I/ Tại sao sẹo thâm hình thành sau khi bị bỏng?
Các vết bỏng bô xe máy, bỏng hơi nồi cơm điện, nước sôi… thường gây tổn hại rất nặng nề cho làn da. Những tế bào biểu bì tại vị trí bỏng gần như bị phá huỷ hoàn toàn, các mô tuyến cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ.
Khi làn da thực hiện quá trình tự sửa chữa, mô sẹo sẽ dần xuất hiện với hình dạng sần sùi, nhăn nheo kèm theo sắc tố nâu đen hoặc đỏ tím.
Đa phần các vết sẹo do bỏng để lại đều khá nghiêm trọng, khó có thể mờ dần theo thời gian và tùy thuộc vào yếu tố: cơ địa, mức độ tổn thương, cách chăm sóc…
Cụ thể 3 mức độ bỏng mà bạn có thể gặp phải là:
- Mức độ I: tổn thương lớp thượng bì, xuất hiện vết mẩn đỏ và viêm, đau rát nhẹ.
- Mức độ II: tầng trung và thượng bì bị tổn hại, đau nhiều, ửng đỏ lan rộng ra cả vùng lân cận.
- Mức độ III: tổn thương toàn bộ cấu trúc da, lớp mô da và cơ có thể bị mất khả năng co giãn hay vận động, sẹo hình thành sẽ cản trở tới độ linh hoạt của xương khớp.
Sau khi bị bỏng, mô sẹo có thể hình thành dưới dạng: sẹo lồi, sẹo co kéo hoặc sẹo phì đại. Nếu vùng da đó tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời sẽ dễ bị tăng sắc tố nhanh chóng.
II/ 5 Cách trị sẹo thâm bỏng từ thiên nhiên
Với trường hợp sẹo thâm bỏng mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian để cải thiện tình trạng da. Cụ thể 5 cách được nhiều người thực hiện khá thành công là:
1- Trị sẹo thâm bỏng bằng mật ong và nghệ tươi
Mật ong vừa là dược liệu trị thương hiệu quả, vừa giúp ích rất lớn cho việc xóa mờ mảng thâm, cải thiện màu da đồng đều hơn. Bởi vì mật ong có đặc tính khử khuẩn, tẩy bỏ tế bào xơ cứng và chứa thành phần chống oxy hóa mạnh.
Nghệ tươi cũng được dùng nhiều trong việc chữa sẹo và ngừa tăng sắc tố, do có thành phần hoạt chất curcumin kèm theo vitamin E.
Khi kết hợp mật ong và nghệ, làn da của bạn sẽ được nuôi dưỡng từ sâu bên trong, giảm sự biểu hiện của sẹo xấu.
- Xay hoặc giã 3 lát nghệ tươi, trộn vào 2 thìa mật ong.
- Dùng tay sạch để bôi hợp chất lên vùng sẹo thâm bỏng, xoa đều.
- Lưu lại trên da khoảng 10’, rửa sạch và massage trên bề mặt vết sẹo vài phút.
2- Dùng dầu dừa xóa bỏ sẹo bỏng
Dầu dừa cung cấp hàng loạt các axit béo trung bình và vitamin E, giúp làm mềm mảng sẹo một cách nhanh chóng.
Vì dầu dừa chứa nhiều hoạt chất ức chế oxy hóa nên những vùng xỉn màu quanh vết sẹo cũng được cải thiện đáng kể, không còn bị thâm hay dễ cháy nắng.
- Làm sạch vết sẹo, thoa dầu dừa lên và matxa nhẹ nhàng 30s.
- Để nguyên tinh dầu trên da khoảng 20-30’, lấy khăn ướt lau sạch tạp chất.
- Dùng tấm bông khô để thấm nước và có thể thoa thêm kem dưỡng.
3- Xử lý vết sẹo do bị bỏng bằng đu đủ
Đu đủ chứa hoạt chất saponin và khá nhiều enzyme, protein, vitamin… có ích cho việc làm mờ vết thâm sạm, đồng thời điều tiết sự tổng hợp mô collagen.
Đặc biệt với những mảng sẹo xù xì, đắp đu đủ sẽ giúp bạn làm phẳng hiệu quả, sớm khôi phục lại bề mặt da mịn hơn.
Tuy nhiên, bạn nên tránh dùng đu đủ ở các vùng gần mắt hoặc làn da quá nhạy cảm để tránh gây ngứa.
- Rửa và gọt vỏ ¼ quả đu đủ xanh, cắt thành khúc rồi bỏ vào máy xay.
- Thoa đu đủ lên mảng sẹo, thao tác xoay tròn vài lượt.
- Để dưỡng chất khô trong 10-15’, lấy khăn và nước mát rửa sạch vị trí sẹo.
4- Trị sẹo thâm bỏng bằng tỏi
Tỏi cũng là một loại thuốc giúp giảm sẹo xấu rất hữu hiệu, hỗ trợ tái cấu trúc tế bào da và ngăn ngừa sự tổng hợp melanin.
Hoạt chất allicin trong tinh chất tỏi tươi có khả năng cản trở các liên kết hắc sắc tố, giúp vùng da bị sẹo trở nên đều màu hơn, ít bị lộ rõ khuyết điểm.
- Rửa sạch vùng da bị sẹo, có thể đắp khăn ấm để làm mềm bề mặt.
- Bóc vỏ 2-3 tép tỏi, rửa và giã nát để lấy tinh chất nước cốt.
- Thoa trực tiếp phần nước tỏi lên vị trí cần xóa sẹo thâm.
- Matxa vài lượt rồi để yên trong 10-15’, rửa sạch vùng sẹo với nước ấm.
5- Dùng rau mùi xóa vết sẹo do bỏng
Một mẹo dân gian khác mà bạn có thể áp dụng để chữa sẹo là đắp rau mùi lên vị trí thẹo bỏng. Trong rau mùi tương đối giàu vitamin A, vitamin C, enzyme sinh học… có khả năng làm sáng và mịn da.
Chất diệp lục từ các loại thực vật ít gây kích ứng nên bạn có thể an tâm dùng cho vùng nhạy cảm.
- Rửa sạch ½ nắm rau mùi, giã lấy nước cốt và đắp lên vùng cần chữa trị.
- Matxa trên bề mặt da để tăng thêm sự thoải mái và giúp dưỡng chất ngấm sâu.
- Để khoảng 15’ rồi dùng nước ấm lau sạch tạp chất trên bề mặt sẹo.
III/ Trị sẹo thâm bỏng bằng công nghệ cao
Ngoài những cách chữa sẹo thủ công tại nhà, bạn cũng có thể chọn một trong các phương pháp điều trị chuyên sâu dưới đây:
- Điều trị sẹo bằng laser: các tia sáng đỏ hoặc xanh tím sẽ tiếp cận vào vị trí mô sẹo, hỗ trợ làm giảm sưng và thâm do bỏng gây nên. Làn da được kích thích sản sinh collagen ở mức độ vừa phải, tạo độ bằng phẳng và đàn hồi.
- Phương pháp áp lạnh: bác sĩ dùng khí nito lỏng để vô hiệu hóa sự tăng sinh quá mức của mảng sẹo và cả những đám hắc sắc tố, hỗ trợ làm mềm vùng da đang có dấu hiệu xơ cứng.
- Vật lý trị liệu: sử dụng các liệu pháp như massage, dán tape, bấm huyệt… giúp khởi động lại sự co giãn và đàn hồi của vùng da đang bị sẹo. Nhờ đó, vết bỏng sẽ ít bị co kéo hay nhăn nheo, đảm bảo không ảnh hưởng tới khả năng vận động.
- Phẫu thuật: bác sĩ dùng máy móc và dụng cụ phẫu thuật chuyên biệt để bóc tách mô sẹo, sắp xếp lại tổ chức mô collagen. Phương pháp phẫu thuật phù hợp với dạng sẹo lồi hoặc phì đại.
Tại BV Kangnam, dịch vụ chữa sẹo thâm do bỏng được triển khai theo quy chuẩn hiện đại, tập trung vào vận dụng ánh sáng laser kèm theo kỹ thuật tiêm tinh chất tái cấu trúc bề mặt biểu bì.
Tùy vào từng mức độ bị sẹo của khách hàng, bác sĩ sẽ chủ động điều chỉnh phương pháp trị liệu sao cho phù hợp nhất. Những lợi thế mà khách hàng nhận được khi chọn Kangnam là:
- Khắc phục triệt để tình trạng sẹo xấu, khôi phục 90% dáng vẻ làn da.
- Điều trị không đau, không tái phát sẹo, tốn ít thời gian chăm sóc.
- Liệu trình từ 2-6 buổi, giúp bạn xóa mờ sẹo nhanh gấp 10 lần so với việc tự chữa trị tại nhà.
- Hệ thống máy móc và trang thiết bị tân tiến, tỷ lệ rủi ro thấp.
- Khách hàng được tư vấn trực tiếp bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm.
IV/ Lưu ý cần biết khi bị bỏng và trị sẹo thâm bỏng
Để đề phòng tổn thương sâu khi bị bỏng, cũng như giảm thiểu sự xuất hiện của sẹo xấu, bạn cần nắm rõ một số lưu ý quan trọng giúp xử lý và chăm sóc vết thương đúng đắn.
- Ngay sau khi bị bỏng, bạn dùng nước làm hạ nhiệt hoặc lấy khăn ướt lau qua vết thương và tuyệt đối không chườm lạnh (vì dễ gây bong tróc, rát, nhiễm trùng…)
- Tùy từng mức độ bỏng, bề mặt da sẽ sưng phù hoặc bong tróc trong vài ngày đầu, bạn cần hạn chế tiếp xúc với chẩt tẩy rửa, nước nóng, mỹ phẩm…
- Theo dõi các triệu chứng thường xuyên, cần cẩn thận với những dấu hiệu bất thường: chảy máu, mưng mủ, sốt…
- Không dùng tay để bóc vảy, chà xát, cạy… khiến vết bỏng nặng nề thêm.
- Che chắn kỹ để tránh làm cho tia UV tác động vào da gây sẹo thâm, sần sùi.
- Chăm chỉ đắp thuốc hoặc thoa kem cho tới khi làn da hồi phục ổn định.
- Kiêng ăn các món dễ gây tác động xấu cho vết sẹo: thịt gà, thịt bò, hải sản, bánh chưng, xôi chè, bia rượu…
Trong trường hợp bạn thực hiện trị sẹo tại nhà sau một thời gian dài vẫn không cải thiện, hãy đến gặp các chuyên gia để được tư vấn về phương pháp trị liệu chuyên sâu, tránh để sẹo bị xơ cứng khó chữa hơn.
Những cách trị sẹo thâm bỏng hữu dụng trong bài viết chắc chắn sẽ giúp bạn xóa tan nỗi lo về khuyết điểm trên làn da. Nếu vẫn còn nhiều băn khoăn về các phương thức chữa sẹo, bạn hãy liên hệ ngay với BV Kangnam để lắng nghe bác sĩ tư vấn chi tiết nhất.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!