Hôm nay, rèm cửa AH xin giới thiệu tới các bạn cách tính số lượng vải để có thể may, thiết kế hoặc đặt mua cho mình những bộ rèm theo đúng tiêu chuẩn và thẩm mỹ nhất.
1. Cách tính diện tích vải để may rèm cửa rủ( Rèm ly, rèm ore)
Chiều cao và chiều ngang của rèm thành phẩm
– Đối với các ô cửa lớn: nên cộng thêm chiều cao từ 20 – 25cm so với khung cửa, dài đến cách sàn từ 0-3cm tùy nhu cầu ( Yêu cầu của khách hàng) và chiều rộng thì nên cộng thêm từ 40 – 50 cm so với khung cửa.
Hoặc đối với không gian mà khoảng tường 2 bên khung cửa còn lại không quá lớn ta có thể làm rèm phủ kín cả mảng tường với chiều cao từ trần tới sát sàn. Như vậy sẽ không tạo ra cảm giác bị hụt và tăng thêm độ mềm mại cho rèm cửa.
– Đối với các ô cửa nhỏ: tùy theo phong cách nội thất và nhu cầu sử dụng không gian, chúng ta có thể để chiều cao rèm cao hơn ô cửa khoảng 20-25 cm đến gần chạm đất, hoặc chỉ dài hơn ô cửa từ 30-40cm. Còn chiều rộng thì đương nhiên vẫn phải cộng thêm so với khung cửa 40-50cm để bộ rèm khi treo lên có được sự cân đối nhất nhé.
Khối lượng vải để may rèm:
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại vải may rèm. Từ hàng trong nước, hàng trung quốc đến các hàng cao cấp nhập khẩu từ Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản và châu Âu…( Các loại vải cao cấp nhập khẩu đa phần có khổ vải nhỏ từ 140-150cm). Nhưng khổ vải( Chiều rộng của cuộn vải ) Trung Quốc phổ biến nhất là 280cm-320cm. Hàng nhập cao cấp là 150cm. Các loại vải rèm thường có mức giá từ 100.000đ- 360.000đ/m.
Đối với loại vải khổ 280cm-320cm, thì việc tính vải cho những bộ rèm có chiều cao dưới 280cm thì thực sự đơn giản. Để có những bộ rèm chuẩn mực nhất ta chỉ việc lấy chiều rộng rèm x 2,5 => khối lượng vải cần có.
Còn lớp voan mỏng thì ta chỉ cần nhân khoàng 2,4 là đảm bảo độ nhún cho rèm.( Đa phần lớp voan có khổ vải là 280cm – hơn 300cm)
Còn với các loại vải khổ nhỏ: ta lấy chiều rộng rèm x 2,5 rồi chia cho chiều rộng khổ vải = số khổ vải ta cần có( K ). Sau đó ta lấy chiều cao rèm cần may ( nhớ cộng thêm khoảng 30cm để gập cổ với gấu rèm và đường may) rồi nhân với K ( số khổ vải) như vậy ta đã có đủ lượng vải để may rèm rồi.
VD: Rèm rộng 2,9m cao2,8m
Ta có 2,9 x 2,5 : 1,5(độ rộng khổ vải)= 4,833… ( 5 khổ vải)
-
5( Khổ vải)x(2,8+0,3)=15,5m vải
2. Cách tính vải may rèm roman( rèm xếp lớp)
Rèm roman( rèm xếp lớp) là loại rèm mang phong cách hiện đại, gọn gàng có thể tối ưu được không gian nội thất, nhưng vẫn đảm bảo được tính mềm mại từ chất liệu vải.
Với loại rèm này ta có 2 cách đo và may rèm.
+ Rèm roman lọt lòng khung cửa– sử dụng với những ô cửa trên những bức tường 20cm có đủ diện tích để bắt rèm.
Thì kích thước rèm bằng với kích thước khung cửa.
+ Rèm roman bắt ngoài khuôn cửa – sử dụng với chững ô cửa trên những bức tường 10cm không đủ diện tích bắt rèm. Thì kích thước rèm sẽ bằng kích thước cửa cộng thêm chiều rộng và chều cao tối thiểu 20cm để có thể đạt được độ cản sáng tối ưu.
Đối với loại rèm roman thì cách tính vải khá đơn giản. chúng ta chỉ cần phải có hai tấm vải bằng với kích thước rèm cộng thêm 5- 10cm đường may. 1 tấm làm bề mặt chính của rèm, 1 tấm làm lót để lồng các thanh ngang tạo sóng cho rèm.
Lưu ý: rèm roman( rèm xếp lớp) sẽ đẹp nhất khi được may 2 lớp,bởi khi may 2 lớp sẽ tạo được độ cứng cáp, và lên được form rèm. Chúng ta không nên tiết kiệm mà bỏ qua.
Mọi chi tiết cần tham khảo thêm xin liên hệ tư vấn hotline:
:0974597604
:0931117486
Công ty TNHH mành rèm AH
Địa chỉ :18A/354 Trần Khát Chân Hà Nội
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!