Lẩu nấm là một trong những loại lẩu chay được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị tuyệt vời khó quên. Cùng HITA khám phá các cách nấu lẩu nấm chay dưới đây bạn nhé:
Bật mí cách nấu lẩu nấm chay ngon thanh đạm cho mọi gia đình
Để nấu được nồi lẩu nấm chay đúng vị thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, bao gồm:
- Một số loại nấm: nấm kim châm, nấm đông cô, nấm đùi gà, nấm rơm, nấm linh chi, nấm bào ngư…
- Súp lơ, khoai môn, ngô, cà rốt
- Tàu hũ ki, mía lau, hành chay poa – rô
- Bột nêm, muối, dầu ăn, nước tương, đường
Cách nấu lẩu nấm chay ngon phải được thực hiện qua các bước cụ thể như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị rau củ
Bạn rửa sạch tất cả rau củ, để vào rổ cho ráo nước. Sau đó thái súp lơ, tàu hũ ki, cà rốt, khoai môn thành những khúc nhỏ vừa ăn.
Đối với mía lau, ngô thì bạn chẻ đôi và cho vào nước ninh khoảng 30 – 40 phút để lấy vị ngọt. Nước này chính là để dùng thay nước lẩu xương gà hay xương ống ở loại lẩu thông thường.
- Bước 2: Chuẩn bị nấm
Nấm là nguyên liệu chính cho món lẩu nấm chay nên bạn cần sơ chế hết sức cẩn thận. Bạn bỏ gốc, rửa sạch nấm với nước muối hoặc nước vo gạo để loại bỏ bụi và các vi khuẩn bám dính trên thân nấm.
Đối với những cây nấm quá dài hoặc quá to thì bạn nên cắt nhỏ, chẻ ra để thuận tiện khi thưởng thức.
- Bước 3: Chuẩn bị hành poa-rô
Bạn lấy hành poa rô băm nhỏ, phi với dầu ăn cho thơm
- Bước 4: Hoàn thành nồi nước lẩu
Bạn nêm nếm gia vị vào nồi lẩu sao cho vừa miệng. Nhúng các nguyên liệu vào là bạn có thể thưởng thức món lẩu nấm chay đúng điệu, kích thích mọi giác quan.
Món lẩu này thanh đạm, không gây cảm giác ngấy cho người ăn. Bạn có thể ăn kèm lẩu nấm chay với mì sợi, bún để no bụng hơn nhé.
Mẹo nấu lẩu nấm chay ngon ăn một lần không quên
-
Nguyên liệu cần có cho món lẩu chay ngon
+ Nấm đùi gà: 100 g
+ Nấm kim châm: 100 g
+ Nấm rơm: 100 g
+ Nấm linh chi: 100 g
+ Nấm đông cô: 100 g
+ Đậu phụ: 4 miếng
+ Rau ăn lẩu: cải bẹ trắng, cải cúc, cải thảo, bó xôi
+ Mì: 4 vắt
+ Su hào: 1 củ – Su su: 1 củ – Cà rốt: 1 củ – Củ cải: 1 củ – Hành tây: 1 củ
+ Gia vị: hạt nêm chay
-
Cách nấu lẩu nấm chay
– Nấu nước dùng: Su hào, su su, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc lớn. Hành tây bóc vỏ, bổ làm 4 (chỉ bổ đến 2/3 củ theo hướng từ cuống tới gần phần rễ để khi hầm nhừ vớt ra cho dễ). Đặt nồi nước lên bếp, đun sôi. Khi nước sôi cho su hào, su su, cà rốt, củ cải, hành tây vào, đun nhỏ lửa khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ để chất ngọt thấm ra nước.
– Khi củ nhừ và ra hết nước ngọt thì vớt bỏ các loại củ, trút nước dùng sang nồi lẩu. Nêm một chút hạt nêm cho vị đậm đà.<br> – Nấm đùi gà rửa sạch cắt lát mỏng. Các loại nấm còn lại rửa sạch, để ráo nước.
– Rau ăn lẩu nhặt rửa sạch, cắt khúc, để riêng từng loại.
– Đậu hũ non cắt thành từng miếng vừa ăn.
– Dọn lẩu cùng với rau, mì, nấm…
Thử tưởng tượng cảnh ngồi bên nồi lẩu nấm chay bốt mùi nghi ngút, từng ngụp nước dùng lẩu ngọt lịm và nấm đùi gà, nấm kim chi…. quá tuyệt vời đúng không cả nhà! Vậy hãy học cách nấu lẩu nấm chay ngon mà đơn giản này nhé.
Một số cách nấu lẩu nấm chay cực đơn giản
Thay vì bữa cơm gia đình, bạn hãy tự tay làm món lẩu chay thơm ngon để đổi vị cho cả nhà trong ngày rằm. Món ăn dễ chế biến, hương vị vừa thanh mát, vừa thơm ngon lại không mang đến cảm giác ngấy.
Cách nấu lẩu nấm chay 1: Lẩu nấm chay thập cẩm
-
Nguyên liệu lẩu nấm chay thập cẩm:
– 1 bó rau mồng tơi, 1 củ cà rốt. 2 bìa đậu phụ non.
– Nấm đùi gà, nấm kim châm, nấm bào ngư, nấm rơm mỗi loại 100g.
– Củ cải mặn, su hào, su su để nấu nước dùng. Muối, đường.
-
Cách chế biến lẩu nấm chay thập cẩm:
– Nấm kim châm, nấm rơm, nấm bào như cắt bỏ gốc, rửa sạch nhiều lần với nước. Nấm đùi gà thái thành từng lát mỏng vừa ăn. Rau mồng tơi rửa sạch và để ráo nước.
– Các loại củ gọt vỏ, thái khúc vừa ăn, rửa sạch. Đặt nồi lên bếp, làm nóng với một ít dầu thực vật, cho cà chua bằm vào để có màu đỏ đẹp mắt, sau đó cho nước lạnh vào đun sôi.
– Cho các loại củ vào và đun nhỏ lửa để lấy nước dùng. Vớt bỏ các loại củ, chắt nước dùng qua một nồi khác rồi đun sôi, cho vào ít nấm rơm.
– Đậu hủ non thái hình quân cờ cho vào nồi nước dùng. Nêm lại tí gia vị cho vừa ăn
– Khi ăn, cho các loại rau, nấm vào và ăn kèm với bún tươi hoặc mì chay tùy thích.
Cách nấu lẩu nấm chay 2: Lẩu nấm chay cho rằm tháng giêng
Cả dịp Tết, gia đình nhiều chị em “ngập” trong các món ăn thịt, cá nhiều đạm và dầu mỡ. Chính vì vậy, khi ra tết phần đông chuyển sang ăn các đồ ăn chay để đổi món.
Hơn nữa, sắp đến rằm tháng giêng, rằm đầu tiên trong năm (hay còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu) cho nên không khí ăn chay ngày càng trở nên sôi nổi hơn. Ăn chay không phải là mê tín, mà hầu hết mọi người đều cho rằng, ăn chay để tịnh tâm.
Lẩu nấm chay bao gồm các loại nấm tươi ngon, các loại củ quả… nói chung không hề gây ngán chút nào.
-
Nguyên liệu: (cho 4 người ăn)
– 100g cho mỗi loại nấm: đùi gà, kim châm, rơm, linh chi, đông cô
– 100g cho mỗi loại rau: cải bẹ trắng, cải cúc (tần ô), cải thảo, bó xôi
– 2 miếng đậu hũ non (khoảng 200g)
– 5 vắt mì (khoảng 200g)
– 1 cây chả chay (khoảng 150g)
– Rau củ nấu nước dùng: 1 củ su hào, 1 quả su su, 1 củ cà rốt, 1 củ cải mặn.
– Gia vị: muối, đường
-
Cách làm:
– Su hào, su su, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc lớn. Củ cải mặn xả qua nước lạnh, cắt khúc.
– Đặt nồi nước lên bếp, đợi nước sôi, cho xu hào, su su, cà rốt, củ cải mặn vào, đun nhỏ lửa khoảng 30 phút để chất ngọt thấm ra nước. Chỉ nêm thêm muối cho vừa miệng ăn.
– Nấm đùi gà rửa sạch cắt lát mỏng. Các loại nấm còn lại rửa sạch, ngâm tất cả với nước vo gạo khoảng 15 phút, sau đó xả lại với nước lọc cho sạch, để ráo nước. Rau rửa sạch, cắt khúc, để riêng từng loại.
– Đậu hũ non, chả chay cắt miếng mỏng.
– Vớt bỏ các loại củ trong nước dùng, trút nước dùng sang nồi lẩu, thả vào ít búp nấm rơm (cắt làm hai) cho đẹp.
Khi dùng dọn kèm với các loại nấm, rau, đậu hũ, chả chay và mì.
Thưởng thức món lẩu nấm chay nóng hổi cùng cả nhà đem lại thật ấm cúng và thi vị.
Cách nấu lẩu nấm chay 3: Lẩu nấm chay ngon thanh đạm
Nguyên liệu cho món lẩu nấm chay gồm có:
- Các loại nấm khác nhau: nấm đông cô, nấm đùi gà, nấm linh chi, nấm rơm, nấm bào ngư, nấm chim châm… tùy theo ý thích
- Khoai môn, súp lơ, cà rốt, bắp
- Mía lau, tàu hũ ki
- Hành chay poa-rô
- Dầu ăn, đường, muối, bột ngọt, nước tương
Cách nấu lẩu nấm chay ngon như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị rau củ
Đầu tiên ta rửa sạch tất cả rau củ.
Các loại cà rốt, súp lơ, khoai môn, tàu hủ ki đem cắt miếng vừa ăn
Bắp, mía lau chúng ta chẻ đôi rồi cho vào nồi nước ninh lên cho ra hết chất ngọt trong hai nguyên liệu. Bước này thay thế bước hầm xương lấy nước dùng như trong cách chế biến các loại lẩu khác.
- Bước 2: Chuẩn bị nấm
Nấm bỏ gốc, rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng để bụi bẩn ra cho hết. Bạn cũng có thể thay bằng nước pha bột năng hay nước vo gạo đều được nhé. Ngâm trong khoảng 15 phút thì vớt nấm ra, cắt miếng vừa ăn.
- Bước 3: Chuẩn bị hành poa-rô, khoai môn
Lấy một ít hành poa-rô cắt khoanh xéo lát dùng sau. Phần còn lại đem băm nhỏ, phi lên cho thơm.
Mách nhỏ là ở bước này bạn có thể cho khoai môn vào dầu ăn chiên sơ qua một lượt. Khi ăn khoai sẽ dai và còn thơm hơn nữa.
- Bước 4: Hoàn thành nồi nước lẩu
Nồi nước lúc nãy bạn đun đến khi bắp và mía sắp rục thì vớt chúng ra. Thêm cà rốt, khoai môn đã chuẩn bị vào. Nêm muối, đường, nước tương, bột ngọt sao cho vừa miệng. Sau cùng cho súp lơ và hành poa-rô thái miếng.
Bây giờ chỉ cần bày biện lên bàn ăn nữa là món ăn đã sẵn sàng để mọi người được thưởng thức. Khi ăn, các bạn từ từ cho thêm nấm và tàu hũ ki vào nhé! Đừng cho sớm và hết một lượt, các nguyên liệu này sẽ dễ bị dai, kém ngon.
10 lý do nên ăn nấm thường xuyên
1. Hạ Cholesterol:
Nấm cung cấp cho bạn các protein nạc cần thiết, chúng không có cholesterol xấu hoặc chất béo và có carbohydrate rất thấp. Chất xơ và một số enzim trong chúng cũng giúp làm giảm mức cholesterol. Hơn nữa, hàm lượng protein nạc cao trong chúng giúp đốt cháy cholesterol khi chúng được tiêu hóa. Cân bằng lượng cholesterol giữa cholesterol LDL và HDL là rất cần thiết để ngăn ngừa các bệnh tim mạch khác nhau như xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ.
2. Thiếu máu:
Bệnh nhân thiếu máu phần lớn do thiếu sắt trong máu, dẫn đến mệt mỏi, nhức đầu, giảm chức năng thần kinh và các vấn đề về tiêu hóa. Nấm là một nguồn sắt tốt và hơn 90% giá trị dinh dưỡng có thể hấp thu được bởi cơ thể, nó kích thích sự hình thành các tế bào hồng cầu và giữ cho con người khỏe mạnh
3. Ngăn ngừa ung thư:
Nấm rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư vú và tuyến tiền liệt do sự hiện diện đáng kể của Beta-Glucans và liên kết Linoleic Acid, cả hai đều có tác dụng chống lại ung thư. Axit linoleic trong nấm đặc biệt hữu ích trong việc ngăn chặn các tác hại của estrogen dư thừa. Sự gia tăng estrogen này là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư vú ở phụ nữ sau mãn kinh. Mặt khác, Beta Glucans ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư trong các trường hợp ung thư tuyến tiền liệt và rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra đặc tính chống ung thư của nấm.
4. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường:
Nấm rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Chúng không có chất béo, không có cholesterol, lượng carbohydrate rất thấp, hàm lượng protein cao, giàu có của vitamin và khoáng chất. Chúng cũng chứa rất nhiều nước và chất xơ. Hơn nữa, nấm chứa insulin tự nhiên và các enzyme giúp phân hủy đường hoặc tinh bột trong thực phẩm. Bệnh tiểu đường thường bị nhiễm trùng, đặc biệt là ở chi, thuốc kháng sinh tự nhiên trong nấm có thể giúp bảo vệ người bị tiểu đường khỏi những tình trạng đau đớn và nguy hiểm đến tính mạng.
5. Cải thiện Sức khỏe xương:
Nấm là một nguồn canxi dồi dào, là một chất dinh dưỡng thiết yếu trong việc hình thành và bảo vệ xương chắc khoẻ. Sự cung cấp canxi ổn định trong chế độ ăn có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh loãng xương và cũng có thể làm giảm đau khớp và sự thiếu hụt có liên quan đến loãng xương.
6. Giúp hấp thụ chất dinh dưỡng:
Vitamin D là một loại vitamin hiếm gặp trong rau và trên thực tế chúng phổ biến. Tuy nhiên, nấm có nhiều vitamin cần thiết này có thể tạo điều kiện cho sự hấp thụ và sự trao đổi chất của canxi và phốt pho. Canxi và phốt pho cũng có trong nấm, vì vậy nấm rất tốt để ăn bất cứ khi nào có thể.
7. Tăng cường hệ thống miễn dịch:
Ergothioneine là chất chống oxy hoá mạnh mẽ có trong nấm, rất hiệu quả trong việc bảo vệ chống lại các gốc tự do cũng như tăng cường hệ miễn dịch. Nó thực sự là một axit amin có chứa lưu huỳnh và là chất chống oxy hóa có thể làm tăng đáng kể sức khỏe hệ thống miễn dịch của bạn. Ergothioneine giúp loại bỏ các gốc tự do – một hợp chất nguy hiểm được giải phóng trong quá trình trao đổi chất của tế bào và gây ra nhiều bệnh tật.
8. Hạ huyết áp:
Các nghiên cứu cho thấy nấm có hàm lượng kali cao. Kali hoạt động như một chất làm giãn mạch, thư giãn mạch máu và làm giảm huyết áp. Huyết áp cao có thể gây ra các cơn đau tim và đột quỵ. Kali cũng làm tăng khả năng nhận thức, bởi vì tăng lưu lượng máu và oxy vào não sẽ kích thích hoạt động thần kinh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng mức độ kali sẽ cải thiện trí nhớ.
9. Tăng sự hấp thụ sắt:
Đồng là khoáng chất được tìm thấy trong nấm. Đồng có thể điều chỉnh và kích thích sự hấp thu sắt từ thực phẩm và sử dụng nó một cách hợp lý. Nấm cũng có hàm lượng sắt cao, vì vậy cả hai kết hợp với nhau sẽ giúp xương khỏe mạnh và ngăn ngừa thiếu máu.
10. Giảm cân:
Chế độ ăn kiêng protein nạc là lý tưởng để giảm béo và xây dựng khối cơ. Hầu hết các chất béo đều bị đốt cháy để tiêu hóa protein trong thực phẩm của chúng ta. Vì vậy khi protein đi cùng với lượng carbohydrate thấp, không có chất béo hoặc cholesterol và có một lượng chất xơ lớn chính là sự kết hợp rất tốt trong việc giảm cân! Một số nhà nghiên cứu nói rằng nấm là một trong những loại thực phẩm hiếm có mà mọi người có thể ăn càng nhiều càng tốt, không có tác dụng phụ.
Nhà hàng chay HITA – HITA Vegan Restaurant.
Ăn chay chính là phương thức tiêu thụ hợp lý và giàu tình thương nhất.
Các tìm kiếm liên quan đến cách nấu lẩu nấm chay
- cách nấu lẩu nấm chay thập cẩm
- cách nấu lẩu chay chua ngọt
- quán lẩu nấm chay
- cách nấu lẩu thái chay thập cẩm
- cách nấu lẩu chao chay
- cách nấu lẩu nấm chua cay
- cách nấu lẩu nấm thiên nhiên
- cách nấu lẩu dê chay
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!