Cách pha sữa 70 độ cho bé đúng chuẩn mẹ đã biết chưa?

Nhiệt độ nước pha sữa quyết định rất nhiều đến chất lượng sữa. Nhiệt độ quá cao làm hỏng chất dinh dưỡng trong sữa, nhiệt độ thấp làm bé tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Các chuyên gia khuyên mẹ áp dụng cách pha sữa 70 độ C để bé được dùng sữa an toàn và dinh dưỡng nhất. Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cách pha sữa cho con mẹ nhé!

Cách pha sữa 70 độ C cần chú ý pha để sữa bé uống dinh dưỡng nhất
Nhiệt độ nước sử dụng ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng trong sữa.

1. Lý do một số sữa cần pha ở 70 độ C

Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến khích mẹ pha sữa cho bé với nước ấm 70 độ C, đặc biệt trong giai đoạn bé dưới 1 tuổi, khi hệ miễn dịch bé còn non yếu:

  • Khả năng diệt khuẩn: Nhiệt độ nước 70 độ C có khả năng diệt khuẩn, đặc biệt là khuẩn sakazakii gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, nhiễm trùng huyết, viêm màng não,…. Đây là vi khuẩn được tìm thấy trong một số sữa công thức do lây nhiễm trong quá trình mẹ mở nắp sử dụng hoặc do mẹ bảo quản không tốt, không đậy kín nắp sữa,….
  • Tăng hòa tan sữa: Nhiệt độ cao làm bột sữa hòa tan nhanh hơn, không để lại các bột sữa lợn cợn làm bé dễ bị sặc và khó hấp thu hoàn toàn chất dinh dưỡng.
  • Duy trì dinh dưỡng: Nước ấm 70 độ C không ảnh hưởng đến chất lượng sữa khi pha. Nước vừa mới đun sôi hay nước quá nóng trên 70 độ C sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng trong sữa, đặc biệt là các thành phần dễ biến đổi ở nhiệt độ cao như: vitamin A, vitamin C, DHA, lợi khuẩn probiotics,….
Nước 70 độ C có khả năng diệt khuẩn, bảo vệ sức khỏe con yêu.
Nước 70 độ C có khả năng diệt khuẩn, bảo vệ sức khỏe con yêu.

Mẹ lưu ý: Chỉ sử dụng sữa tối đa 2 giờ sau khi pha. Sữa sau pha để lâu dễ lên men, sinh sôi vi khuẩn gây bệnh như: vi khuẩn Crono gây tiêu chảy, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng máu,….

2. Hướng dẫn mẹ pha sữa đúng cách với nước 70 độ

Pha sữa với nước 70 độ C không khó. Để pha được sữa dinh dưỡng và an toàn nhất, mẹ đảm bảo các dụng cụ phải sạch sẽ, pha sữa đúng theo tỉ lệ của từng loại sữa. Cách pha sữa cụ thể như sau:

Bước 1: Vệ sinh thật sạch bình sữa và núm ti.

Dụng cụ pha sữa cho bé phải thật sạch mẹ nhé! Bé sơ sinh rất nhạy cảm, hệ miễn dịch non yếu. Cặn sữa, bụi bẩn hay vi khuẩn bám trên bình sữa dễ làm bé bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, mẩn ngứa dị ứng,…

Mẹ vệ sinh bình sữa với cọ rửa và nước rửa bình sữa.
Mẹ vệ sinh bình sữa với cọ rửa và nước rửa bình sữa.

Lưu ý cho mẹ: Mẹ không sử dụng nước rửa bát để rửa bình sữa cho con vì chứa chất tẩy rửa mạnh gây kích ứng. Vậy chỉ rửa bằng nước được không? Nước chỉ giúp làm sạch bẩn nhưng không diệt khuẩn và mùi hôi thôi mẹ ạ. Chuyên gia khuyên mẹ dùng nước rửa bình sữa chuyên dụng có thành phần kháng khuẩn để sạch bẩn và sạch khuẩn, tránh các bệnh về đường tiêu hoá cho con. Mẹ ưu tiên loại có thành phần thiên nhiên như: Ngô, rượu dừa,… để lành tính nhất mẹ nhé.

Ngoài ra, mẹ kết hợp sử dụng cọ rửa bình sữa để tiết kiệm thời gian, làm sạch bình tối đa tại mọi ngóc ngách mà không làm xước thành bình, không để vi khuẩn có cơ hội phát triển.

Mamamy hiện đang có những ưu đãi giảm tới 50%, số lượng có hạn trên website, nhanh tay đặt hàng TẠI ĐÂY mẹ ơi!

[Mua 2 tặng 1] Combo 1 Chai + 1 Túi Nước rửa bình sữa và làm sạch rau quả Mamamy 600ml Tặng kèm 1 túi bổ sung cùng loại

Bước 2: Vệ sinh tay mẹ bằng xà phòng và chọn pha sữa ở nơi sạch sẽ.

Mẹ vệ sinh tay và chọn nơi pha sữa sạch sẽ để bụi bẩn, vi khuẩn gây bệnh từ tay mẹ hoặc từ môi trường xung quanh không lây nhiễm sang sữa.

Chú ý lau khô tay trước khi pha sữa, tránh nhiễm ẩm vào sữa bột của con. Bột sữa ẩm dễ vón cục, lên men, sinh nấm mốc, gây hại đến sức khỏe của bé.

Mẹ rửa và lau khô tay thật sạch trước khi pha sữa cho con
Mẹ rửa và lau khô tay thật sạch trước khi pha sữa cho con

Bước 3: Đọc kỹ hướng dẫn pha sữa trên bao bì sản phẩm.

Mỗi sản phẩm có liều lượng cụ thể cho từng giai đoạn phát triển của bé. Mẹ pha đúng sữa theo tỉ lệ nhà sản xuất in trên bao bì.

Nếu pha sữa quá loãng, sữa sau pha không đủ dinh dưỡng cho bé, bé nhanh no nước, không ăn đủ sữa, dễ suy dinh dưỡng, thiếu chất. Ngược lại, nếu mẹ pha sữa quá đặc, bé bị “quá tải”, không hấp thu được dinh dưỡng, bé thiếu nước, dễ gây táo bón. Ngoài ra, sữa đặc có vị béo, dễ ngán. Bé ăn không ngon miệng sẽ biếng ăn, lười ăn và sợ ăn đấy mẹ ạ!

Mẹ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và pha sữa theo đúng tỉ lệ.
Mẹ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và pha sữa theo đúng tỉ lệ.

Bước 4: Chuẩn bị nước 70 độ.

Nước dùng pha sữa cần được đun sôi để khử trùng, diệt toàn bộ vi khuẩn, virus trong nước. Mẹ chuẩn nước 70 độ theo hai cách:

  • Mẹ dùng nước sạch, đun sôi nước; sau đó để nguội đến 70 độ C. Kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế.
  • Pha nước mới đun sôi và nước đun sôi để nguội theo tỉ lệ 2 nước sôi: 1 nước nguội. Cách này giúp mẹ không phải chờ đợi lâu nhưng lưu ý phải chuẩn bị nước nguội trước và bảo quản sạch trong bình thủy tinh kín nắp, tránh vi khuẩn sinh sôi trở lại.

Mẹo cho mẹ: Mỗi lần pha sữa, mẹ có thể đun nước nhiều hơn một chút, một phần mẹ để pha sữa, một phần mẹ để nguội và dùng pha sữa lần sau cho bé. Chỉ dùng nước trong 24 giờ sau đun để pha sữa cho bé thôi mẹ nhé!

Đun sôi nước trước khi pha sữa giúp khử trùng, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh
Đun sôi nước trước khi pha sữa giúp khử trùng, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh

Bước 5: Tiến hành pha sữa

Mẹ pha sữa theo đúng tỉ lệ bột sữa và nước như trên hướng dẫn sử dụng. Bột sữa mẹ cho hết vào bình. Nước pha sữa chia thành 2 phần:

  • Ban đầu, mẹ thêm vào bình 2/ 3 lượng nước cần dùng, đậy lắp và lắc đều. Cách này giữ bình sữa không quá đầy; nước và bột sữa có không gian di chuyển sẽ hòa tan nhanh hơn.
  • Sau khoảng 20 – 30 giây, khi không còn thấy bột trắng lơ lửng trong bình sữa, mẹ thêm ⅓ lượng nước còn lại, lắc thêm khoảng 10 – 20 giây để pha được bình sữa đúng tỉ lệ cho bé.
Mẹ hòa tan bột sữa trước với 2/3 lượng sữa cần dùng.
Mẹ hòa tan bột sữa trước với 2/3 lượng sữa cần dùng.

Bước 6: Làm mát bình sữa.

Mẹ không cho bé ăn sữa ngay sau khi pha. Sữa lúc này quá nóng, dễ khiến bé bị bỏng. Nhiệt độ sữa phù hợp với bé là 36 – 37 độ C, ngang với thân nhiệt 36,5 của trẻ. Không cho bé uống sữa nguội dưới 30 độ C, dễ làm bé bị lạnh bụng, khó tiêu.

Mẹ kiểm tra nhiệt độ sữa bằng nhiệt kế hoặc nhỏ 1 – 2 giọt sữa ra cổ tay. Nếu mẹ thấy ấm, không bỏng rát, không gây đỏ da; mẹ yên tâm dùng sữa cho con mẹ nhé!

Nhỏ 1-2 giọt sữa ra tay để kiểm tra nhiệt độ của sữa
Nhỏ 1-2 giọt sữa ra tay để kiểm tra nhiệt độ của sữa

3. Cách xử lý nhiệt độ sữa sau pha

Sữa cho bé ăn ở nhiệt độ 36 – 37 độ C là phù hợp nhất. Nếu sữa bé quá lạnh, hoặc quá nóng, mẹ xử lý bằng cách sau:

Trường hợp 1 – sữa quá nguội: Khi mẹ đo nhiệt độ sữa dưới 35 độ C hoặc khi thử sữa trên tay thấy lạnh, mẹ dùng máy hâm sữa làm ấm sữa cho con:

  • Đổ nước vào máy hâm sữa cách miệng máy 3 – 6cm, đảm bảo nước trong máy hâm sữa cao hơn sữa trong bình.
  • Bật máy, chọn chế độ hâm sữa ở nhiệt độ 37 độ C.
  • Đặt bình sữa vào máy và đợi khoảng 4 – 10 phút. Máy sẽ tự ngắt khi nhiệt độ sữa đạt yêu cầu.

Nếu mẹ không có sẵn máy hâm sữa, mẹ ngâm bình sữa vào nước ấm 40 – 50 độ C, kiểm tra lại nhiệt độ mỗi 1 – 2 phút đến khi sữa đủ ấm.

Làm ấm sữa với máy hâm sữa chuyên dụng mang lại sự tiện lợi cho mẹ
Làm ấm sữa với máy hâm sữa chuyên dụng mang lại sự tiện lợi cho mẹ

Trường hợp 2 – sữa quá nóng: Sau khi pha sữa, nếu sữa quá nóng trên 40 độ C mà mẹ cần dùng sữa cho bé ngay, mẹ làm nguội sữa nhanh bằng cách đặt bình sữa dưới vòi nước chảy hoặc ngâm bình sữa vào bát nước mát 25 độ C. Kiểm tra nhiệt độ sữa trong khoảng 30 giây – 2 phút một lần, không để sữa quá nguội, mẹ lại phải hâm nóng sữa mẹ nhé!

Ngâm bình sữa trong nước mát giúp sữa nguội nhanh hơn.
Ngâm bình sữa trong nước mát giúp sữa nguội nhanh hơn.

4. Những lưu ý mẹ cần biết khi pha sữa cho con

Một số lưu ý khi mẹ pha sữa 70 độ cho bé như sau:

  • Ưu tiên dùng nhiệt kế hồng ngoại. So với nhiệt kế thủy ngân hay nhiệt kế điện tử, nhiệt kế hồng ngoại giúp mẹ đo nhiệt độ sữa chính xác và nhanh nhất, chỉ mất khoảng 3 giây.
  • Nhiệt độ nước pha sữa chênh lệch 5 độ C (từ 65 – 75 độ C) vẫn đảm bảo an toàn và dinh dưỡng cho bé.
  • Không dùng nước khoáng, nước rau luộc hay nước hoa quả để pha sữa cho bé. Thành phần trong loại nước này dễ phản ứng với các kháng thể, vitamin và khoáng chất trong sữa, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây nguy hiểm cho bé.
  • Không dùng lò vi sóng để hâm sữa. Lò vi sóng gây nhiệt độ cao nhưng không đều, tác động nhiệt mạnh lên sữa cạnh thành bình, làm mất vitamin và dinh dưỡng trong sữa.
  • Chọn bình thủy tinh không bám cặn, không chì, không giải phóng BPA, để không lây nhiễm vi khuẩn hay chất độc hại sang sữa, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Mẹ chọn bình thủy tinh an toàn, không BPA, không bám cạn để bảo vệ sức khỏe của con.
Mẹ chọn bình thủy tinh an toàn, không BPA, không bám cạn để bảo vệ sức khỏe của con.

Bình sữa thủy tinh chống sặc và đầy hơi Mamamy sẽ thỏa mãn sự mong muốn đó bằng chất liệu thủy tinh (từ cát tự nhiên) cùng công năng chống sặc và đầy hơi siêu dài của núm ti. Con sẽ luôn an toàn để mẹ yên tâm.

GIẢM NGAY 20% Combo Bình sữa thủy tinh cổ rộng và Hộp núm ti chống sặc, đầy hơi cho bé Mamamy Xanh/Hồng 240ml

Hy vọng với bài viết trên, mẹ đã nắm rõ được cách pha sữa 70 độ cho bé yêu nhà mình. Nhiệt độ nước có thể chênh lệch một chút, từ 65 – 70 độ C vẫn mang lại hiệu quả dinh dưỡng và đảm bảo an toàn cho con mẹ nhé!

Nếu còn bước nào băn khoăn hay khó thực hiện; mẹ để lại bình luận bên dưới để Góc của mẹ giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất!