Thớt mới mua về phải làm gì để không bị nứt và mốc? Là câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi sử dụng thớt gỗ. Để biết thớt mới mua về phải làm gì. Và cách làm sạch hiệu quả giúp thớt không bị nứt, mốc và nhiễm khuẩn. Hãy cùng bTaskee tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Có nhiều tuyệt chiêu vệ sinh nhà bếp hiệu quả nhưng nhiều người quên đi việc làm sạch thớt cắt thực phẩm. Đây là vật dụng không thể thiếu trong căn bếp Việt. Thớt gỗ có độ đàn hồi cao, giúp băm, chặt thực phẩm một cách dễ dàng. Đó là sự lựa chọn hàng đầu cho của các chị em phụ nữ.
Nhiều gia đình có thói quen sử dụng thớt gỗ ngay khi vừa mới mua về. Tuy nhiên bạn cần biết cách xử lý và làm sạch thớt gỗ mới mua. Khi mới mua về, nếu không được làm sạch thớt sẽ dễ bị cong, nứt, thấm mùi và nước dẫn đến ẩm, mốc. Điều này gây ảnh hướng lớn đến sức khỏe của những thành viên trong gia đình bạn.
Cách để ngăn ngừa thớt nứt và mốc
Để thớt không biến thành 1 trong 9 “ổ” vi khuẩn gây hại cho sức khỏe thì áp dụng ngay các cách lựa chọn thớt bên dưới đây:
Chọn mua thớt có chất liệu gỗ tốt
Khi lựa chọn thớt gỗ bạn nên lựa chọn thớt gỗ có độ đàn hồi cao, cầm nặng tay, không dễ bị cong, vênh khi có lực tác động. Ưu tiên các loại thớt có bề mặt gỗ nhẵn mịn, không bị mục.
Ngoài ra, không nên chọn thớt có bề mặt được phủ màu sắc bắt mắt vì có thể đây là cách che giấu các vết nứt, ẩm mốc của nhà sản xuất. Bên cạnh đó, các loại thớt không rõ nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác cũng không nên lựa chọn. Bởi chúng rất có khả năng bị nhiễm khuẩn trong lúc vận chuyển vì không được bảo vệ kỹ lưỡng.
Chọn mua thớt có sớ cắt dọc
Bạn nên chọn mua thớt có sớ cắt dọc theo thân cây để có thể rửa trôi nước và thực phẩm thừa sau khi băm, cắt.
Nhưng đối với loại thớt được cắt ngang thành từng lóng sẽ có sớ gỗ trên bề mặt thớt. Vì vậy rất dễ ngấm nước thực phẩm vào thớt. Do không thế làm sạch sâu bên trong và rất khó để các sớ gỗ đó thông thoáng. Lâu dần thớt sẽ xảy ra hiện tượng bị nấm mốc, không còn an toàn vệ sinh nữa. Chính vì lí do đó mà tỉ lệ nhiễm khuẩn chéo từ thớt sang thực phẩm tăng lên.
Ngâm thớt ngay sau khi mua về
Nếu còn đang lăn tăn thớt mới mua về phải làm gì? Bạn hãy nhanh chóng ngâm thớt mới mua về trong nước muối theo tỉ lệ 200g muối/1 lít nước. Ngâm trong thời gian một ngày đêm để muối ngấm sâu vào từng thớ gỗ và mang đi phơi ở nơi khô thoáng.
Việc ngâm thớt trong nước muối vừa làm sạch mặt thớt vừa giúp thớt giữ được độ ẩm bên trong. Khi thớt có độ ẩm sẽ hạn chế tình trạng ngấm nước và bị rạn nứt khi sử dụng lâu dài.
Những cách làm sạch thớt gỗ
Theo nhiều nghiên cứu, cho biết có đến 75% vi khuẩn bám dính trên bề mặt gỗ còn sống sót. Nếu thớt không được làm sạch đúng cách là môi trường sống thuận lợi cho những vi khuẩn có hại với sức khỏe. Trong đó E. coli là một trong những loại vi khuẩn có hại sống trong các sớ gỗ của thớt gây nên bệnh tiêu chảy.
Vì vậy, chúng ta mới có một số cách bảo quản thớt mới mua sau khi sử dụng một thời gian:
Rửa sạch thớt bằng nước nóng
Sau khi sử dụng thớt bạn nên rửa lại thớt bằng nước nóng. Để làm trôi nước và thực phẩm thừa còn sót lại dễ dàng.
Bạn không nên sử dụng xà phòng rửa bát để làm sạch thớt nhé. Đây là một trong những sai lầm thường gặp khi tẩy rửa đồ dùng bếp và nhà cửa mà bạn phải tránh. Bởi nước xà phòng có thể bị thớt gỗ thấm hút mà ta không thể rửa sạch hoàn toàn.
Làm sạch thớt với muối
Ngoài dùng cho cách xử lý thớt gỗ mới mua về, muối còn được dùng để làm sạch thớt vô cùng hiệu quả. Bạn chỉ việc rắc muối lên mặt thớt, dùng miếng bọt biển chà liên tục và rửa sạch lại với nước.
Làm sạch thớt với bột baking soda và giấm
Trước tiên rải đều bột baking soda lên mặt thớt. Sau đó, đổ giấm lên và dùng miếng bọt biển chà xát trong vài phút. Cuối cùng, rửa sạch lại với nước. Giấm làm baking soda sủi bọt và làm sạch hết các chất bẩn nằm sâu trong sớ gỗ thớt.
Làm sạch thớt bằng nước giấm trắng: Sau khi rửa sạch thớt, bạn xịt hoặc tráng nước giấm trắng lên mặt thớt và phơi khô tự nhiên. Đảm bảo sẽ đánh bay mùi hôi, tanh của thịt, cá trên thớt vô cùng hiệu quả.
Làm sạch thớt bằng chanh
Cắt chanh và chà trực tiếp lên mặt thớt hoặc sử dụng nước cốt chanh pha loãng để rửa thớt.
Nếu đã đọc đến đây rồi mà vẫn cảm thấy việc làm sạch thớt hoàn toàn quá khó khăn, không có thời gian hoặc cần người giúp làm sạch căn bếp thân yêu nhà mình, bạn luôn có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ giúp việc theo giờ chuyên nghiệp của bTaskee nhé.
Lưu ý sau khi sử dụng thớt gỗ
Ngoài các cách bảo quản thớt gỗ mới mua và hướng dẫn làm sạch thớt gỗ đã kể trên, tiếp theo đây là những lưu ý sau khi sử dụng thớt gỗ mà bạn nên biết:
- Thay mới thớt gỗ khi cần thiết: Thớt gỗ sau khi sử dụng được 6 – 8 tháng nên cân nhắc thay mới. Thớt gỗ dùng lâu ngày sẽ có vô số lát cắt đan xen nhau. Là điều kiện để trở thành nơi sinh sôi của vi khuẩn do thức ăn thừa bám vào.
- Không nên băm, chặt quá mạnh vào thớt: Việc băm, chặt quá mạnh vào thớt sẽ tạo nên vết hằn sâu gây khó khăn khi làm sạch thớt.
- Dùng riêng thớt cắt thực phẩm sống và thực phẩm chín: Thực phẩm tươi sống như các loại thịt cá đều ẩn chứa vi khuẩn và vi sinh vật dù đã rửa qua. Khi bạn dùng chung thớt đó để cắt thực phẩm chín, những vi khuẩn ở mặt thớt này sẽ bám vào thức ăn, gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Tráng thớt bằng nước sôi: Nếu vẫn quyết định dùng chung thớt hoặc kỹ lưỡng thì trước khi cắt thực phẩm chín, bạn nên tráng thớt bằng nước sôi để loại bỏ vi khuẩn.
Như vậy, với những cách xử lý thớt gỗ mới mua mà bTaskee vừa hướng dẫn trên đây. Bạn sẽ phải không phải lo lắng thớt mới mua về phải làm gì để không bị nứt và mốc nữa nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!