Chính sách tiền tệ việt nam qua các giai đoạn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH

KHOA

o0o

BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Đề tài: Chính sách tiền tệ ở Việt Nam

GVGD: Thsê Hằng Cẩm Phương SVTH: Nguyễn Hồng Vinh MSSV: 1814785

Trần Anh Tú 2014985

Nguyễn Đình Tuấn 2010754

Đào Văn Tùng 2014996

Trương Nguyễn Anh vũ 2015099

  • Tp Hồ Chí Minh, 1/3/

I. Chính sách tiền tệ I Khái niệm: [1] Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng trung ương khởi thảo và thực thi, thông qua các công cụ, biện pháp của mình nhằm đạt các mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế.

Tùy thuộc điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo hai hướng:

 Chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền, giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng – chính sách tiền tệ chống thất nghiệp).  Chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng – chính sách tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền). I.1 Chính sách tiền tệ mở rộng : [1]

Chính sách tiền tệ mở rộng còn được gọi là chính sách tiền tệ nới lỏng, là chính sách mà Ngân hàng trung ương mở rộng mức cung tiền lớn hơn mức bình thường cho nền kinh tế, làm cho lãi suất giảm xuống, qua đó làm tăng tổng cầu, sẽ tạo được công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Từ đó khiến quy mô của nền kinh tế được mở rộng, thu nhập tăng và tỷ lệ thất nghiệp giảm.

Để thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, thông thường Ngân hàng trung ương có thể thực hiện 1 trong 3 cách sau đây:

 Mua vào trên thị trường chứng khoán  Hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc  Hạ thấp mức lãi suất chiết khấu

Trong một số trường hợp có thể thực hiện đồng thời 2 hoặc 3 cách cùng một lúc.

Trong nền kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ nới lỏng được áp dụng trong điều kiện nền kinh tế bị suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Bởi vậy cho nên chính sách mở rộng tiền tệ đồng nghĩa với chính sách tiền tệ chống suy thoái

I.1 Chính sách tiền tệ thắt chặt : [1] Chính sách tiền tệ thắt chặt hay còn gọi là chính sách tiền tệ thu hẹp, là chính sách mà Ngân hàng trung ương tác động nhằm giảm bớt mức cung tiền trong nền kinh tế, qua đó làm cho lãi suất trên thị trường tăng lên. Từ đó thu hẹp tổng cầu, làm mức giá chung giảm xuống.

Thông thường chính sách tiền tệ thắt chặt được áp dụng khi nền kinh tế của một quốc gia đã có sự phát triển thái quá, lạm phát ngày càng gia tăng. Cho nên chính sách tiền tệ thắt chặt đồng nghĩa với chính sách tiền tệ chống lạm phát.

Để thực hiện chính sách tiền tệ này, Ngân hàng trung ương thường sử dụng các biện pháp làm giảm mức cung tiền qua các cách như:

 Bán ra trên thị trường chứng khoán  Tăng mức dự trữ bắt buộc  Tăng lãi suất chiết khấu, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng…

Tùy vào tình hình hoạt động của nền kinh tế, các mục tiêu kinh tế vĩ mô theo từng thời kỳ phát triển, Ngân hàng trung ương có thể thực hiện một trong hai chính sách tệ tiền nói trên để mang đến sự ổn định cho nền kinh tế của đất nước.

I.1 Vị trí chính sách tiền tệ [3] Trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì chính sách tiền tệ là một trong những chính sách quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp vào lĩnh vực lưu thông tiền tệ. Song nó cũng có quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách tài khoá, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại.

II. Vai trò của chính sách tiền tệ: II Kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền [1] Ngân hàng trung ương thông qua chính sách tiền tệ có thể tác động đến sự tăng hay giảm giá trị đồng tiền của nước mình. Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên 2 mặt: Sức mua đối nội của đồng tiền (chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ trong nước) và sức mua đối ngoại (tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ). Tuy vậy, chính sách tiền tệ hướng tới ổn định giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát bằng không, vì như vậy nền kinh tế không thể phát triển được. Trong điều kiện nền kinh tế trì trệ thì kiểm soát lạm phát ở một tỷ lệ hợp lý (thường ở mức một con số) sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế trở lại.

II Tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp [1] Chính sách tiền tệ dù mở rộng hay thu hẹp cũng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh, từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp. Theo đó, để có một tỷ lệ thất nghiệp giảm thì nền kinh tế phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng lên.

Điều này đặt ra cho Ngân hàng trung ương trách nhiệm phải vận dụng các công cụ tiền tệ để góp phần tăng cường, mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh, đồng thời tham gia tích cực vào sự tăng trưởng liên tục, ổn định và khống chế tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá mức tăng thất nghiệp tự nhiên.

II Tăng trưởng kinh tế [2] Đối với chính sách tiền tệ, tăng trưởng kinh tế chính là mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất. Sự tăng trưởng kinh tế được thể hiện thông qua hai yếu tố: Lãi suất và số cầu tổng quát. Theo đó, khối tiền tệ tăng hay giảm đều có tác động mạnh đến lãi suất và số cầu tổng quát, từ đó tác động đến sự gia tăng đầu tư sản xuất, tác động lên tổng sản lượng quốc gia, nghĩa là tác động lên sự tăng trưởng của nền kinh tế. Do đó, chính sách tiền tệ

phải nhằm vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế thông qua tăng hay giảm khối tiền tệ thích hợp trong nền kinh tế.

II Ổn định thị trường tài chính và ngoại đối [2] Chính sách tài chính tiền tệ làm ổn định thị trường tài chính để điều hành nền kinh tế của mỗi chính phủ. Ổn định thị trường tài chính cũng được thúc đẩy bởi sự ổn định lãi suất, biến động trong lãi suất có thể gây nên sự mất ổn định cho các tổ chức tài chính.

Đối với thị trường ngoại hối, việc tỷ giá ổn định không chỉ có tác động tích cực mà nó còn có ý nghĩa rất lớn đối với việc củng cố niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài bởi chính sách tỷ giá luôn là một yếu tố vĩ mô quan trọng để nhà đầu tư nước ngoài xem xét khi họ có ý định đầu tư vào một quốc gia nào đó. Biến động tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến sức mua của đồng tiền, từ đó tác động đến hoạt động của nền kinh tế ( tùy theo mức độ hướng ngoại của nền kinh tế).

Tuy nhiên, bên cạnh các vai trò quan trọng thì chính sách tiền tệ cũng tồn tại một vài hạn chế nhất định:

 Hiệu lực của chính sách tiền tệ sẽ thấp khi đầu tư tư nhân không nhạy cảm với lãi suất. Khi lãi suất tăng, chi phí (vốn) đầu vào của doanh nghiệp tăng lên, điều này làm cho giá hàng hoá đầu ra tiếp tục tăng cao, lạm phát không được kiểm soát. Do vậy, chính sách tiền tệ sẽ kém hiệu quả.  Chính sách tiền tệ sẽ kém hiệu quả nếu chính phủ không cam kết kiểm soát việc in thêm tiền. Theo đó, khi chính phủ muốn kiểm soát lạm phát bằng việc sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, trước áp lực bù đắp thâm hụt ngân sách, chính phủ có thể in thêm tiền. Điều đó sẽ gây tác động ngược chiều với chính sách tiền tệ thắt chặt.  Việc sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng có thể khiến lãi suất xuống mức quá thấp, điều này khiến cho các cá nhân không muốn gửi tiền vào ngân hàng và quyết định nắm giữ tiền mặt. Điều này khiến hệ thống ngân hàng thương mại sẽ thiếu vốn cho

III Công cụ trực tiếp

III.1 Kiểm soát hạn mức tín dụng Khái niệm: là việc Ngân hàng trung ương (NHTW) quy định tổng mức dư nợ của các Ngân hàng thương mại (NHTM) không được vượt quá một lượng nào đó trong một thời gian nhất định (một năm) để thực hiện vai trò kiểm soát mức cung tiền của mình. Việc định ra hạn mức tín dụng cho toàn nền kinh tế dựa trên cơ sở là các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô (tốc độ tăng trưởng, lạm phát tiêu thụ…), sau đó Ngân hàng trung ương sẽ phân bổ cho các Ngân hàng thương mại để hạn chế việc tạo tiền quá mức và Ngân hàng thương mại không thể cho vay vượt quá hạn mức do Ngân hàng trung ương quy định. Cơ chế tác động: Đây là một cộng cụ điều chỉnh một cách trực tiếp đối với lượng tiền cung ứng, việc quy định pháp lý khối lượng hạn mức tín dụng cho nền kinh tế có quan hệ thuận chiều với qui mô lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của Ngân hàng thương mại. Đặc điểm: Giúp Ngân hàng trung ương điều chỉnh, kiểm soát được lượng tiền cung ứng khi các công cụ gián tiếp kém hiệu quả, đặc biệt tác dụng nhất thời của nó rất cao trong những giai đoạn phát triển quá nóng, tỷ lệ lạm phát quá cao của nền kinh tế. Song nhược điểm của nó rất lớn: triệt tiêu động lực cạnh tranh giữa Ngân hàng thương mại, làm giảm hiệu quả phân bổ vốn trong nến kinh tế, dễ phát sinh nhiều hình thức tín dụng ngoài sự kiểm soát của Ngân hàng trung ương và nó sẽ trở nên quá kìm hãm khi nhu cầu tín dụng cho việc phát triển kinh tế tăng lên Ưu điểm : là công cụ quan trọng khi các công cụ truyền thống kém hiệu quả. Nhược điểm : khống chế hạn mức tín dụng làm lãi suất thị trường tăng, làm giảm cạnh tranh giữa các NHTM.

III.1 Quản lý lãi suất của Ngân hàng thương mại Khái niệm: NHTW đưa ra một khung lãi suất hay ấn định một trần lãi suất cho vay NHTW có thể trực tiếp quy định khung lãi suất đối với các NHTM. (gồm có lãi suất trần

và lãi suất sàn với các khoản huy động hoặc cho vay của NHTM) để hướng các NHTM điều chỉnh lãi suất theo giới hạn đó, từ đó ảnh hưởng tới qui mô tín dụng của nền kinh tế và NHTW có thể đạt được quản lý mức cung tiền của mình. Cơ chế tác động: Việc điều chỉnh lãi suất theo xu hướng tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới qui mô huy động và cho vay của các NHTM làm cho lượng tiền cung ứng thay đổi theo. Đặc điểm : Giúp cho NHTW thực hiện quản lý lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của từng thời kỳ, điều này phù hợp với các quốc gia khi chưa có điều kiện để phát huy tác dụng của các công cụ gián tiếp. Song, nó dễ làm mất đi tính khách quan của lãi suất trong nền kinh tế vì thực chất lãI suất là “giá cả” của vốn do vậy nó phải được hình thành từ chính quan hệ cung cầu về vốn trong nến kinh tế. Mặt khác việc thay đổi quy định đIều chỉnh lãI suất dễ làm cho các NHTM bị động, tốn kém trong hoạt động kinh doanh của mình. Ưu điểm : tác động nhanh, trực tiếp đến lãi suất của các NHTM, nhờ đó tác động đến tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng. Đây là một công cụ quan trọng khi các công cụ gián tiếp kém hiệu quả. Nhược điểm : là một công cụ cứng nhắc, kiểm soát lã suất sẽ triệt tiêu cạnh tranh của các NHTM, dễ gây tác động xấu tới hoạt động tiết kiệm và đầu tư. Vì vậy, nó thườngchỉ được sử dụng trong điều kiện sự ổn định kinh tế vĩ mô chưa được thiết lập, hay cácyếu tố thị trường chưa phát triển hoàn chỉnh. Ngoài ra, các NHTM có thể ngầm không tuân theo khung lãi suất quy định của NHTW.

III Công cụ gián tiếp

Bao gồm: nghiệp vụ thị trường mở, chính sách chiết khấu và dự trữ bắt buộc. III.2 Nghiệp vụ thị trường mở Khái niệm: Là những hoạt động mua bán chứng khoán, các giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, chủ yếu là tín phiếu kho bạc do NHTW thực hiện trên thị

Khái niệm : Đây là hoạt động mà NHTW thực hiện cho vay ngắn hạn đối với các NHTM thông qua nghiệp vụ tái chiết khấu bằng việc điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu (đối với thương phiếu) và hạn mức cho vay tái chiết khấu (cửa sổ chiết khấu) Cơ chế tác động : Khi NHTW tăng (giảm) lãi suất tái chiết khấu sẽ hạn chế (khuyến khích) việc các NHTM vay tiền tại NHTW làm cho khả năng cho vay của các NHTM giảm (tăng) từ đó làm cho mức cung tiền trong nền kinh tế giảm (tăng). Mặt khác khi NHTW muốn hạn chế NHTM vay chiết khấu của mình thì thực hiện việc khép cửa sổ chiết khấu lại. Ngoài ra, ở các nước có thị trường chưa phát triển (thương phiếu chưa phổ biến để có thể làm công cụ tái chiết khấu) thì NHTW còn thực hiện nghiệp vụ này thông qua việc cho vay táI cấp vốn ngắn hạn đối với các NHTM. Đặc điểm : Chính sách tái chiết khấu giúp NHTW thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng đối với các NHTM khi các NHTM gặp khó khăn trong thanh toán, và có thế kiểm soát đựoc hoạt động tín dụng của các NHTM đồng thời có thể tác động tới việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư đối với nền kinh tế thông qua việc ưu đãi tín dụng vào các lĩnh vực cụ thể. Tuy vậy, hiệu qủa của cộng cụ này còn phụ thuộc vào hoạt động cho vay của các NHTM, mặt khác mức lãi suất tái chiết khấu có thể làm méo mó, sai lệch thông tin về cung cầu vốn trên thị trường. Ưu điểm : NHTW là người cho vay cuối cùng, kiểm tra chất lượng tín dụng của các NHTM, bơm tiền vào nền kinh tế, NHTM sẽ có chỗ dựa là NHTW. Nhược điểm : NHTW thường bị động trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng. NHTW chỉ có thể thay đổi lãi suất chiết khấu nhưng không thể bắt các NHTM đến vay chiết khấu ở NHTW.

III.2 Dự trữ bắt buộc Khái niệm : Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng phải giữ lại mà không được dùng để cho vay hoặc đầu tư. Mức dự trữ cho NHTW quy định và bằng một tỉ lệ nhất định so với tổng số tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng.

Cơ chế tác động : Việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp đến số nhân tiền tệ trong cơ chế tạo tiền của các NHTM. Trong đó: RR: dự trữ bắt buộc ER: dự trữ dư thừa  Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến cơ chế tạo bội số tiền gửi của các NHTM. NHTW tăng hoặc giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm hệ số tạo tiền thu hẹp hoặc tăng lên.  Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến lãi suất cho vay của NHTM. Khi tăng (giảm) tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì khả năng cho vay của các NHTM giảm (tăng), làm cho lãi suất cho vay tăng (giảm), từ đó làm cho lượng cung ứng tiền giảm (tăng). Đặc điểm : Đây là công cụ mang nặng tính quản lý Nhà nước nên giúp NHTW chủ động trong việc điều chỉnh lượng tiền cung ứng và tác động của nó cũng rất mạnh (chỉ cần thay đổi một lượng nhỏ tỷ lệ dự trữ bắt buộc là ảnh hưởng tới một lượng rất lớn mức cung tiền). Song tính linh hoạt của nó không cao vì việc tổ chức thực hiện nó rất chậm, phức tạp, tốn kém và nó có thể ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh của các NHTM. Ưu điểm:  Ảnh hưởng một cách bình đẳng đến tất cả các ngân hàng.  Là công cụ có ảnh hưởng rất mạnh đến lượng tiền cung ứng.

Nhược điểm:  Phức tạp, kém linh hoạt, không thể thực hiện những thay đổi nhỏ trong lượng tiền cung ứng bằng công cụ dự trữ bắt buộc.  Ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM.  Dự trữ bắt buộc đóng vai trò kém quan trọng.

IV. Chính sách tiền tệ Việt Nam trong trong từng giai đoạn.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi VND được duy trì ở mức 3% đối với tiền gửi không kì hạn và có kì hạn dưới 12 tháng, 1% đối với tiền gửi có kì hạn 12 tháng trở lên. Đối với tiền gửi bằng ngoại tệ, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được duy trì ở mức 8% đối với tiền gửi không kì hạn và có kì hạn dưới 12 tháng, 6% đối với tiền gửi có kì hạn từ 12 tháng trở lên và 1% đối với tiền gửi của các TCTD ở nước ngoài.

d) Tiếp tục thực hiện tái cấp vốn để hộ trợ nguồn vốn trong quá trình sử lý nợ xấu và các mục tiêu khác theo chủ trương của Chính phủ. Công cụ tái cấp vốn tiếp tục được điều hành với diễn biến thị trường tình hình hoạt động của các TCTD và mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ. NHNN tiếp tục triển khai tái cấp vốn theo theo chủ trương của chính phủ như : tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt nhằm hỗ trợ nguồn vốn hoạt động của TCTD trong quá trình sử lí nợ xấu theo Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/05/2013 và Nghị định số 34/2015/NĐ-CP ngày 31/03/2015; tái cấp vốn đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam để cho vay các dự án thuộc quy hoạch chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1.

e) Thực hiện điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt hàng ngày, kết hợp với điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT. Năm 2018, NHNN đã thực thực hiện đồng bộ, linh hoạt các giải pháp nhằm ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ.

Thứ nhất, NHNN tiếp tục thực hiện công bố tỷ giá trung tâm hằng ngày trên cơ sở tham chiếu diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT. Tỷ giá trung tâm thay đổi linh hoạt theo cả hai chiều tăng/giảm giúp hạn chế tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, tình trạng đô-la hóa; đồng thời, giúp hạn chế tác động bất lợi từ các biến động bên ngoài đến thị trường trong nước, hạn chế áp lực lên tỷ giá.

Thứ hai, thực hiện can thiệp thị trường ngoại tệ một cách chủ động, linh hoạt phù hợp với diễn biến thị trường nhằm ổn định thị trường ngoại tệ. khi tỷ giá và thị trường ngoại tệ chịu áp lực do cân đối cung cầu ngoại tệ diễn biến kém thuận lợi, thị trường quốc tế có diễn biến bất lợi, gây áp lực cho thị trường trong nước, NHNN bán ngoại tệ khi cần thiết để ổn định thị trường.

Thứ ba, NHNN điều hành tỷ giá kết hợp với việc điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT, điều tiết thanh khoản lãi suất tiền đồng. Chủ động đẩy mạnh công tác truyền thông, định hướng thị trường đối với quan điểm và biện pháp điều hành CSTT và tỷ giá, đặc biệt là trong những giai đoạn tỷ giá và thị trường ngoại tệ chịu áp lực ngắn hạn, qua đó tạo sự đồng thuận của các thành viên thị trường và nâng cao tính minh bạch, hiệu quả của CSTT và tỷ giá.

f) Điều hành các giải pháp tín dụng đi đôi với an toàn, nâng cao hiệu quả, chất lượng tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng của nền kinh tế Trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng năm 2018 khoảng 6,7% và lạm phát bình quân 4% được quốc hội và chính phủ đề ra, NHNN đã xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng năm 2018 khoảng 17%, có điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. Theo đó NHNN thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với tổ chức tín dụng và trong quá trình thực hiện, xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các TCTD và của toàn hệ thống. NHNN tiếp tục thực hiện các giải pháp để tạo điều kiện TCTD mở rộng tín dụng có hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro đi kèm với củng cố và năng cao hiệu quả.

Đối với tín dụng ngoại tệ, NHNN tiếp tục kiểm soát nhu cầu vay vốn ngoại tệ đảm bảo phù hợp với lộ trình hạn chế đô-la hóa nền kinh tế. Đồng thời, để thực hiện mục tiêu của chính phủ tại nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/05/2016 về hộ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, NHNN đã ban hành thông tư số 42/2018/TT-

suất và tỷ giá được giữ ổn định, mặc dù Fed tăng lãi xuất, nhưng tỷ giá VND về cơ bản được giữ ổn định, sự biến động của tỷ giá theo chiều hướng tăng phù hợp với sự tăng giá của đồng USD trên thị trường thế giới. Tỷ giá VND trong năm tăng khoảng 2% nằm trong mục tiêu điều hành là tỷ giá dao động tăng từ mức 2-3% trong năm 2018; lãi suất VND nhìn chung ổn định, có xu hướng tăng nhẹ vào những tháng cuối năm, tính chung cả năm lãi suất tiền gửi bình quân tăng từ 5% năm 2017 lên 5% năm 2018. Lãi xuất cho vay bình quân từ mức 8% năm 2017 lên khoảng 8%. mặt bằng lãi suất huy động đồng Việt Nam phổ biến ở mức 0-1%/năm đối với tiền không kì hạn và có kì hạn dưới 1 tháng; 4.3-5%/năm đối với tiền gửi có kì hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5- 6%/năm đối với tiền gửi có kì hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kì hạn trên 12 tháng ở mức 6.5-7%/năm. CSTT đã kiểm soát lạm phát và ổn định tỷ giá từ đó tạo tiền đề quan trọng để NHNN tăng được lượng dự trữ ngoại hối đạt được mức tích lũy cao ở mức kỉ lục năm 2018, điều này cho thấy lòng tin vào chính sách của chính phủ và NHNN đã và đang được củng cố, hỗ trợ các chính sách kinh tế vĩ mô khác trong đầu tư nước ngoài, nâng cao khả năng chống chọi với các cú sốc của nền kinh tế.

IV Chính sách tiền tệ trong covid, cụ thể là năm 2019 IV.2 Tác động của đại dịch covid 19. [1]

Với quy mô kinh tế nhỏ và có độ mở thuộc hàng cao nhất thế giới hiện nay, không có gì ngạc nhiên khi bất kỳ một biến động nào bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng ngay lập tức và nghiêm trọng đến Việt Nam. Sự phụ thuộc ngày càng lớn của Việt Nam vào đầu tư nước ngoài (khu vực FDI chiếm tới hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu, gần 50% tổng sản lượng công nghiệp) khiến nền kinh tế càng dễ tổn thương trước các cú sốc bên ngoài. Tác động nghiêm trọng của Covid-19 được phản ánh rõ nét trong số liệu thống kê quý 1. Theo đó, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 3,82%, sụt giảm gần một nửa so với

cùng kỳ năm ngoái. Cả sản xuất công nghiệp và bán lẻ tiêu dùng đều giảm mạnh với chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ bằng 50% so với năm 2018.

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chỉ còn 0%, mức tăng thấp kỉ lục, trong khi nhập khẩu âm gần 2%, cho thấy các doanh nghiệp đang cạn kiệt nguyên liệu đầu vào để sản xuất. Dự báo tốc độ tăng trưởng xuất khẩu quý 2 còn thấp hơn nữa khi các nền kinh tế lớn, đồng thời là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, mới thực sự ngấm đòn Covid-19 (xem biểu đồ)