Có bao giờ bạn tìm hiểu về cách vệ sinh tai nghe của mình chưa, ai nghe là một trong những vật dụng thường xuyên được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Có 3 loại tai nghe nổi bật thường được sử dụng là tai nghe có đệm núm, tai nghe không dây, tai nghe gaming, cả 3 loại này đều dễ bị bẩn nếu như không được vệ sinh thường xuyên. Hãy cùng tìm hiểu các cách vệ sinh tai nghe dưới đây và áp dụng thử để tai nghe của bạn luôn có trạng thái tốt nhất.
1. Hướng dẫn 9 Cách vệ sinh tai nghe đúng cách nhất hiện nay
Cách vệ sinh tai nghe luôn là điều mà người dùng tai nghe điện thoại một thời gian luôn tìm kiếm, vì nó sẽ bị đóng cặn bẩn như ráy tai, bụi bẩn, mắc kẹt ở bên trong của các kẽ tai nghe, nên rất nhiều người quan tâm đến việc tìm cách vệ sinh chiếc tai nghe của mình cho sạch sẽ trước khi sử dụng mà không làm hỏng tai phone.
Nếu bạn không thường xuyên làm sạch chiếc tai nghe của mình thì bạn đang tạo cơ hội để cho vi khuẩn phát triển, tăng khả năng nhiễm trùng tai nếu như bạn sử dụng liên tục trong 1 ngày dài, nhưng nếu bạn vệ sinh không đúng cách thì chất lượng tai nghe của bạn sẽ bị giảm và hư hỏng rất nhanh.
Hãy cùng xem qua các cách vệ sinh đơn giản và an toàn dưới đây:
1.1. Cách vệ sinh tai nghe lâu ngày theo 4 bước đơn giản nhất
Cách vệ sinh tai nghe các loại theo 4 bước đơn giản nhất:
1.1.1. 4 bước vệ sinh tai nghe có núm đệm tai
Bước 1: Hãy vệ sinh phần đầu của tai nghe, hãy sử dụng một bàn chải khô, mềm, nên sử dụng bàn chải đánh răng của bé vì lưới chải sẽ mềm hơn, chải nhẹ theo chiều ở mép phần đầu tai nghe để có thể loại bỏ các bụi bẩn bấm ở bên trong của phần lưới.
Sau đó hãy pha 1 ít nước ấm với xà phòng, dùng khăn mềm không bị khô xơ, chấm vào dung dịch xà phòng rồi lau nhẹ nhàng lên bề mặt của đầu tai nghe.
Bước 2: Vệ sinh đến núm tai nghe, thường tai nghe dạng này sẽ đi kèm với một đệm núm tai bằng silicon. Để vệ sinh núm thì bạn cần tháo các nút ra, đem ngâm vào dung dịch nước ấm và xà phòng tầm 5 phút hoặc có thể lâu hơn. Sau đó rửa các kẽ núm, rồi lấy khăn giấy lau khô hoàn toàn.
Bước 3: Vệ sinh dây tai nghe, đây là một bộ phận liền mạch của tai nghe nên là vệ sinh đơn giản bằng cách lấy khăn mềm nhúng 1 lượng nhỏ dung dịch xà phòng pha lau kéo dài theo chiều dọc của dây là được.
Bước 4: Lau khô tất cả bộ phận với khăn khô, đảm bảo các bộ phận khô ráo trước khi lắp lại sử dụng.
1.1.2. 4 vệ sinh tai nghe không dây
Tai nghe True-Wireless là loại tai nghe không có dây, cũng không có đệm nút nên vệ sinh cũng khá nhanh với các bước sau:
Bước 1: Dùng khăn ẩm nhúng dung dịch xà phòng nước ấm lau sạch xung quanh tai nghe.
Bước 2: Dùng bông tăm chấm nhẹ nhàng lau xung quanh màng loa để lau sạch bụi bẩn ở màn loa, rồi lau lại với khăn khô.
Bước 3: Vệ sinh các kén sạc, hộp sạc của tai nghe không dây, bằng cách dùng khăn ẩm để lau phần thân hộp bên ngoài, nắp hộp sạc. Dùng tăm bông thấm vài giọt công rồi lau nhẹ phần lỗ sạc để tai nghe sạc.
Bước 4: Đợi các bộ phận khô ráo rồi mới lắp vào sử dụng.
1.1.3. Cách vệ sinh tai nghe gaming
Bước 1: Đối với loại tai nghe này thường có giá trị khá đắt đến từ nhiều thương hiệu lớn như Asus, Corsair,…, kết cấu khá phức tạp nên bạn cần có sự kiên nhẫn để thực hiện các thao tác dưới đây. Thường khi vệ sinh tai nghe loại này bạn nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như khăn mềm, nước ấm, máy sấy, cọ phủi bụi bẩn,…
Bước 2: Vệ sinh tổng thể tai nghe, bụi sẽ bám ở những phần tiếp xúc giữa tai nghe và tai dễ làm tai bị ngứa và nổi mẩn đỏ. Chú ý rằng khi vệ sinh cần để ý thật kỹ các khe, kẽ những vị trí bị khuất tầm nhìn, đối với các tai nghe kết cấu nhiều khớp nối bạn nên để tâm đến các rãnh khớp này.
Bước 3: Đối với tai nghe dạng vải hoặc nỉ thì bạn nên nhẹ nhàng trong quá trình vệ sinh, dùng khăn ẩm ướt để lau chùi bề mặt ngoài, tháo nhẹ phần đệm tai để giặt, vệ sinh trực tiếp nhưng nhẹ nhàng, dùng máy sấy, chỉnh nhiệt độ nghe không quá nóng để phủi sạch bụi bẩn.
Đối với tai nghe chất liệu bằng da thì sẽ khó hơn nếu như vệ sinh ko đúng cách hoặc quá mạnh tay thì sẽ dễ bị bong tróc, bạn cần nhẹ nhàng tháo miếng đệm tai, dùng cọ mềm hoặc khăn vải mềm, lau thật kỹ cho miếng lót tai, sau khi lau xong thì đem phơi phần nệm dưới ánh nắng nhẹ có gió nửa ngày hoặc có thể sấy khô không bật chế độ quá nóng hoặc phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Bước 4: Vệ sinh đến đầu micro, đặc trưng của tai nghe gaming thì không thể thiếu micro, đây cũng là một trong những bộ phận có chứa nhiều bụi bẩn vi khuẩn nhất vì nó tiếp xúc trực tiếp với khoang miệng.
Để vệ sinh bộ phận này bạn có thể dùng miếng thay thế của nhà sản xuất đã cho hoặc tháo miếng đệm này mang đi giặt nhẹ. Đối với các loại tai nghe không có đệm thì dùng khăn ẩm lau qua một lần cho sạch bụi rồi để khô là được.
1.2. Thường xuyên lau sạch miếng đệm tai nghe
Đừng để tai nghe của bạn bị dơ, đóng nhiều bụi bẩn rồi mới vệ sinh, thời gian lý tưởng nhất để vệ sinh tai phone là một tuần một lần, hãy đảm bảo rằng tai nghe của bạn đã được rút nguồn, ngắt kết nối với các thiết bị điện.
Hãy lau qua bằng vải mềm, hãy luôn nhớ rằng không được sử dụng rượu để lau rửa tai phone vì nó sẽ làm mất đi màu sắc, bong tróc các lớp da tai nghe. Bạn chỉ cần sử dụng nước ấm pha với xà phòng là sẽ đảm bảo sạch hết bụi bẩn.
1.3. Loại bỏ các bụi bẩn và mảnh vụn bên trong bằng bàn chải nhỏ mềm
Thời gian dài tích tụ các mảnh bụi hoặc mảnh vụn gì đó rơi trong khoang tai nghe, sẽ làm cho âm thanh của tai bị giảm chất lượng. Bạn có thể mua các dụng cụ được thiết kế để làm sạch sáp của tai nghe, một số loại tai nghe mắc tiền sẽ được trang bị đi kèm bộ dụng cụ làm sạch này.
Bước đầu bạn nên kéo tai nghe ta khỏi, sử dụng dụng cụ mặt vòng kim loại của bộ dụng cụ này để có thể lấy ra những mảnh sáp, bụi hột li ti một cách nhẹ nhàng, để tránh làm hỏng đi lớp bọc của tai nghe.
Rồi dùng một chiếc bàn chải em bé nhỏ và mềm để làm sạch những thứ còn dính ngay cạnh kẽ, rồi lau sạch lại với khăn ướt, lau khô thật kỹ tất cả trước khi lắp vào sử dụng lại.
1.4. Cách giữ vệ sinh tai nghe sau mỗi lần tập luyện thể dục/Gym/Yoga
Nếu như bạn thường xuyên sử dụng tai khi đi tập thể dục, tập thể hình hay tập yoga thì những loại vận động này đều làm cơ thể chúng ta ra một lượng mồ hôi nhất định. Dù cho tai nghe của bạn là loại chống nước, chống mồ hôi thì cũng không giữ được độ bền của nó trong một thời gian dài được.
Vì sử dụng thường xuyên tiếp xúc với mồ hôi thì nó sẽ ngấm vào khoan pin hay lỗ tai nghe, sẽ làm giảm tuổi thọ hoặc làm hỏng luôn các mạch điều khiển bên trong của tai phone.
Đừng để hơi ẩm đi vào bên trong tai nghe một cách quá mức, hãy tháo tai nghe giữ chừng, nếu không thể chờ đến khi nó khô hoàn toàn thì có thể lắc nhẹ các hơi ẩm trong tai nghe, lắc lẹ và cất giữ trong một túi đồ ăn nghe khi tập của bạn.
Cách vệ sinh tai nghe là tuyệt đối đừng bỏ nó vào bên trong quần áo vừa tập, quần đùi, túi đeo vì để vậy sẽ bị bí hơi, mồ hôi hơi ẩm lúc tập ngấm vào tai nghe sẽ không thể thoát ra. Sau khi về nhà bạn hãy nhớ vệ sinh lại tai nghe của mình và để phơi khô nhé.
Ngay cả khi có khả năng chống nước và mồ hôi cũng không giữ cho tai nghe an toàn trong một thời gian dài bởi nước có thể từ từ thấm vào ngăn chứa pin hoặc tai nghe và rút ngắn hoặc làm hỏng các trình điều khiển. Không để hơi ẩm vào trong tai nghe quá mức.
1.5. Cất giữ tai nghe ở chỗ sạch sẽ, trong túi/vỏ khi không sử dụng
Cần bảo vệ tai nghe khỏi những nơi dễ bám bụi, gây trầy xước, các tác động mạnh bên ngoài, hãy sử dụng một vỏ đựng tai nghe chuyên dụng khi mua nó, việc này sẽ giúp tai nghe không bị bám bụi ở không khí bên ngoài hoặc bị ướt khi di chuyển vào trời mưa, ngấm nước sẽ làm tai nghe bị hỏng hoặc rơi rớt, mắc kẹt những vật dụng trong giỏ làm hư phần mạch bên trong.
1.6. Không nên dùng và cất tai nghe ở nơi quá nóng hoặc lạnh
Ở những nơi có nhiệt độ bất thường như phòng xông hơi sẽ không tốt cho tai nghe, không cất giữ tai nghe ở một nơi có môi trường ẩm ướt trong một thời gian dài dù có khả năng chống nước.
1.7. Không để cổng sạc mở khi không sạc tai nghe
Nếu tai nghe không được bảo vệ bởi một cổng sạc hộp như tai nghe không dây, bạn cần phải lau chùi thường xuyên hoặc có nắp thì không để mở nắp quá lâu, để bụi bẩn bấm vào tai nghe trong một thời gian dài sẽ làm âm thanh bị giảm chất lượng mà còn mắc bệnh về tai khi vi khuẩn xâm nhập vào tai lúc bạn sử dụng.
1.8. Hạn chế bó cáp và quấn dây xung quanh thiết bị
Hạn chế bó gập các dây cáp hoặc quấn thành vòng xung quanh thiết bị với những loại tai nghe có dây, điều này sẽ tạo một áp lực lên dây kết nối, uốn cong dây cáp, có bị đứt hoặc bị ảnh hưởng mạch truyền bên trong làm bị ảnh hưởng, làm hư hoặc đứt dây không thể xài được nữa.
1.9. Lưu ý khi rút phích cắm tai nghe sau khi sạc xong
Cách vệ sinh tai nghe là điều cần thiết để bảo vệ tai nghe, nhưng việc sử dụng kỹ càng cũng cần thiết để tai nghe của bạn có thể sử dụng được lâu hơn.
Hãy lưu ý rằng không được rút chui cắm hoặc tháo tai nghe của bạn bằng cách cầm sợi dây phone rồi kéo giật mạnh khi đang cắm ở thiết bị laptop hay điện thoại, hay chui cắm điện sạc bộ sạc dây phone, điều này sẽ làm cho sợi dây nối bị yếu dần, có thể bị đứt nếu như kẹt vào đâu đó và bị tác động một lực giật mạnh.
2. Tổng kết Cách vệ sinh tai nghe
Bài viết đã tổng hợp 9 Cách vệ sinh tai nghe đúng cách đơn giản cực kỳ dễ làm cho các bạn tham khảo qua, lựa chọn cho mình một cách vệ sinh phù hợp với loại tai nghe của mình đang sử dụng và cũng đã nhắc đến một số lưu ý cần nhớ nếu muốn giữ tuổi thọ của tai nghe được lâu hơn.
Di Động Việt luôn cập nhật những mẹo công nghệ hay mỗi ngày, hãy theo dõi trang tin tức mỗi ngày để biết thêm nhiều mẹo vặt hay bổ ích khác nhé.
Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết này.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách sử dụng tai nghe Bluetooth không dây trên iPhone, Android, máy tính
- Tai nghe True Wireless là gì? Điểm qua các tai nghe True Wireless nổi bật trong năm 2021
- Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của tai nghe chống ồn. Tai nghe chống ồn nào đáng mua nhất hiện nay?
- Đánh giá chi tiết AirPods Pro 2021: Tai nghe có âm thanh hay nhất hiện nay
Di Động Việt
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!