Tại sao phải sử dụng máy oxy ?
Trong cuộc sống hiện tại, có nhiều khi do không chú ý chúng ta đã tạo ra môi trường sống và làm việc thiếu oxy. Những cuộc họp trong không gian chật hẹp và đông người, ở trong nhà đóng kín cửa hay thông gió kém, khi lao động thể lực và trí óc với cường độ cao hoặc ngồi ô tô máy lạnh đường dài, nhu cầu oxy tại các bắp thịt cơ vân ở não tăng nhiều thì người ta thường thấy mệt mỏi một phần là do bị thiếu oxy.
Ở người khỏe mạnh, chức năng các cơ quan và phổi bình thường thì lượng oxy chiếm khoảng 21% là cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể được cung cấp đầy đủ trong lượng không khí với áp suất 1 atm ở độ cao tương đương mặt nước biển.
Nhưng trong nhiều trường hợp bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như hen phế quản, tổn thương phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính, tai biến mạch máu não, chấn thương lồng ngực,… thì lượng oxy 21% trong không khí không thể cung cấp đủ cho nhu cầu của cơ thể.
Khi đó, phải cho bệnh nhân thở thêm oxy nguyên chất đã được chiết tách khỏi không khí thông qua mặt nạ thở hoặc ống thở của những chiếc máy tạo oxy để thuận tiện hơn cho việc chăm sóc bệnh nhân tại nhà. Lúc này lượng oxy hít vào phổi bệnh nhân phải cao hơn 21% và có thể lên đến xấp xỉ 100%.
Gần đây, nhiều gia đình ở thành phố lớn đua nhau mua bình thở oxy (túi oxy) nguyên chất về nhà vì quan niệm rằng thở oxy nguyên chất rất tốt cho sức khỏe. Trong khoảng thời gian đầu khi thở oxy nguyên chất, hầu hết người dùng đều thấy dễ chịu, tinh thần phấn chấn, giảm mệt mỏi, da hồng hào,… Tất cả những thay đổi trên một phần là do tác dụng của oxy, một phần là do tâm lý của người dùng.
Tuy nhiên thì hiện chưa có nghiên cứu nào khẳng định rằng dùng oxy nguyên chất là sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
Những nguy hiểm khi tự ý sử dụng oxy quá nhiều
Trên thực tế, thở oxy không phải là vô hại hoàn toàn và cũng gây nhiều tác dụng không mong muốn, đặc biệt là khi sử dụng với nồng độ cao và kéo dài.
Việc thở oxy quá nhiều sẽ gây ức chế trung tâm hô hấp, làm chậm nhịp thở, gây tăng CO2 trong máu, giảm thông khí, đây là những điều rất nên tránh ở bệnh nhân có tắc nghẽn phổi mạn tính (COPD). Nồng độ oxy quá cao sẽ tạo các gốc oxy hóa làm tổn thương màng phế nang và mao mạch, gây tổn thương phổi.
Thở oxy nguyên chất 100% trong thời gian dài có thể gây xẹp phổi do oxy đã thay thế hoàn toàn khí nito trong phế nang. Nếu oxy thay thế hoàn toàn cho nito thì oxy sẽ nhanh chóng được hấp thu vào máu và phế nang sẽ xẹp xuống. Thở oxy kéo dài sẽ gây mệt mỏi, đau đầu chóng mặt và ù tai. Bên cạnh đó, thở oxy cũng có thể gây bong võng mạc ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Thở oxy làm giảm hoạt động các vi nhung mao đường hô hấp, giảm hoạt động bạch cầu và làm khô niêm mạc miệng, mũi họng, khí phế quản nếu không được làm ẩm tốt thì dễ gây viêm phổi, tắc đờm và tạo cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.
Ngoài ra, vi khuẩn cũng có thể lây lan theo hệ thống dây dẫn, bình chứa hoặc bình làm ẩm sang người bệnh nhân làm bệnh tình nghiêm trọng hơn.
Đặc biệt, khu vực có chứa oxy rất dễ cháy nổ nếu không được đảm bảo an toàn vì vậy nếu sử dụng tại nhà, bạn cần phải thực hiện các biện pháp phòng chống cháy nổ.
Do đó, các bác sĩ khuyến cáo oxy nguyên chất chỉ nên được sử dụng cho những bệnh nhân bị suy hô hấp cấp, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, cơn hen phế quản cấp, viêm phổi…; hoặc một số trường hợp khác như tai biến mạch máu não dẫn đến trung tâm hô hấp hoạt động không bình thường hay một số trường hợp mãn tính như xơ phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,…
Để hạn chế tối thiểu các tác dụng không mong muốn do thở oxy gây nên, nếu muốn thở oxy tại nhà thì nhất thiết phải có chỉ định của bác sĩ, đồng thời cần theo dõi chặt chẽ và tuân thủ tuyệt đối những chỉ định về liều lượng cũng như thời gian thở ôxy cho bệnh nhân.
Máy oxy thở sử dụng trong bao lâu thì được ?
Khi ở bệnh viện, các bác sĩ sẽ điều chỉnh lượng oxy phù hợp với thể trạng của từng bệnh nhân. Trường hợp khi sử dụng máy tạo oxy tại nhà, trước tiên cần hỏi qua ý kiến bác sĩ rồi sau đó mua đúng máy theo nhu cầu và biết cách điều chỉnh mức độ vừa phải để giúp oxy đi vào động mạch phổi, trung hòa với máu và giúp đi đến các tế bào khác trong cơ thể.
Nếu trong trường hợp dung nạp quá nhiều oxy vào phổi thì rất có thể gây ra tình trạng ngộ độc oxy và nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Không những vậy, nếu lệ thuộc vào máy tạo oxy thì sẽ khiến các tiểu phế quản bị chai và gây tổn hại đến quá trình hô hấp bình thường. Khi đó chức năng phổi sẽ bị suy giảm và phải phụ thuộc vào máy oxy.
Do đó, khi sử dụng máy tạo oxy tại nhà phải có sự hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng đúng người và đúng thời lượng. Tốt nhất, chỉ nên dùng máy tạo oxy khi người bệnh mệt, khó thở và không thể hô hấp bình thường. Sau khi qua cơn khó thở, người bệnh không còn mệt nữa thì nên ngừng sử dụng máy tạo oxy để bệnh nhân hít thở bình thường. >>> Tham khảo ngay: TOP 5 máy thở oxy tại nhà được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng
Cách sử dụng máy oxy thở đúng cách tại nhà cho bệnh nhân.
Máy tạo oxy tại nhà hiện nay có các loại từ 1 lít đến 5 lít để tạo ra lượng oxy nguyên chất tương đương với nồng độ oxy từ bình oxy y tế. Nhưng vì mức áp suất nén trong bình oxy cao hơn nên bạn cần chú ý những điều sau:
– Với người bệnh cần dùng oxy mức 1: Nếu sử dụng máy oxy loại 3 lít thì bạn vặn mức độ oxy thở ra là 2-2,5 lít/phút. Nếu sử dụng máy oxy loại 5 lít thì vặn mức 2 lít/phút.
– Với người bệnh cần dùng oxy mức 2: Nếu sử dụng máy oxy loại 3 lít thì bạn vặn mức độ oxy thở ra là 3-3,5 lít/phút. Nếu sử dụng máy oxy loại 5 lít, bạn vặn mức 3 lít/phút.
– Với người bệnh cần dùng oxy mức 3: Nếu sử dụng máy oxy loại 3 lít thì bạn vặn mức độ oxy thở ra là 5 lít/phút. Và khi sử dụng máy oxy loại 5 lít thì bạn vặn nút vạch oxy là 4,5-5 lít/phút.
Các cách thở oxy tại nhà
– Thở qua ống thông mũi: tác dụng là tránh làm loãng nồng độ oxy. Khi thở, bệnh nhân nằm hoặc nửa nằm nửa ngồi ở tư thế thoải mái nhất để đảm bảo đường hô hấp thông thoáng.
– Thở qua mặt nạ: dùng trong các trường hợp khẩn cấp hoặc bị thương ở mũi. Thở qua mặt nạ cung cấp nồng độ oxy rất cao.
Người mắc bệnh thường phải thở oxy từ 1 – 1,5 lít/phút và liên tục 15h/ngày. Nên sử dụng cả vào ban đêm để người bệnh tránh ngưng thở lúc ngủ.
Trong quá trình điều trị, phải có bình làm ẩm vì oxy khô và lạnh nên rất dễ làm khô tế bào hô hấp.
Trường hợp người bệnh nặng, mắc các bệnh COPD hoặc các bệnh thời kỳ cuối thì máy tạo oxy tại nhà không thể cung cấp đủ oxy do đó người bệnh phải sử dụng bình oxy 6 khối vì nhu cầu oxy của bệnh nhân rất cao.
Nếu quý khách có nhu cầu mua máy trợ thở, hãy liên hệ ngay với công ty TNHH Thiết bị y tế Medjin để có được sản phẩm uy tín và đảm bảo chất lượng nhé.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!