để phòng bệnh béo phì ta nên làm gì

hạn chế béo phì ở trẻ em

Làm thế nào để phòng tránh béo phì ở trẻ? Bên cạnh việc kiểm soát khẩu phần ăn phù hợp và tập thói quen ăn uống đúng giờ cho trẻ. Các bậc cha mẹ hãy đồng hành cùng con để trẻ phát triển thói quen ăn uống lành mạnh:

  • Ăn nhiều rau, trái cây và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày.
  • Bổ sung sữa, các sản phẩm từ sữa (pho mát, sữa chua) ít béo hoặc không béo.
  • Ưu tiên thịt nạc, thịt gia cầm, cá, đậu lăng và đậu để cung cấp protein.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Hạn chế đồ uống có đường.
  • Hạn chế tiêu thụ đường và chất béo bão hòa.

>> Gợi ý dành cho bạn: 5 chất làm ngọt tự nhiên bạn có thể thay thế đường

3. Tập trung và nhai chậm khi ăn

Việc ăn quá nhanh sẽ khiến chúng ta đến ăn quá nhiều hơn. Nguyên nhân là vì não bộ không có đủ thời gian để nhận tín hiệu no. Chính vì thế, để phòng tránh béo phì ở trẻ, bạn nên nhắc các em nhai kỹ thức ăn, và tập trung hơn khi ăn.

Ăn chậm đã được chứng minh là gia tăng những loại hormone giúp bạn cảm thấy no. Vì thế, ăn chậm sẽ làm giảm lượng thức ăn tiêu thụ trong bữa ăn.

4. Ăn vặt lành mạnh

Làm thế nào để phòng tránh béo phì

Làm thế nào để phòng tránh béo phì ở trẻ? Hãy giảm lượng đồ ăn vặt nhiều chất béo, nhiều đường và muối. Bạn có thể tự làm đồ ăn vặt cho trẻ, một số gợi ý:

  • Táo và bơ đậu phộng
  • Sữa chua Hy Lạp và hoa quả
  • Cải xoăn sấy trong nồi chiên không dầu

>> Mời bạn xem thêm: Công thức những món ăn vặt giảm cân nhanh gọn, dễ làm

5. Tăng cường hoạt động thể chất

Mặc dù thời gian yên tĩnh để trẻ đọc sách, vẽ tranh hoặc làm bài tập là quan trong. Thế nhưng, phụ huynh không nên bỏ qua thời gian cho trẻ vận động thể chất. Làm thế nào để phòng tránh béo phì? Để hạn chế nguy cơ bị béo phì ở trẻ em, bạn hãy:

Hạn chế thời gian trẻ xem tivi, chơi trò chơi điện tử hoặc lướt web không quá 2 giờ mỗi ngày.

Ngoài ra, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ không khuyến nghị trẻ em từ 2 tuổi trở xuống xem tivi. Các bậc cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất với bạn bè hoặc các thành viên trong gia đình. Ngoài việc ngăn ngừa béo phì, các hoạt động thể chất sẽ mang lại niềm vui cho trẻ và những lợi ích sức khỏe khác như:

  • Tăng cường sức khỏe xương.
  • Giảm huyết áp.
  • Giảm căng thẳng và lo lắng.

>> Tìm hiểu sâu hơn: Tại sao tuổi dậy thì lại dễ béo phì?

Tầm quan trọng của việc phòng ngừa béo phì

Làm thế nào để phòng tránh béo phì

Sự khởi phát sớm hơn của bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và mạch máu, trầm cảm liên quan đến tình trạng béo phì ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn. Người béo phì càng lâu thì các yếu tố nguy cơ liên quan đến béo phì càng trở nên đáng kể. Các bệnh mãn tĩnh có liên quan đến béo phì khó điều trị. Chính vì thế, việc phòng ngừa là vô cùng quan trọng. Ngăn ngừa béo phì sẽ hạn chế nguy cơ:

  • Bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Bệnh huyết áp cao
  • Bệnh tim mạch
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ
  • Bệnh túi mật
  • Các vấn đề sức khỏe tình dục
  • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
  • Viêm xương khớp.

Tập trung ngăn ngừa nguy cơ béo phì và tập thói quen sống lành mạnh có thể làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của các bệnh trên.

Hy vọng qua bài viết, bạn đã biết làm thế nào để phòng tránh béo phì. Duy trì số cân nặng hợp lý là điều quan trọng để duy trì sức khỏe tốt. Thực hiện các bước để ngăn ngừa béo phì trong cuộc sống hàng ngày của bạn là một bước đầu tiên tốt. Ngay cả những thay đổi nhỏ, chẳng hạn như ăn nhiều rau hơn và đến phòng tập thể dục vài lần một tuần, cũng có thể giúp ngăn ngừa béo phì.