Với bài viết này Kiến Guru muốn mang tới cho bạn đọc một cái nhìn tổng quát nhất về “Công thức cảm ứng từ” từ đó có thể hiểu hơn về những quy luật vật lý, những phương pháp giải bài tập và những nền tảng không thể thiếu để vượt qua những kì thi khó khăn phía trước.
Bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu tìm hiểu về các công thức này nhé.
I. Công thức cảm ứng từ đầu tiên: Áp dụng từ trường của dòng điện thẳng dài vô hạn
Giả sử cần xác định từ trường B→ tại M cách dây dẫn một đoạn r, dây dẫn có cường độ I (A).
Vector cảm ứng từ B→ do dòng điện thẳng gây ra có:
+ Điểm đặt: Ta xét tại điểm M.s
+ Phương: Vuông góc với mặt phẳng chứa điểm xét và dây dẫn.
+ Chiều: Chúng ta sẽ xác định theo quy tắc nắm bàn tay phải. “Đặt bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo dây dẫn và có hướng là sẽ cùng hướng chiều của dòng điện, khi đó các ngón tay kia khum lại sẽ cho ta chiều của các đường sức từ.”
+ Độ lớn:
Trong đó: BM là từ trường điểm M
rMlà khoảng cách từ điểm M đến sợi dây
I là cường độ dòng điện đi qua sợi dây.
Chú ý: Nếu dây dẫn có chiều dài hữu hạn thì cảm ứng từ do dây dẫn gây ra tại M được tính theo công thức
Nhận thấy khi AB = ∞ ⇒ α1 = α2 = π/2
II. Công thức cảm ứng từ thứ hai: Áp dụng cho từ trường của dòng điện tròn:
Giả sử muốn xác định từ trường (B)→ tại tâm O của vòng dây dẫn hình tròn bán kính R có dòng điện I (A).
Vector cảm ứng từ B→ do dòng điện trong gây ra có:
+ Điểm đặt: Tại điểm ta xét là O.
+ Phương: Vuông góc với mặt phẳng vòng dây.
+ Chiều: Xác định theo quy tắc nắm bàn tay phải (Nêu phía trên)
+ Độ lớn:
III. Công thức cảm ứng từ thứ ba: Áp dụng cho từ trường của ống dây:
Giả sử muốn xác định từ trường B→ tại những điểm bên trong lòng ống dây có dòng điện cường độ I (A).
Vector cảm ứng từ B→ do dòng điện của ống dây gây ra có:
+ Điểm đặt: Tại điểm ta xét.
+ Phương: Song song với trục ống dây dẫn.
+ Chiều: Quy tắc nắm bàn tay phải. (Nêu phía trên)
+ Độ lớn:
N là số vòng dây, n là mật độ vòng dây, L là chiều dài ống dây.
Ví dụ 1: Cho một dây dẫn thẳng dài vô hạn, dòng điện chạy trong dây có cường độ I = 10 A.
Hãy xác định cảm ứng từ do dòng điện trên gây ra tại các điểm sau:
a) Điểm M nằm cách dây 5 cm.
b) Điểm N nằm cách dây 8 cm.
Ở điểm D có cảm ứng từ là 2.10-5T, thì điểm D nằm cách dây 1 đoạn bằng bao nhiêu ?
Hướng dẫn:
Độ lớn cảm ứng từ do dòng điện thẳng gây ra tại một điểm ta sử dụng công thức cảm ứng từ: . Như vậy nếu có được cường độ dòng điện và khoảng cách từ điểm đang xét tới dây dẫn chứa dòng điện là ta sẽ giải quyết được bài toán.
2) Nếu có cảm ứng từ, yêu cầu tìm khoảng cách thì từ công thức cảm ứng từ ta suy ra là xong.
Ta có:
Ví dụ 2: Một khung dây có N vòng dây như nhau hình tròn có bán kính 5cm. Cho dòng điện có cường độ I = 5 A đi qua khung dây. Hãy xác định vector cảm ứng từ tại tâm của khung dây nếu:
a) Khung dây chỉ có 1 vòng dây (N = 1)
b) Khung dây có 10 vòng (N = 10)
Hướng dẫn:
a) Khung dây chỉ có 1 vòng dây (N = 1)
Cảm ứng từ tại tâm O có:
+ Điểm đặt tại O.
+ Phương và chiều: Ta sử dụng theo quy tắc nắm bàn tay phải. Phương B1→ vuông góc với mặt phẳng khung dây và chiều hướng đi xuống (nếu dòng điện cùng chiều kim đồng hồ). (như hình vẽ).
+ Độ lớn:
b) Khung dây có 10 vòng (N = 10)
Cảm ứng từ gây ra tại tâm của khung dây gồm nhiều vòng dây có điểm đặt, phương và chiều giống cảm ứng từ của 1 vòng dây, chỉ khác nhau về độ lớn .
Độ lớn cảm ứng từ của khung dây có 10 vòng dây:
Hay B10 = NB1 = 10B1 = 2π.10-4 (T)
Ví dụ 3: Dùng một dây đồng đường kính d = 0,8 mm được sơn cách điện mỏng, quấn quanh một hình trụ có đường kính D = 2cm, chiều dài 40cm để làm một ống dây và các vòng dây quấn sát nhau. Biết điện trở suất của đồng bằng R= 1,76. Ωm. Ta phải đặt vào ống dây một hiệu điện thế U là bao nhiêu để có được cảm ứng từ bên trong ống bằng 2π.10-3 T?
Hướng dẫn:
+ Gọi N là số vòng dây ta phải quấn trên ống. Đường kính của dây quấn chính cũng chính là bề dày một vòng quấn, để quấn hết chiều dài ống dây l thì phải cần N vòng quấn nên:
+ Ta có:
+ Chiều dài mỗi vòng quấn là chiều dài chu vi đường tròn: C = 2πr = πD
+ Chiều dài của dây quấn: L = N.C = N.πD
Thay vào (*) ta có được:
+ Hiệu điện thế U ở hai đầu ống dây: U = IR = 4,4 V
Vừa rồi, chúng ta vừa cùng nhau đi qua những công thức cảm ứng từ và những ví dụ tiêu biểu thường gặp trong những bài kiểm tra và kì thi.
Theo đánh giá đây không phải là một dạng đề khó bài thi và bạn hoàn toàn có thể cầm chắc số điểm của các công thức cảm ứng từ này. Bên cạnh đó, để có thể ghi nhớ và thực hiện tốt nhất những bài thi của mình các bạn hãy luyện tập thật nhuần nhuyễn và làm thật tốc độ.
Cùng đón chờ những bài tập tiếp theo của công thức cảm ứng từ và những bài viết kiến thức mới nhé.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!