Hướng dẫn thủ tục lấy xe bị tai nạn

Phương tiện di chuyển của bạn bị sở công an tạm giữ. Bạn muốn lấy xe bị tai nạn nhưng thủ tục như thế nào thì hãy theo dõi hết bài viết sau đây nhé.

Một số trường hợp tai nạn giao thông xảy ra giữa hai bên, công an tạm giữ cả hai phương tiện để điều tra. Bạn là người bị tai nạn, hiện tại bạn muốn lấy xe nhưng chưa hiểu rõ quy trình lấy xe bị tai nạn. Bách hóa XANH hướng dẫn thủ tục lấy xe bị tai nạn mà bạn cần biết.

1Tại sao xe bị tai nạn nhưng phải bị tạm giam?

Tại khoản 1 Điều 10 Quyết định 18/2007/QĐ-BCA(C11) về Quy trình điều tra giải quyết tai nạn giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Công An ban hành:

a) Khi vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra, các phương tiện giao thông có liên quan đều phải được tạm giữ để phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra giải quyết (trừ các phương tiện giao thông ưu tiên theo quy định). Việc tạm giữ phương tiện giao thông phải được lập biên bản, ghi rõ tình trạng phương tiện bị tạm giữ.

b) Trường hợp vụ tai nạn giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm thì đơn vị Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện có trách nhiệm bàn giao phương tiện bị tạm giữ cùng với hồ sơ vụ án cho đơn vị điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền.

Xe bị tai nạn vẫn bị tạm giam để hỗ trợ công tác điều tra

c) Trường hợp tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì phương tiện giao thông bị tạm giữ được xử lý như sau:

Chú ý: Khi tạm giữ và trả phương tiện phải có quyết định và biên bản theo quy định của pháp luật.

Vì vậy khi xảy ra tại nạn thì bên có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện của bên theo mục a của điều 10 như trên với mục đích điều tra, khám nghiệm xem ai là người gây tai nạn và ai là người bị hại, từ đó kết luận, xét xử, bồi thường.

2Vậy thủ tục lấy xe bị tai nạn ra sao?

Căn cứ theo quy định tại điều 9 Thông tư 47/2014/TT-BCA như sau:

Điều 9. Trình tự, thủ tục trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ

1. Việc trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải có quyết định trả lại bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.

2. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện tiến hành các thủ tục sau:

a) Kiểm tra quyết định trả lại; Kiểm tra Chứng minh nhân dân và giấy tờ khác có liên quan của người đến nhận.

Việc trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải có quyết định trả lại bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.Việc trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải có quyết định trả lại bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.

Người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người vi phạm có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nếu những người nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Mang giấy chứng minh bản thân đến cơ quan tạm giữ xe để lấy lại xeMang giấy chứng minh bản thân đến cơ quan tạm giữ xe để lấy lại xe

b) Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý.

c) Lập biên bản trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.

Theo quy định trên của bộ công an thì bạn mang chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ khác chứng minh nhân thân ví dụ như xác nhận từ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú; thẻ đảng viên đến cơ quan nào ra quyết định tạm giữ phương tiện thì bạn ra cơ quan đó để nhận lại xe là được.

Phía trên là thủ tục lấy xe bị tai nạn, mong rằng chia sẻ trên giúp bạn hiểu thêm về các quy định cũng như bảo vệ được tài sản cá nhân.

Mua nước ngọt các loại tại Bách hóa XANH:

Mua khẩu trang để bảo vệ sức khỏe khi làm thủ tục lấy xe tại Bách hóa XANH:

Bách hóa XANH