Các đoạn hội thoại tiếng Anh là một phần không hề đơn giản với các thí sinh trong đề thi TOEIC. Bởi vì bài hội thoại khá dài và cuộc nói chuyện có đến 2 nhân vật nên người thi thường khó có thể bắt kịp tốc độ để hiểu nội dung cuộc trao đổi.
Theo format đề thi TOEIC mới, part 3 còn khó nhằn gấp bội khi số lượng câu hỏi tăng lên và nội dung cũng khó hơn. Bài viết này sẽ giúp bạn bỏ túi một số mẹo thi TOEIC part 3 Listening để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi luyện đề thi TOEIC part 4.
Xem ngay xếp hạng trung tâmluyện thi TOEIC tốt nhất Việt Nam
Khám phá TOEIC Listening part 3
1. Cấu trúc bài thi TOEIC part 3
Khi luyện thi TOEIC part 3, thí sinh sẽ được nghe 13 đoạn hội thoại không in trong đề thi. Mỗi đoạn có 03 câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu hỏi sẽ có 4 đáp án lựa chọn và nhiệm vụ của thí sinh là chọn đáp án đúng nhất.
Phần 3 được đánh giá là khó khăn với những thay đổi cụ thể như sau theo cấu trúc đề thi TOEIC mới được áp dụng từ ngày 01/06/2019:
- Tăng 9 câu (từ 30 lên 39 câu).
- Xuất hiện vài cuộc hội thoại không chỉ có 2 người mà có tới 3 người nói (1 nam & 2 nữ hoặc 2 nam & 1 nữ).
- Sẽ có nhiều cụm từ được rút gọn để phù hợp khi trò chuyện. Ví dụ: going to ⇒ gonna hay want to ⇒ wanna.
- Người thi phải kết hợp những gì nghe được trong bài với biểu đồ, bảng biểu cho sẵn để trả lời câu hỏi.
- Ngày càng có nhiều câu hỏi buộc người thi phải hiểu mạch diễn đạt và toàn bộ bài đối thoại để đoán ý người nói, chỉ nghe được những từ hoặc cụm từ riêng lẻ là không đủ. Bởi vì đáp án sai cũng có những từ hoặc cụm từ thí sinh đã nghe trong bài đối thoại.
Trong đề thi TOEIC mới, thí sinh cần kết hợp những gì nghe được với biểu đồ để chọn đáp án đúng (Nguồn: TOEIC Academy)
2. Những chủ đề thường xuất hiện và các dạng câu hỏi thường gặp
Part 3 thường xuất hiện một số chủ đề thông dụng sau:
- Thông tin trong văn phòng (thời gian, cuộc họp, tài liệu, thiết bị, lịch hẹn).
- Thông tin về cá nhân (tăng lương, thăng chức, các công việc đang làm).
- Du lịch (chuyến công tác, giá cả, thời gian).
- Restaurants (nhà hàng), real estate (bất động sản), and retail (bán lẻ).
- Free-time activities (những hoạt động trong thời gian rảnh rỗi).
Tuy nhiên, đôi khi các chủ đề cũng cũng được kết hợp linh hoạt với nhau để tạo sự đa dạng cho bài hội thoại.
Các đoạn hội thoại tiếng Anh trong phần 3 bao giờ cũng gồm 3 nội dung: tình huống chung chung của cuộc trò chuyện, các chi tiết cụ thể trong đoạn hội thoại, người nói chuyện sẽ làm gì tiếp theo.
Vì thế, trong mỗi đoạn sẽ có 3 câu hỏi nhỏ tuân theo trình tự nghe, tương đương với các nội dung:
- Câu hỏi thông tin khái quát (chủ đề và địa điểm nói chuyện, người nói là ai…).
- Câu hỏi các chi tiết cụ thể (mục đích, nguyên nhân, các vấn đề xảy ra…).
- Câu hỏi suy luận.
Các câu hỏi về chi tiết thường chỉ yêu cầu bạn lắng nghe 1 chi tiết nhỏ trong bài (Nguồn: Gia sư TOEIC)
4 mẹo luyện thi TOEIC part 3 hiệu quả
1. Theo dõi nội dung cuộc nói chuyện theo từng nhân vật nam và nữ
Cuộc đối thoại có 2-3 người nói, nên bạn cần nhớ thông tin liên quan đến từng người. Một cách để giúp bạn dễ nhớ ý hơn là tự hỏi mình: người đàn ông hay phụ nữ đang ở vai trò nào, người hỏi hay người đáp, nếu hỏi thì hỏi gì, đáp thì có thêm ý kiến gì không.
Ví dụ: Khi nghe được câu hỏi “What does John advise?” (John khuyên điều gì?), nếu bạn phân biệt được đâu là John sẽ khiến cho câu hỏi trở nên dễ phân biệt và chọn đáp án hơn.
Nếu không xác định được vai trò của từng người trong hội thoại ấy, bạn sẽ rất dễ bị loạn và rối khi cố gắng bắt kịp những gì nhân vật nói.
Trong 3 câu hỏi về đoạn hội thoại, câu thứ 3 thông thường sẽ hỏi nhân vật làm gì kế tiếp. Để làm nhanh câu hỏi này, bạn chỉ cần làm 2 bước:
-
Xác định nên nghe kỹ nhân vật nam hay nữ
Nếu câu hỏi hỏi người đàn ông làm gì tiếp theo thì bạn cần lắng nghe nhân vật nữ, vì người phụ nữ thường sẽ gợi ý cho người nam làm gì đó. Bạn cũng làm tương tự cho trường hợp ngược lại.
-
Lắng nghe gợi ý, yêu cầu, đề nghị của nhân vật này ở phía cuối đoạn thoại: Why don’t you…?, Please make sure that…, Please remember to…, Don’t forget to…, Could you…?
Trong quá trình luyện nghe, bạn nên ghi chú riêng những thông tin nghe được từ từng nhân vật nhằm nắm rõ nội dung đoạn hội thoại (Nguồn: Genk)
2. Đọc câu hỏi trước khi đoạn audio bắt đầu để hình dung đoạn hội thoại đang nói về cái gì
Khi đọc câu hỏi và xác định nội dung, bạn nên làm theo những bước sau:
- Bước 1: Thời gian đoạn băng đọc hướng dẫn cách làm bài part 3, bạn đọc 3 câu hỏi trắc nghiệm của đoạn thoại đầu tiên. Việc đọc trước giúp bạn dự đoán được nội dung và biết mình cần chú ý đến những chi tiết nào trong cuộc nói chuyện.
- Bước 2: Khi phần hội thoại thứ nhất được phát, bạn tập trung nghe đoạn thoại và đánh dấu đáp án vào Answer Sheet. Phần này dễ hơn khi bạn đã đọc và đoán nội dung trước.
- Bước 3: Tiếp đó, đoạn băng đọc từng câu hỏi trắc nghiệm của đoạn thoại, vào thời điểm này bạn đọc 3 câu hỏi trắc nghiệm của cuộc trao đổi tiếp theo.
Bạn lặp lại chu trình này đến hết part 3 để duy trì nhịp độ làm bài. Để làm tốt 3 bước trên, bạn cần có cách đọc trước hiệu quả: đọc hiểu nghĩa câu hỏi và hình dung xem nội dung của đoạn hội thoại sắp tới hướng đến điều gì và diễn ra ở đâu.
Đọc trước câu hỏi và dự đoán đáp án là bước làm bài tối cần thiết khi bạn thi nghe TOEIC (Nguồn: anhngupmp)
3. Tránh các bẫy thường gặp trong phần 3
- Bẫy về từ được dùng cùng 1 bài nghe nhưng với ngữ cảnh khác nhau
Ví dụ câu hỏi “When does the man have to complete an assignment?” về thời gian và có 4 đáp án:
A. On Thursday
B. On Friday
C. On Saturday
D. On Sunday
Câu văn trong bài là: “In order to make the Sunday edition, you’ll have to give me your final draft on Friday afternoon”. Như vậy cả Friday và Sunday đều được nhắc, nhưng Sunday là Sunday edition, còn câu trả lời cho câu trên phải là Friday (thứ 6).
- Bẫy về phân biệt ý định của người nói là từ chối hay đồng ý
Chúng ta phải lắng thật kỹ cả câu vì đôi khi người nói sẽ dùng cấu trúc như “We used to, but…” hay “I’d love to but I have to…” thì ban đầu bạn tưởng là đồng ý nhưng thật ra là từ chối.
Lắng nghe thật kỹ cuộc nói chuyện để tránh bị bẫy nhiễu thông tin và thông tin trái ngược (Nguồn: speakingeasily)
4. Suy luận từ những dữ kiện dễ
Hầu hết các đoạn hội thoại tiếng Anh trong part 3 thường sẽ bắt đầu bằng 1 câu hỏi hay 1 lời yêu cầu. Chính vì thế, lắng nghe những gì nhân vật nói và lời đáp lại đầu tiên bởi nó có thể sẽ trả lời cho câu hỏi thứ nhất của bài.
Tuy nhiên, đối với những câu hỏi mang tính suy luận (như What can be inferred/said/suggested…?) hãy chú ý lắng nghe những thông tin có liên quan. Như khi đề hỏi ta suy ra được gì từ người phụ nữ, chú ý nghe những gì mà giọng nữ nói để từ đó loại trừ phương án không chính xác.
Đáp án đúng để chọn có thể dùng từ đồng nghĩa chứ không nhất thiết phải dùng đúng từ có trong bài nói. Bởi thế, bạn cũng cần không ngừng bổ sung cho mình vốn từ vựng TOEIC thật phong phú.
Bổ sung nguồn từ vựng TOEIC là yếu tố giúp bạn nghe tốt hơn (Nguồn: Flashcard Blueup)
Part 3 là phần khó nhất trong TOEIC với các đoạn hội thoại tiếng Anh có tốc độ nhanh và câu hỏi khó. Tuy nhiên, các bạn cũng đừng quá lo lắng, hãy chăm chỉ làm quen với các mẹo thi TOEIC part 3 và không ngừng luyện tập sẽ giúp bạn có được phản xạ khi nghe cũng như chiến thuật làm bài hợp lý, đạt kết quả cao.
Hy vọng bài viết này sẽ đem lại những mẹo hữu ích giúp mọi người luyện nghe thi TOEIC tốt hơn. Hãy tham khảo thêm bí quyết luyện đề thi TOEIC part 4 trên Edu2Review để có thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
Phương Trinh (Tổng hợp)
Nguồn ảnh cover: eduskill
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!