Nước rửa tay của bạn có nằm trong Danh sách các sản phẩm bạn không nên sử dụng của FDA không? | FDA

English

Một trong những cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 là rửa tay của bạn bằng xà phòng và nước. Nếu xà phòng và nước không có sẵn, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC) khuyến cáo nên sử dụng nước rửa tay có cồn chứa ít nhất 60 phần trăm ethanol (còn được gọi là cồn etylic).

FDA quy định nước rửa tay như một loại thuốc không cần kê đơn, có sẵn mà không cần toa bác sĩ. Chúng tôi kiểm tra chất lượng nước rửa tay vì đó là sản phẩm do chúng tôi quy định. Chúng tôi đã phát hiện những lo ngại nghiêm trọng về an toàn đối với một số chất khử trùng tay trong quá trình thử nghiệm gần đây, bao gồm:

  • Nhiễm các loại cồn độc hại tiềm ẩn
  • Không đủ thành phần hoạt tính (cồn etylic hoặc cồn isopropyl)
  • Các nhãn có tuyên bố sai, gây hiểu lầm hoặc chưa được chứng minh

Một số loại nước rửa tay đã bị thu hồi và có hơn 150 loại nước rửa tay mà FDA khuyến cáo bạn nên ngừng sử dụng ngay lập tức.

Kiểm Tra Danh Sách Không Nên Sử Dụng Của FDA

Trước khi bạn mua nước rửa tay hoặc sử dụng nước rửa tay mà bạn có ở nhà, FDA khuyên bạn nên kiểm tra danh sách không nên sử dụng của chúng tôi tạiwww.fda.gov/handsanitizerlist. Chúng tôi cập nhật danh sách thường xuyên khi có kết quả kiểm tra mới. Đánh dấu danh sách trong trình duyệt web của bạn để bạn có thể kiểm tra từng loại nước rửa tay trước khi sử dụng.

Cách Tìm Kiếm Danh Sách Nước Rửa Tay Không An Toàn của FDA

Hướng dẫn tìm kiếm từng bước (PDF)
  1. Truy cập www.fda.gov/handsanitizerlist.
  2. Nhấp hoặc nhấn vào nút màu đỏ có nội dung “Các loại nước rửa tay mà người tiêu dùng không nên sử dụng.”
  3. Cuộn xuống trang đến hộp tìm kiếm ở đầu danh sách.
  4. Sử dụng thông tin trên nhãn nước rửa tay, nhập một trong những thông tin sau vào hộp tìm kiếm:
  • Tên sản phẩm hoặc thương hiệu
  • Nhà sản xuất, công ty sản xuất sản phẩm (có thể không được ghi trên nhãn sản phẩm)
  • Nhà phân phối, công ty đưa sản phẩm ra thị trường
  • NDC hoặc Mã Số Thuốc Quốc Gia (có thể không có trên nhãn sản phẩm)
  1. Không sử dụng bất kỳ loại nước rửa tay nào do các nhà sản xuất có trong danh sách.

Nếu nhà sản xuất không được liệt kê trên nhãn, hãy liên hệ với nhà phân phối để biết ai đã sản xuất sản phẩm. Nếu nhà phân phối từ chối làm rõ thông tin này khi bạn liên hệ với họ, FDA khuyến cáo không sử dụng sản phẩm.

Sử dụng hướng dẫn từng bước của chúng tôi để tìm kiếm danh sách không nên sử dụng tại www.fda.gov/handsanitizerlist.

Nếu Nước Rửa Tay Của Bạn Nằm Trong Danh Sách Không Nên Sử Dụng

Nếu bạn có một nước rửa tay trong danh sách không nên sử dụng hoặc một chất khử trùng của nhà sản xuất có trong danh sách, hãy ngừng sử dụng nó ngay lập tức. Hãy vứt nó vào một thùng chứa chất thải độc hại, nếu bạn có thể. Không xả hoặc đổ sản phẩm xuống cống hoặc trộn với các chất lỏng khác. Nếu nơi bạn sinh sống không có dịch vụ xử lý chất thải nguy hại, hãy liên hệ với công ty đổ rác hoặc tái chế hoặc chính quyền địa phương của bạn để hỏi nơi bạn có thể loại bỏ chất thải nguy hại.

Metanol và 1-Propanol là Chất Độc Hại

Có nhiều loại cồn. Chỉ cồn etylic và cồn isopropyl (còn được gọi là 2-propanol) là những loại cồn được chấp nhận trong nước rửa tay. Các loại cồn khác, bao gồm methanol và 1-propanol, không được chấp nhận trong nước rửa tay vì chúng có thể gây độc hại cho người. Việc kiểm tra độ an toàn của FDA gần đây đã phát hiện ra một số loại nước rửa tay bị nhiễm các loại cồn độc hại này.

Loại cồn Các Tên Thông Dụng Khác Thành Phần Trong Nước Rửa Tay Được Chấp Nhận? Ethyl

  • Ethanol
  • Cồn

✓ Có Isopropyl

  • Isopropanol
  • 2-propanol

✓ Có Metylic

  • Methanol
  • Cồn gỗ

X Không 1-Propyl

  • 1-Propanol

X Không

Chất Độc Metanol

Metanol hay cồn metylic, còn được gọi là cồn gỗ, được sử dụng để làm nhiên liệu tên lửa và chất chống đông và rất độc hại. Không bao giờ được cọ xát Methanol trên da hoặc nuốt phải. Nuốt hoặc uống nước rửa tay nhiễm methanol có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm mù vĩnh viễn và tử vong. Trang web của CDC có thêm thông tin về những người đã chết hoặc bị mù vĩnh viễn sau khi nuốt phải nước rửa tay bị nhiễm methanol.

Chất Độc 1-Propanol

1-Propanol hoặc cồn 1-propyl được sử dụng để làm dung môi công nghiệp (một loại chất tẩy rửa) và cũng có thể gây độc cho con người khi nuốt phải. Nuốt hoặc uống nước rửa tay có chứa 1-propanol có thể làm giảm nhịp thở và nhịp tim, trong số các triệu chứng nghiêm trọng khác và có thể dẫn đến tử vong. Nước rửa tay có nhiễm 1-propanol có thể gây kích ứng da của bạn (hoặc mắt, nếu tiếp xúc). Mặc dù hiếm, một số người đã báo cáo các phản ứng dị ứng trên da.

Không Bao Giờ Nuốt Nước Rửa Tay

Bạn không bao giờ được nuốt hoặc uống bất kỳ loại nước rửa tay nào vì bạn có thể bị ngộ độc cồn. Trẻ em có nguy cơ cao hơn khi vô tình nuốt phải nước rửa tay, và do kích thước cơ thể của chúng nhỏ hơn, có nguy cơ cao gặp các vấn đề sức khỏe sau khi nuốt nước rửa tay.

Nhìn vào hộp đựng nước rửa tay không thể biết được nó có bị nhiễm một loại cồn rất độc hại hay không. Ngộ độc cồn, từ bất kỳ loại cồn nào, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc tử vong. Nếu ai đó nuốt phải nước rửa tay, hãy gọi ngay cho Poison Control theo số 1-800-222-1222 để được giúp đỡ.

Kiểm tra nhãn

Thông thường nước rửa tay bị nhiễm các loại cồn có khả năng gây độc hại, chẳng hạn như methanol hoặc 1-propanol, không có thành phần độc hại được liệt kê trên nhãn. Tuy nhiên, nếu methanol hoặc 1-propanol được liệt kê trên nhãn nước rửa tay của bạn, bạn nên ngừng sử dụng ngay lập tức và bỏ vào thùng chứa chất thải nguy hại.

Kết quả kiểm tra của FDA cũng cho thấy một số loại nước rửa tay có hàm lượng hoạt chất thấp hơn nhiều so với ghi trên nhãn. CDC khuyến nghị các loại nước rửa tay có cồn có ít nhất 60% cồn etylic (đôi khi được ghi là “cồn” trên nhãn). Thử nghiệm của FDA cho thấy một số loại nước rửa tay có hàm lượng hoạt chất này ở mức thấp đáng nghi ngại. Trong cột “Trạng thái sản phẩm” của danh sách không nên sử dụng, những sản phẩm này được gọi là “sản phẩm ít hiệu nghiệm.”

Tuyên Bố Nhãn Sai Hoặc Gây Hiểu Lầm

Trong đại dịch coronavirus, FDA đã tìm thấy một số tuyên bố sai hoặc gây hiểu lầm trên nhãn nước rửa tay. Trước khi mua nước rửa tay, bạn nên biết rằng không có loại nước rửa tay nào được chứng minh là:

  • Ngăn chặn sự lây lan của COVID-19
  • Bảo vệ bạn khỏi vi rút hoặc vi khuẩn trong một khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn như 24 giờ

Không có nước rửa tay nào cho người tiêu dùng được FDA chấp thuận, do đó, tuyên bố về bất kỳ loại nước rửa tay nào cho người tiêu dùng là không đáng tin cậy.

Cảnh Báo Trẻ Em và Thanh Thiếu Niên Về Nước Rửa Tay

Kể từ khi bắt đầu xảy ra đại dịch COVID-19, các cuộc gọi đến các trung tâm chống độc trên toàn quốc đã tăng lên vì trẻ em đã vô tình nuốt phải nước rửa tay có thể trông giống như kẹo hoặc đồ uống ngọt. Nuốt nước rửa tay có thể gây ngộ độc cồn, các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, và tử vong.

Cho trẻ em và thanh thiếu niên biết rằng không ai được nuốt nước rửa tay vì bất kỳ lý do gì và không thể biết nước rửa tay có bị nhiễm khuẩn hay không nếu chỉ nhìn vào nó hoặc sử dụng nó. Gọi 911 hoặc Poison Control theo số 1-800-222-1222 ngay lập tức nếu ai đó nuốt phải bất kỳ loại nước rửa tay nào.

Nước Rửa Tay và Vật Nuôi Không Trộn Lẫn

Để nước rửa tay xa vật nuôi và không bao giờ sử dụng nước rửa tay này trên da hoặc móng của vật nuôi, vì điều này có thể gây ngộ độc cồn, các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và tử vong. Nếu thú cưng của bạn bị dính nước rửa tay vào da của chúng hoặc vô tình nuốt phải (chẳng hạn như do nhai cái chai), hãy liên hệ với bác sĩ thú y hoặc dịch vụ kiểm soát chất độc động vật ngay lập tức.

Tìm kiếm thông tin trên FDA.gov

Đánh dấu trang www.FDA.gov để bạn luôn có những thông tin mới nhất nhằm bảo vệ bản thân và gia đình trong đại dịch coronavirus.