 40 ft Chiều dài 5,94 m 12,13 m Chiều rộng 2,35 m 2,40 m Chiều cao 2,35 m 2,14 m Trọng lượng cont 2,360 kg 5,000 kg Trọng lượng hàng (tối đa) 30,140 kg 40,000 kg Thể tích 32,7 m3 62,2 m3

5. Container bồn (tank container)

Container bồn được làm bằng thép và vật liệu chống ăn mòn, đảm bảo thùng chứa có thể vận chuyển và bảo vệ vật liệu lỏng bên trong.

Kích thước container bồn (tank container)

Thông số kỹ thuật 20 ft Chiều dài 6,06 m Chiều rộng 2,44 m Chiều cao 2,35 m Trọng lượng cont 2,360 kg Trọng lượng hàng (tối đa) 21,000 lít Thể tích 32,7 m3

Cách đóng hàng vào container là gì

Sau đây là một số lưu ý quan trọng về cách thức đóng hàng hóa hóa xuất nhập khẩu vào container đúng cách.

  • Kiểm tra container trước khi thực hiện cách đóng hàng vào container. Đảm bảo container phải đủ điều kiện tốt đề đóng hàng.
  • Khi đóng hàng thì trọng lượng của hàng hóa phải được phân bổ trải đều trên toàn bộ diện tích mặt sàn của container.
  • Xác định trọng tâm của hàng hóa và đặt càng gần trọng tâm của container càng tốt.
  • Trường hợp hàng hóa không đồng nhất thì chúng ta nên dùng cách đóng hàng vào container theo nguyên tắc xếp hàng hóa nào nặng hơn, to hơn đặt ở bên dưới, hàng hóa nhẹ hơn, nhỏ hơn thì đặt lên trên, hàng hóa dạng lỏng nên đặt bên trên hàng dạng rắn.
  • Xếp hàng hóa vào container phải xếp sát vào nhau, không để khoảng trống giữa các đơn vị hàng hóa.
  • Phải đảm bảo hàng hóa được cố định, không dịch chuyển, không bị ngã đổ bên trong container bằng cách chằng cột hoặc buộc chặt hàng hóa lại với nhau.

Tác giả: Th.S Trần Quang Vũ

CEO Saigon Academy