Nguyên nhân cách phát âm l và n trong tiếng việt thường bị nhầm lẫn
Hiện nay có một số nguyên nhân khiến cho nhiều người nhầm lẫn trong cách phát âm giữa n và l. Cụ thể như:
Phát âm nhầm lẫn giữa l và n do ngọng sinh lý. Đó là do cơ quan phát âm bị lỗi như ngắn lưỡi, đầy lưới, khớp cắn ngược, răng mọc lệch có nhiều khe hở,… Tức là bộ máy cấu âm bị khiếm khuyết.
Lý do thứ hai là do thói quen, môi trường giao tiếp xã hội tạo nên. Cách phát âm l và n trong tiếng Việt bị nhầm này có thể do:
- Khi mới học phát âm, bé tiếp xúc với những người nói ngọng nên bị hình thành thói quen mà không hề biết.
- Ngoài ra, có thể do thói quen trêu đùa cố tình nói nhầm lẫn nên lâu ngày quen miệng
- Tại một số địa phương ở miền Bắc như Thái Bình, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định thì thường phát âm lẫn lộn giữa n và l.
Lý do thứ ba là việc giảng dạy tiếng Việt chưa thực sự chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng phát âm cho trẻ khi còn nhỏ. Vì vậy mà trẻ khi lớn rất khó sửa phát âm.
Cơ chế phát âm l và n trong tiếng Việt đúng chuẩn
Để có thể biết cách phát âm l và n trong tiếng Việt chuẩn, mọi người cần phải biết cơ chết phát âm của chữ n và l như thế nào. Trong đó:
Cơ chế phát âm đúng chữ n
Về cơ chế phát âm của chữ n sẽ có 4 phần cần chú ý:
- Thứ nhất là định vị phần trước lưỡi cân bẹt ra và nâng lên dính sát với hàm trên. Mép lưỡi cần bịt kín hàm răng trên để hơi không truyền ra miệng. Khi phát âm, khoang miệng hẹp, mép hơi nhành ra hai bên.
- Thứ hai là cách tạo thanh thì bạn cần thổi hơi từ cổ ra ngoài mũi. Lưu ý, khi đọc không được cho hơi qua miệng. Lúc nào luồng hơi qua mũi đã đạt sẽ làm rung không khí khoang mũi. Từ đó tạo ra âm thanh và lưỡi sẽ đột ngột bật xuống. Và khi đó luồng hơi mới thoát ra ngoài qua miệng.
- Thứ ba là khoang tạo thanh thì trong quá trình cấu âm chủ yếu sẽ tạo luồng hơi qua mũi làm rung hơi trong khoang mũi để tạo nên âm thanh. Do đó, có thể khẳng định âm “n” là âm mũi.
- Thứ tư là mức độ tham gia của dây thanh sẽ rung rất mạnh. Vì thế âm na còn được gọi là âm vang.
Cơ chế phát âm đúng chữ l
Còn đối với cơ chế phát âm chữ l thì cũng có 4 vấn đề cần lưu ý. Đó là:
- Thứ nhất, về định vị thì đầu lưỡi cần nhọn ra nâng lên đặt xát với phía sau lợi răng cửa của hàm trên. Đồng thời, mép lưỡi thõng xuống để hơi có thể thoát ra ngoài qua hai bên mép lưỡi. Và khi phát âm thì hàm dưới hơi hạ xuống để khoang miệng rộng ra sao cho đầu lưỡi nâng cao lên và miệng mở rộng.
- Thứ hai là về cách tạo âm thanh thì bạn sẽ thổi hơi từ trong cổ ra ngoài miệng. Đặc biệt, khi phát âm không cho hơi qua mũi. Lúc nào hơi đạt đủ qua miệng sẽ làm rung không khí trong khoang miệng và tạo ra âm thanh. Lúc này đầu lưỡi sẽ bật xuống dưới. Và đương nhiên, luồng hơi sẽ đẩy ra ngoài qua miệng.
- Thứ ba là về khoang tạo thanh thì trong suốt quá trình cấu âm luồng hơi sẽ qua miệng làm rung không khí trong khoang miệng và tạo nên âm thanh. Do đó, âm l là âm miệng.
- Thứ tư là về mức độ tham gia của dây thanh thì dây thanh cũng sẽ rung mạnh nên gọi là âm vang.
Hướng dẫn cách phát âm l và n trong tiếng việt đúng chuẩn
Cách phát âm l và n trong tiếng Việt chuẩn không quá khó. Các bậc phụ huynh có thể luyện tập cùng con qua những bước sau:
Bước 1: Đặt lưỡi vào đúng vị trí khi dạy trẻ phát âm chữ l, n
Đối với chữ l thì khi phát âm đầu lưỡi đặt ở chân răng hàm trên và miệng mở ra lấy hơi. Sau đó người đọc uốn đầu lưỡi cong lên rồi bật mạnh. Tiếp theo bạn sẽ từ từ hạ lưỡi xuống đến khi hơi luồn từ họng qua mép lưỡi để tạo thành âm.
Còn với chữ n bạn cũng sẽ đặt đầu lưỡi ở chân răng hàm trên vòm cứng sao cho miệng hơi mở khi nói. Tiếp theo thì lưỡi cứng lại và bật nhẹ đầu lưỡi xuống. Khi bạn thực hiện thao tác này thì luồng hơi từ họng sẽ đi qua hai lỗ mũi tạo thành âm.
Bước 2: Dạy trẻ phát âm l và n nhiều lần
Để giúp bé học cách phát âm l và n trong tiếng Việt hiệu quả thì các bậc phụ huynh cần dạy bé phát âm nhiều lần. Lúc đầu khi phát âm ban nên dạy bé phát âm với tốc độ chậm rồi tăng dần. Tiếp theo bố mẹ sẽ phát âm xen kẽ giữa l và n với nhau.
Bước 3: Luyện đọc văn bản
Khi bé học phát âm với từng từ đơn giản xong, bố mẹ nên nâng dần cấp độ bằng cách cho bé luyện đọc văn bản chứa các từ ngữ có phụ âm đầu là l và n. Đầu tiên bố mẹ sẽ cho bé đọc những đoạn văn có nguyên chữ l, nguyên chữ n. Sau đó các bậc phụ huynh cho bé đọc đoạn văn có cả chữ l và n trộn lẫn.
Bước 4: Luyện phát âm qua giao tiếp
Điều này sẽ giúp cho bé có khả năng giao tiếp hiệu quả hơn. khi bé có thể luyện được phát âm qua giao tiếp thì các lỗi bị nhầm lẫn giữa n và l sẽ giảm hẳn đi. Lưu ý, bố mẹ nên nói chậm khi gặp các từ có phụ âm l và n để giúp bé nghe rõ và ghi nhớ.
Một số biện pháp rèn luyện cách phát âm l và n trong tiếng Việt cho bé
Khi muốn giúp bé có thể rèn luyện cách phát âm l và n trong tiếng Việt hiệu quả, bố mẹ có thể áp dụng những biện pháp sau:
Tự rèn luyện phát âm phụ âm l và n
Khi muốn rèn luyện cho con cách phát âm đúng, bố mẹ cần phải phát âm chuẩn. Muốn phát âm chuẩn, bố mẹ phải hiểu rõ về cơ chế phát âm của cả âm l và n. Tiếp theo các bậc phụ huynh sẽ tập cho bé phát âm hằng ngày bằng cách đọc đi đọc lại những văn bản có nhiều 2 phụ âm này. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể áp dụng các bài tập trắc nghiệm chọn l và n với bé. Đặc biệt, trong khi bé giao tiếp với mọi người, bố mẹ nên chú ý để bé nhắc nhở bé khi bé sai.
Sửa sai lỗi phát âm phụ âm sai thông qua hoạt động chung cho trẻ làm quen với chữ cái
Với phương pháp rèn luyện thứ hai này, bố mẹ sẽ đọc mẫu từ có chữ n và l thật to để bé nghe rõ rồi nếu cách phát âm cho trẻ hiểu. Cụ thể là chữ l đọc cong lưỡi, đầu lưỡi uốn vào trong và đưa sát vào lợi phía trên. Còn chữ n đọc thẳng lưỡi và lưỡi sát với lưỡi dưới. Tiếp theo bố mẹ sẽ luyện đọc nhiều lần từng phụ âm và đọc cùng con. Khi áp dụng biện pháp này, các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số trò chơi để bé không hề cảm thấy áp lực. Cụ thể:
- Trò chơi “Ai đúng”
- Trò chơi “Tìm chữ”
Rèn trẻ phát âm thông qua các hoạt động khác
Một biện pháp nữa giúp bé học cách phát âm l và n trong tiếng Việt hiệu quả chính là rèn trẻ phát âm thông qua những hoạt động khác như:
- Hoạt động giáo dục âm nhạc với những bài hát có nhiều phụ âm l và n
- Hoạt động giáo dục văn học với những câu chuyện có nhiều phụ âm l và n
- Hoạt động thể dục vận động với những bài tập vận động hay các trò chơi có các động tác liên quan đến những chữ cái l và n như nhảy lò dò, nu na nu nống,…
Ngoài ra, trong những hoạt động khác trong cuộc sống, bố mẹ cũng có thể áp dụng cách phát âm l và n để giúp bé vừa thêm kiến thức nhận thức thế giới vừa có thể giúp bé luyện phát âm hiệu quả.
Khuyến khích trẻ tự phát hiện và sửa lỗi
Với biện pháp này, bố mẹ sẽ áp dụng khi có từ 2 – 3 trẻ chơi với nhau. Các bậc phụ huynh sẽ cho các bé cùng đọc một câu chuyện, cùng hát một bài hát hay chơi một trò chơi có liên quan đến phụ âm n và l. Trong đó, bố mẹ sẽ lưu ý các con cần phải nghe xem những bạn khác có phát âm sai hay không và yêu cầu các con sửa lại cho đúng.
Học phát âm tiếng Việt đúng chuẩn cùng Vmonkey
Để giúp các con có thể biết cách phát âm l và n trong tiếng Việt chuẩn, dễ hiểu mà không tốn nhiều thời gian, các bậc phụ huynh có thể lựa chọn bộ sản phẩm Vmonkey. Đây là bộ sản phẩm giúp bé học tiếng Việt vô cùng hiệu quả, được xây dựng theo chuẩn giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục. Tuy nhiên, những gì mà Vmonkey triển khai lại không quá rắc rối, cứng nhắc và khó hiểu. Ngược lại, sản phẩm của Vmonkey rất phù hợp với các bé. Lý do là bởi:
Vmonkey triển khai cách học phát âm qua nhiều phương pháp như học qua hình ảnh, âm thanh và trò chơi. Đây là những yếu tố phù hợp với trẻ, kích thích các bé học rất hiệu quả và có thể nhớ lâu.
Những bài học mà Vmonkey mang đến đều là sản phẩm học online nên có thể giúp bé học mọi lúc, mọi nơi chỉ với một chiếc điện thoại rất tiện lợi.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách phát âm n trong tiếng Việt giúp bé tập đọc chuẩn từng từ
Trên đây là những chia sẻ về cách phát âm l và n trong tiếng Việt sao cho hiệu quả nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các bậc phụ huynh cùng bé học phát âm ngày càng hiệu quả.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!