Phân biệt chứng minh nhân dân giả và thật như thế nào?

Chứng minh nhân dân hay còn gọi tắt là chứng minh thư hoặc giấy chứng minh là giấy tờ tùy thân, bao gồm thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của mỗi công dân. Đây là loại giấy tờ cực kỳ quan trọng với mỗi công dân, là vật bất ly thân không thể thiếu trong cuộc sống. Ngoài việc sử dụng trong quá trình đi lại, xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu thì nó còn được sử dụng trong các giao dịch cũng như là căn cứ cho các loại giầy tờ khác. Chính vì thế nên chứng minh nhân dân bị làm giả rất nhiều trên thị trường. Vậy làm thế nào để phân biệt chứng minh nhân dân giả và thật, mời quý bạn đọc cùng ACC tùm hiểu thông qua bài viết sau đây:

Photo 1 16463658632121873310910 1646367893698 16463679019641912087180 1646482710844 1646482711078232584396 0 80 450 800 Crop 1646483153453191357298

Chứng minh nhân dân giả và thật

1. Chứng minh nhân dân là gì?

Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Hiện nay đang lưu hành 2 loại chứng minh nhân dân đó là: Chứng minh nhân dân 12 số và Chứng minh nhân dân 9 số.

Bên cạnh đó bắt đầu từ ngày 01/01/2016, Luật căn cước công dân có hiệu lực, có thêm một loại giấy tờ tùy thân nữa là thẻ Căn cước công dân, có giá trị thay thể Chứng minh nhân dân, tuy nhiên những Chứng minh nhân dân được cấp trước đó vẫn sẽ còn giá trị cho đến khi hết thời hạn theo quy định.

2. Sử dụng Chứng minh nhân dân giả bị có vi phạm pháp luật?

Chứng minh nhân dân giả là những giấy tờ được làm giống như chứng minh nhân dân nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp theo đúng trình tự, thủ tục luật định.

Việc sử dụng Chứng minh nhân dân giả rất hay bắt gặp trong đời sống, thường người phạm tội rất hay sử dụng chứng minh thư giả để thực hiện hành vi lừa đảo, phạm tội của mình. Hành vi sử dụng Chứng minh nhân dân giả là một hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, mức phạt hành chính đối với hành vi sử dụng chứng minh thư giả là có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Cụ thể như sau:

“Điều 9. Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Khai man, giả mạo hồ sơ, cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp chứng minh nhân dân;

+ Làm giả chứng minh nhân dân;

+ Sử dụng chứng minh nhân dân giả.”

Bất kỳ cá nhân nào đạt độ tuổi luật định và có năng lực trách nhiệm hình sự nếu có hành vi (khách quan) sử dụng giấy tờ, tài liệu giả của cơ qua, tổ chức vào các hành vi trái với quy định của pháp luật hoặc hành vi (chủ quan) cố ý phạm tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính Nhà nước thì có thể bị phạt tiền nếu có đầy đủ các yếu tố sau để cấu thành tội phạm sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức khác theo quy định tại Điều 341 Luật Hình sự, tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức sẽ bị sử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm đối với những cá nhân có hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ hồ sơ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả để thực hiện hành vi trái pháp luật.

– Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm đối với trường hợp những cá nhân có hành vi phạm tội có tổ chức; phạm tội từ 2 lần trở lên; có hành vi tái phạm nguy hiểm; làm giả từ 2 đến 5 con dấu, tài liệu các giấy tờ, hồ sơ khác hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả khác để thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, hoặc thực hiện hàng vi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc hành vo phạm tội nghiêm trọng.

– Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm đối với những trường hợp có các cá nhân làm giả 6 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; dùng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả khác thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên hoặc có hành vi sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả khác để thực hiện hành vi tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

– Ngoài ra, các cá nhân có hành vi phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Chứng minh nhân dân là loai giấy tờ không thể thiếu vì ứng dụng của nó trong mọi mặt của cuộc sống thường ngày. Như chúng ta đã biết, Chứng minh nhân dân là giấy tờ tùy thân của mỗi công dân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm mục đích quản lý trật tự hành chính. Hiện nay, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể bị phạt 100.000.000 đồng và phạt tù đến 7 năm tùy mức độ vi phạm khi có hành vi sử dụng giấy Chứng minh nhân dân giả. Bởi hành vi sử dụng giấy Chứng minh nhân dân giả gây ảnh hưởng trực tiếp và xâm phạm đến việc quản lý trật tự hành chính và có thể cấu thành tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.

3. Phân biệt chứng minh nhân dân giả và thật

Để phân biệt chứng minh nhân dân giả và thật, ACC xin hướng dẫn quý bạn đọc bốn phương pháp sau:Một là kiểm tra thật kỹ chứng minh nhân dân được xuất trình để nhận ra điều bất thường.

Ví dụ: Xem độ cũ, mới của các loại giấy tờ, nếu giấy được cấp đã khá lâu mà các nét mực còn mới; chất liệu giấy quá dày, nặng hơn bình thường; các chi tiết in trên giấy hơi xấu, có khi sai lỗi chính tả; có dấu hiệu cố tình bôi bẩn cho khó nhận biết, các dấu mộc chìm, nổi đều có điểm sai; chữ ký không liền nét (do sử dụng máy scan);

Ngoài ra, khi tiếp nhận giấy tờ, cũng cần lưu ý một số thủ đoạn sau :

– Việc tẩy xóa trên chứng minh nhân dân (bằng hóa chất hoặc bằng cơ học): Nếu bằng cơ học thì thường “lộ” nhược điểm tại nơi tẩy xóa mất độ bóng láng cần thiết, do có nhiều vết trầy xước; giấy ở chỗ tẩy xóa sẽ mỏng hơn bình thường; nền in ở vị trí tẩy, bao gồm cả dòng kẻ, bị phá hủy; chữ viết chỗ tẩy xóa có khi bị nhòe, độ đậm, nhạt của chữ cũng khác. Nếu là tẩy bằng cơ học thì độ trơn bóng của giấy không tự nhiên, có khi nhợt nhạt, thay đổi màu sắc tại chỗ tẩy xóa; các nét chữ xung quanh vùng tẩy có thể bị mất hoặc thay đổi màu; các nét viết, in sau khi tẩy xóa thường to, đậm, nhòe; trong một số trường hợp, giấy bị co lại, mặt giấy có nhiều nếp nhăn; giấy bị xốp và giòn hơn.

– Xem xét chữ ký và con dấu: Chữ ký giả thường không tự nhiên, lưu loát, đường nét run, gãy, không có mối liên kết các nét, nét bắt đầu và nét kết thúc không sắc gọn… Đối với con dấu, nếu dấu giả khoảng cách giữa các vành thường không đều; đường nét không liên tục, tự nhiên; nét chữ không thẳng; kiểu chữ không đúng quy cách; bố cục các dòng chữ, hình vẽ không cân đối; các chi tiết như quốc huy, quốc hiệu khó thể hiện đầy đủ nên thường hay đọng mực, mờ nhòe…

Bên cạnh đó, mỗi công chức tiếp nhận hồ sơ còn phải có những kiến thức nhất định để có cơ sở nhận biết: Thời điểm cấp các loại giấy tờ, đặc điểm riêng của từng loại giấy, hình con dấu, người có thẩm quyền ký ở từng giai đoạn của một số cơ quan cấp giấy.

Hai là tăng cường “tìm hiểu” hỏi đối tượng: Nếu phát hiện có điều bất thường hoặc nghi ngờ, công chức tiếp nhận hồ sơ hỏi một số chi tiết trên giấy tờ, văn bản và một số chi tiết có liên quan, đồng thời quan sát thái độ, hành vi của đối tượng.

Ba là cần trang bị “công cụ hỗ trợ” cho công chức tiếp nhận hồ sơ chứng thực:

Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ trình độ cao như sử dụng các máy soi, kính lúp để phóng đại quan sát các chi tiết trên chứng minh nhân dân (mộc giả khi nhìn vào sẽ thấy chữ in trên mộc có những răng cưa còn thật thì không, hình quốc huy nếu giả thì rất nhạt, mất một số chi tiết còn thật thì trông rất nét) cũng mang đến một số hiệu quả nhất định trong việc phòng ngừa.

Bốn là liên hệ các cơ quan, tổ chức nơi cấp giấy tờ, văn bản để xác minh:

Khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ thì công chức tiếp nhận hồ sơ chủ động liên hệ, yêu cầu cơ quan, tổ chức nơi cấp chứng minh nhân dân hoặc cá nhân có liên quan cung cấp những thông tin cần thiết để xác minh tính hợp pháp của chứng minh nhân dân yêu cầu chứng thực.

Trên đây là bài viết cung cấp những vấn đề liên quan đến việc phân biệt chứng minh nhân dân giả và thật. Nếu quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc hay phân vân nào về vấn đề này và muốn được nhận sự tư vấn liên quan đến vấn đề thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC chúng tôi ngay để nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả, uy tín, chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất.

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn.

Liên hệ với chúng tôi:

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin