Cách thay chậu cho hoa hồng | Nông nghiệp phố

Cách thay chậu cho hoa hồng

Sau khi trồng hoa hồng một thời gian, chất lượng đất trồng, giá thể trồng trong các chậu sẽ giảm, cũng như kích thước chậu không còn phù hợp với cây hiện tại. Đây là lúc bạn cần phải thay chậu, nhằm giúp cung cấp nhiều hơn, đầy đủ hơn dinh dưỡng cho cây hoa hồng trồng chậu. Cùng Nông nghiệp phố tìm hiểu cách thay chậu cho hoa hồng nhé.

1. Lý do cần thay chậu cho hoa hồng

cach-thay-chau-cho-hoa-hong

Trồng chậu thì lượng giá thể giới hạn, chất dinh dưỡng nuôi cây cũng giới hạn, một thời gian dài bị rễ cây hút hết chất, giá thể bị cứng và biến chất. Đặc biệt, nếu chế độ bón phân nhiều phân hóa học thì chỉ trong thời gian ngắn giá thể trong chậu sẽ bị chai và rất chặt, ảnh hưởng đến việc thoát nước và không khí.

⫸ Xem thêm: Top 5 phân hữu cơ tốt nhất cho hoa hồng.

Lúc này, đất trồng của cây đã cạn kiệt dinh dưỡng, nếu chăm sóc không kỹ, nấm mốc có thể phát triển và tiềm ẩn mối nguy hiểm cho bộ rễ của cây.

Ngoài ra, không phải rễ nào cũng hút nước và dinh dưỡng cho cây, chỉ có những lông hút ở hệ thống rễ mới, rễ non mới thực hiện chức năng này, những rễ già quá dày trong chậu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ mới, làm giảm khả năng hấp thu của bộ rễ rõ rệt.

Cách kiểm tra dễ dàng là khi bổ sung phân bón định kỳ vào đất, bạn có thể thấy được các lớp rễ trắng đã ngoi lên đến gần bề mặt và hầu như không còn chỗ để bổ sung phân bón mà không gây xót rễ.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thấy rõ là trong trường hợp này mặc dù vẫn tưới nước và bón phân đầy đủ nhưng cây vẫn không phát triển mạnh, cành yếu lá vàng, không có sức sống.

Cuối cùng, cây đã lớn, lượng dinh dưỡng cần thiết vượt quá khối lượng đất hiện thời bạn đang sử dụng để cung cấp cho cây. Cây có biểu hiện cằn cỗi, lá đã quá già sau khi miệt mài đón ánh sáng, không còn bóng mượt, cành vươn dài khẳng khiu sau những đợt hoa.

2. Thời điểm thích hợp để thay chậu cho hoa hồng

cach-thay-chau-cho-hoa-hong

Thay chậu cho hoa hồng khi có khí hậu mát mẻ, không quá lạnh khiến cây trong trạng thái ngủ, có mưa vừa phải càng tốt, nhưng tuyệt đối không phải mưa ầm ào xối xả, cũng không quá nóng khiến lá non cháy xém dưới nắng.

Nên thay chậu cho hoa hồng vào mùa xuân hoặc đầu mùa mưa. Mưa xuân giúp dinh dưỡng mới được bổ sung dễ dàng tan vào trong đất, thời tiết ổn định khiến cây có thể hấp thụ dinh dưỡng được ổn định. Nhưng cũng có thể thay vào mùa khác miễn là đảm bảo các điều kiện sống của cây.

Nếu thay vào mùa đông thì cần tránh những ngày rét đậm rét hại. Những ngày có gió to, cây sẽ bị tổn thương rất mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cây.

3. Cách thay chậu cho hoa hồng

Thông thường, khi thay chậu cho hoa hồng, chậu mới cần có đường kính to hơn chậu cũ từ 4-8cm, nhằm giúp cung cấp dinh dưỡng nhiều hơn, đầy đủ cho cây.

cach-thay-chau-cho-hoa-hong

⫸ Bạn mua chậu Monrovia chính hãng TẠI ĐÂY.

Hồng sinh trưởng tốt nhất khi đất có độ pH từ 6.3-6.8. Để tiện lợi và dễ dàng, bạn có thể tham khảo công thức trộn đất và dinh dưỡng cho hoa hồng của Nông nghiệp phố.

Trộn thật đều hỗn hợp gồm đất sạch potting mix namix + mùn dừa + phân trùn quế. Ngoài hỗn hợp trên bạn có thể trộn thêm một ít chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma nhằm ngăn ngừa tốt các nấm bệnh trong đất.

⫸ Bạn mua Combo trộn đất và dinh dưỡng trồng hoa hồng TẠI ĐÂY.

Trước ngày thay chậu một hôm, cần ngừng tưới nước để đất khô ráo thì mới dễ thao tác. Tuyệt đối không được tưới nước trước khi thay đất. Bên cạnh đó, bạn cũng cần cắt tỉa nhánh, loại bỏ hết các lá vàng úa, thậm chí bạn có thể cắt bớt đi một nửa chiều cao hoa hồng để giảm mất nước.

Cách thay chậu cho hoa hồng | Nông nghiệp phố

Sau đó đặt chậu nằm nghiêng và dễ dàng lấy cây hoa hồng ra khỏi chậu cũ. Lắc phần đất thừa ra khỏi rễ và loại bỏ những rễ bị gãy. Với chậu mới, bạn lót một lớp viên đất nung vào đáy chậu nhằm tăng sự thông thoáng, chống úng giúp chậu cây thoát nước tốt hơn.

Sau đó, cho hỗn hợp đất đã trộn vào 1/3 – 1/2 chậu tùy theo kích thước của bầu cây cũ rồi đặt cây vào chậu ngay ngắn và cho phần hỗn hợp đất còn lại vào chậu sao cho mặt đất cách miệng chậu khoảng 5cm là được, xoa nhẹ đất và làm cho nó cứng lại.

Phủ thêm một lớp viên đất nung hoặc các giá thể giữ ẩm lên bề mặt, điều này giữ cho đất mát mẻ, trang trí và tránh văng dơ bẩn khi tưới. Sau đó bạn tưới đẫm nước, tưới chậm và đều toàn bộ thân, lá, đến khi thấy nước chảy ra đáy chậu thì ngưng.

Sau khi tưới đẫm nếu đất chưa khô thì tuyệt đối chưa được tưới tiếp vì lúc này rễ mới chưa nảy sinh, sức hút còn yếu nếu tưới nhiều nước đọng lại sẽ gây thối rễ. Ngoài ra, sau khi thay chậu cho hoa hồng, bạn có thể sử dụng các sản phẩm giúp kích rễ như N3M, Atonik, Root-2,…để giúp bộ rễ phát triển, nhanh chóng thích nghi với môi trường mới và hấp thu chất dinh dưỡng tốt.

Giữ cây hoa hồng ở bóng râm trong khoảng một tuần, hoặc cho đến khi bạn cảm thấy nó đã ổn định.

Với vài bước đơn giản như trên, bạn đã có thể tạo cho mình những chậu hồng thật xinh xắn mới, đảm bảo được nguồn dinh dưỡng cho cây luôn đầy đủ.

Nông Nghiệp Phố – chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.

➤ Website: https://nongnghieppho.vn/

➤ Hotline: 0865 399 986