Cách trồng lan hồ điệp thủy canh trong nhà hiện nay đang được ưa chuộng. Vậy Lan hồ điệp thủy canh trồng thế nào và cách chăm sóc thế nào để cây phát triển tốt. Cùng theo dõi cách làm mà mình đã và đang áp dụng sau nhé.
Lan Hồ điệp là loại phong lan được nhiều người ưa chuộng. Với đặc điểm là hoa bền, đẹp, màu hoa ngày càng đa dạng với công nghệ lai tạo hiện nay. Lan Hồ điệp là một trong số ít loại phong lan có biên độ thích nghi khí hậu rộng, sinh trưởng quanh năm. Có thể phát triển tốt trong môi trường trật hẹp ở đô thị. Cây sinh trưởng và ra hoa trong điều kiện thiếu nắng gió khi trồng trong nhà Lan hồ điệp vẫn có thể phát triển và ra hoa bình thường.
Có nhiều cách trồng với nhiều kiểu giá thể khác nhau như trồng chậu, ghép lên cây tươi sống, ghép lên gỗ lũa, trồng bán thủy canh. Các cách trồng trên mình đã có bài viết sẻ rồi. Mọi người có thể tham khảo thêm TẠI ĐÂY
Trong bài này mình chỉ chia sẻ cách trồng lan hồ điệp thủy canh mà mình đã và đang áp dụng. Hi vọng sẽ là tài liệu bổ ích để mọi người cùng tham khảo
1. Ưu và nhược điểm của cách trồng lan hồ điệp thủy canh.
Ưu điểm: Trồng lan hồ điệp thủy canh trong nhà rất gọn gàng sạch sẽ. Bạn biết đấy nhà ở đô thị vốn chật chội “góc sân và khoảng trời” nhiều khi khá hiếm hoi. Sẽ rất là gọn gàng khi bạn đặt cây trong một cái lọ thủy tinh, đặt bên cửa sổ, bàn làm việc, dưới ban công ít nắng… Bạn cũng không phải tưới nước chảy ra sàn nhà gây bẩn, ẩm ướt …
Không tốn tiền mua giá thể, chậu, móc treo, tốn rất ít tiền phân bón cho nó. Đơn giản trong cách chăm sóc, hạn chế được bệnh tật, côn trùng cắn phá. Tốn ít công chăm sóc, tưới cây. Bạn có thể đi vắng vài ngày đến cả tuần cây vẫn phát triển tốt.
Nhược điểm: Lan hồ điệp khá chậm thích nghi trong thời gian đầu làm quen với “giá thể” mới. Ở đây là nước. Vì thế bạn cần kiên nhẫn tập cho cây (bộ rễ) thích nghi với sự ngập nước. Thi thoảng bạn phải thay nước, cọ rửa rong rêu mọc trong lọ ….
2. Cách trồng lan hồ điệp thủy canh
Hồ điệp chơi hoa sau tết hoặc bạn mới mua về nên bóc hết giá thể cũ ở bộ rễ (thường là rêu chi lê). Hạn chế tốt đa việc gẫy gập rễ. Cắt bỏ những rễ hỏng, gãy, dập, những rễ dài quá. Sau đó nên sát khuẩn, nấm cho cây bằng physan 20sl, Benkona hoặc cồn y tế trong vài phút. (Nếu dùng cồn y tế chỉ nên sát khuẩn bộ rễ). Sau đó để cây chỗ khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, không có nắng trực tiếp trong 1 đến 2 ngày.
Chuẩn bị 1 lọ thủy tinh trắng trong chiều cao khoảng từ 15 đến 20 cm. Chiều rộng miệng lọ phù hợp với kích thước cây lan. Miễn sao đặt gọn bộ rễ lan hồ điệp trong lọ trồng thủy canh. Lưu ý không chọn những lọ trồng bằng thủy tinh tối màu, lọ sành sứ, nhựa tối màu…. Lý do bộ rễ hồ điệp cần ánh sáng để quang hợp.
Để Lan Hồ Điệp sống được trong môi trường thủy canh thì môi trường của dung dịch phải phù hợp. Nước dùng ở đây tốt nhất là nước đã qua xử lý bằng bình lọc RO. Nước lọc đóng chai ở siêu thị thì càng tốt. Các bạn nên dùng 2 loại nước này để trồng. Trong trường hợp dùng các loại nước khác để trồng thủy canh thì bạn phải kiểm tra độ PH của nước trước khi trồng. PH tốt nhất để trồng lan hồ điệp thủy canh từ 5,5 đến 6.5 là tốt nhất. Nếu PH cao thì dùng chanh để giảm còn PH thấp thì dùng bột Banking soda để chỉnh cho PH cao lên
Đặt cây lên miệng chậu, sao cho bộ rễ lan hồ điệp nằm gọn trong lọ. Miệng lọ nên đủ rộng để có thể nhấc cây ra đặt cây vào một cách dễ dàng. Lý do là sau này thi thoảng ta phải nhấc cây ra vệ sinh bên trong lọ. Nếu miệng lọ quá chật khi nhấc cây ra,cho cây vào có thể gây hư hỏng bộ rễ.
Đổ một chút xíu nước sạch vào lọ sao cho mực nước trong lọ cách bộ rễ khoảng 2 đến 3cm. Tuyệt đối không không đổ nước ngập bộ rễ hồ điệp trong thời gian đầu trồng thủy canh, vì nước ngập vào bộ rễ có thể gây thối rễ 100%. Có thể dùng nước máy, nước giếng. Không dùng nước đun sôi để nguội…
Đặt cây cố định ở vị trí thoáng mát, không nắng mưa trực tiếp. Thời gian đầu tránh tuyệt đối mưa, nắng trực tiếp vì có thể gây thối lá,héo lá cây. Chỉ ánh sáng tán xạ là đủ. Nên đặt cây chỗ có độ ẩm không khí cao cho cây mau hồi phục.
3. Cách Chăm sóc lan hồ điệp thủy canh
Hàng ngày nên phun sương giữ ẩm cho thân, lá cây 2 lần vào sáng, trưa. Không phun sương vào buổi tối. Nếu thấy nước trong lọ cạn khô có thể bổ sung thêm nước nhưng không được đổ nước ngập bộ rễ. Rễ cây mới sẽ mọc ra trong khoảng 1 tuần đến 1 tháng và tự tìm đến nước. Khi rễ cây đã ngập trong nước bạn có thể bổ sung thêm nước một cách từ từ, vài ngày bổ sung 1 lần, mỗi lần nhiều nước lên một chút sao cho đến khi 2/3 bộ rễ ngập trong nước sau đó giữ mực nước ổn định như vậy trong suốt quá trình sinh trưởng của cây.
Khi cây lan hồ điệp phát triển ổn định trong dung dịch thủy canh. Bộ rễ ra khỏe, lá cây cứng cáp thì có thể đặt cây chỗ có nắng nhẹ để cây phát triển tốt hơn, dễ ra hoa hơn. Thời gian phơi nắng khoảng từ 5 đến 7 giờ sáng là tốt nhất. Tuyệt đối không để cây lâu dưới ánh nắng mạnh, có thể gây cháy lá hoặc dưới ánh mặt trời có thể gây nóng lọ thủy tinh, nóng nước trong lọ dẫn đến luộc bộ rễ cây.
Về phân bón: Chỉ nên cho lan hồ điệp ăn phân khi bộ rễ đã phát triển khỏe mạnh, lá lan cứng cáp. Bạn nên sử dụng loại phân bón qua lá Grow more 20-20-20 cho suốt quá trình trồng. Pha 1 gram với 3 lít nước. (1 gram khoảng bằng 1 thìa sữa chua gạt bằng mặt). Ngoài cho cây ăn phân qua rễ, hàng tuần bạn có thể bón bổ sung cho cây qua lá. Tỉ lệ pha như trên. Lưu ý phun ướt đều cả 2 mặt lá trên dưới. Không phun phân bón + nước lên nụ hoa, điều này có thể gây thui nụ. Không nên bón phân quá liều hướng dẫn như trên. Cây có thể không chết ngay nhưng sau vài tuần vài tháng sẽ thấy hậu quả.
Khoảng 10 ngày đến nửa tháng bạn nên thay nước cho lan hồ điệp thủy canh. Nhân tiện vệ sinh sạch sẽ rêu bên trong lọ (nếu có). Khi thay nước cho lan không nên đổ mức nước mới cao hơn mức nước cũ- trước khi thay.
4. Một số lưu ý khi trồng lan hồ điệp thủy canh
Thời gian đầu khi trồng thủy canh, lá lan hồ điệp có thể héo một chút hoặc vàng rụng 1,2 cái lá gốc. Điều này là bình thường, cây không chết được đâu. Khi bộ rễ ra đủ khỏe cây sẽ cứng cáp trở lại.
Thời gian đầu cũng là thời gian cây dễ nhiễm các loại bệnh tật nhất. Lý do cây đang sống trong một môi trường nhà kính ổn định với chế độ phân thuốc, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng nghiêm ngặt nên khi ra môi trường tự nhiên + với sự chăm sóc thiếu kinh nghiệm, tùy hứng… nên cây suy và bệnh tật tấn công. Khi qua “giai đoạn cửa sổ” này việc chăm cây sẽ rất nhàn. Giống như nhiều cô gái được bố mẹ đẻ yêu chiều quen rồi, đến khi lấy chồng, làm dâu, làm vợ,làm mẹ… hoàn cảnh, môi trường sống thay đổi nhiều cũng phải tự thích nghi thôi.
5. Cách làm lan hồ điệp thủy canh nở hoa
Khi cây đã phát triển tốt muốn cho ra hoa thì có mấy cách sau:
– Cách 1: Dùng Succinic và tỏi để kích cho cây ra hoa. Pha 1 gram succinic (hoặc dùng 4 viên thuốc ngừa thai) + 2 tép tỏi đập dập/ 1 lít nước phun sương trên lá 2 ngày 1 lần. Phun liên tiếp 2 tuần, có thể trong vài tuần thì lan hồ điệp thủy canh sẽ ra mầm hoa.
– Cách 2: Dùng phân npk 10-55-10 pha 1 gram/ 1 lít nước phun cách ngày. Phun 4 lần thì ngưng sau đó dùng phân 6-30-30 và phân 20-20-20 phun trên lá xen kẽ tuần 2 lần cũng liều 1gram/ lít nước.
– Cách 3: Dùng vitamin B9 để kích hoa với liều 4 viên/ 1 lít nước. Phun trên lá cách ngày phun liên tiếp 2 tuần.
Cách kích ki phi điệp trên cuống hoa
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!